Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 05

25/01/201508:54(Xem: 3791)
Quyển 05

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy





 

QUYỂN 5

LÝ NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ (1072 - 1127)
 
Vua băng hà, con lên bẩy tuổi (1072)
Húy Càn Đức, miếu hiệu Nhân Tông
 
Lý Đạo Thành được sắc phong
Thái sự phụ chính để trông triều đình
Đổi niên hiệu Thái Ninh năm Tý (1072)
Bà buông rèm chính sự cùng nghe
 
Tranh quyền bức tử Hoàng Phi
Là Hoàng thái hậu đương thì họ Dương
Lý Đạo Thành lên đường biên trấn (1073)
Cũng chỉ vì can gián Linh Nhân
 
Giết người nào có ăn năn
Một rừng, hai hổ thiệt rằng khó thay
Việc triều chính trong tay Thái hậu (1072)
Nhân tiết xuân xuống chiếu tuyển sinh (1075)
 
Lựa người bác học minh kinh
Tam trường lều chỏng cho lưu danh với đời
Lê Văn Thịnh tên ngời bảng hổ
Được vời vào dạy dỗ cho vua
 
Thăng dần lên chức thái sư (1085)
Về sau tạo phản mưu đồ thí quân (1096)
Gia nô Thịnh là dân Đại Lý
Có thuật riêng kỳ bí quái chiêu
 
Tưởng rằng áp đảo làm liều
Nên chi suýt chết vì theo lũ này
Lý Nhân Tông một tay thư pháp (1118)
Nét rồng bay chữ khắc trên bia
 
Minh Văn mấy vận Đường thi
"Lãm sơn dạ yến" vườn khuya gảy đàn (1120)
Nước thanh bình thắt bông kết tụi
Khắp kinh thành mở hội hoa đăng
 
Đàm thi, giữa buổi xuân quang
Trong trời trắng xóa một màn tuyết rơi (1102)
Để có người xiển dương văn hiến
Lựa nhân tài hội tuyển chiêu sinh (1086)
 
Học theo Khổng Mạnh thánh hiền
Chuyên văn, luyện võ rạng danh nước nhà
Quốc tử giám mở ra luật mới
Cho những người biết chữ vào thêm
 
So tài giỏi, kém phân minh
Môn thi : Tính toán, luật hình học riêng (1086)
Mạc Hiễn Tích đề tên bảng yết
Bổ làm quan học sĩ hàn lâm (1086)
 
Về sau đi sứ mấy lần (1094)
Thay vua yên vổ quan quân Chiêm Thành
Cho lão thần được quyền ngồi tấu
Trời vào thu, ban áo các quan
 
Mùa xuân lập yến đãi đằng (1123)
Vua quan cùng sống thân bằng với nhau
Vua ra lệnh : giết trâu phạt trượng
Đến mùa xuân không đốn chặt cây (1126)
 
Cấm dùng gậy nhọn cầm tay
Cùng đồ sắt thép kết bầy đánh nhau
Để giao thông xây cầu, đắp lộ
Sửa kinh thành những chỗ hư hao (1078)
 
Đắp đê Cơ Xá thêm cao
Để ngăn nước lụt tràn vào kinh đô
Trong xây cất truyền cho nung ngói
Để lợp nhà tránh khỏi thiên tai
 
Hội đàm với sứ nước ngoài
Định xong cương giới đất đai rõ ràng (1084)
Vương An Thạch nghĩ rằng Đại Việt (1075)
Bị Chiêm Thành đánh giết hết quân
 
Bây giờ công phá một lần
Chắc rằng chiến thắng sẽ nằm trong tay
Vua Tống sai Lưu Di - Thẫm Khởi
Ngầm dấy binh yễm tại Quế Châu
 
Thuyền bè , quân dụng đưa vào
Cấm dân buôn bán ra vào nước ta
Biết ý đồ của nhà Bắc Tống
Thường Kiệt cho làm tướng điều quân (1075)
 
Tiến sang đánh trước Châu Khâm
Châu Liêm cô thế đầu hàng quân ta
Tướng Ung Châu tên là Tô Giám
Cố thủ thành, không dám động quân
 
Bốn mươi ngày cố cầm chân
Cuối cùng lương cạn phải dâng nộp thành
Ta bắt sống dân binh mười vạn
Phá chiến hào san phẳng môn quan
 
Làm cho dân Tống bàng hoàng
Trước sức công phá dễ dàng của ta
Vào tháng ba (1076), Tống cho Phủ Sứ
Đến Chiêm Thành phủ dụ Nam Man
 
Tống quân , Chân Lạp họp bàn
Bao vây Đại Việt dọn đường tiến quân
Chúng liên minh tạo xong thế trận (1076)
Hai gọng kìm , dưới tấn đánh ngang
 
Quách Quỳ Chiêu Thảo sứ quân
Đem theo chín tướng , vài trăm chiến thuyền
Lại cho thêm viên quan Triệu Tiết
Làm Phó Tướng dồn hết quân sang
 
Khí tài, lương thực sẵn sàng
Lựa ngày xuất phát lên đường tấn công
Lý Thường Kiệt chận sông Như Nguyệt (1076)
Rải phục binh thề quyết tới cùng
 
Đánh tan lũ giặc tàn hung  
Tả tơi vó ngựa, cong lưng chạy dài
Tương truyền rằng lúc xây rào chắn
Dọc theo sông để chống đại binh
 
Thì nghe có tiếng trong đền
Thần nhân Khiếu - Hát lời truyền như sau :
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Quả nhiên ứng nhiệm thiên cơ
Dân ta đã đuổi kẻ thù bắc phương
 
Lý Thường Kiệt giám quan trong Nội
Lại là người danh nổi ngoài biên (1076)
Nức tài người phá Tống bình Chiêm
Chính người viết bản văn tuyên để đời
 
Năm Giáp Thân ở nơi biên trấn (1104)
Quân Chiêm Thành xâm lấn nước ta
Vua Chiêm là Chế Ma Na
Đem quân đòi lại đất nhà trước đây
 
Vua vội sai tướng quân Thường Kiệt
Trổ oai thần đuổi hết giặc Man
Thu hồi toàn vẹn giang sơn
Bắt Chiêm phải cống mấy năm một lần
 
Lý Nhân Tông không con nối nghiệp
Nuôi Dương Hoán để thế ngôi mình (1117)
Hoán người đĩnh ngộ thông minh
Phong làm thái tử thay mình mai sau
 
Trong tiết thu vào năm Đinh Dậu (1117)
Ngày qua đời Thái hậu Ỷ Lan
Tổ chức hỏa táng quốc tang
Chôn theo hầu gái, hỏa đàn thiêu thân
 
Nghe biên giới phỉ quân quấy nhiễu
Vua vội vàng xuống chiếu viễn chinh
Rợp trời cờ xí tinh binh
Thảo ra kế hoạch tự mình điều quân
 
Bến Thiên Thu lừng vang tiếng trống
Đoàn chiến thuyền rẽ sóng vạch sương
Đánh tan, bắt sống Ngụy Bàng
Dẹp yên các động dọc đường quan sơn
 
Cho tịch thu bạc vàng, tơ lụa
Cùng trâu dê, thóc lúa, bò heo
Tù binh bắt được đem theo
Vua tha không giết làm điều hiếu sinh
 
Ngày cuối cùng biết mình sắp chết (1127)
Vua nói rằng : "Bỏ việc xây lăng
Lễ tang giản dị khiêm cần
Giảm phần nghi lễ cho dân khỏi phiền
 
Ta : nhiều năm đã lên nối nghiệp
Nhiệm vụ thì chưa kịp làm xong
Nay thời đến phút lâm chung
Ta lo Thái Tử chưa thông việc triều
 
Nhờ Thái úy phải theo phò tá
Coi Ấu Vương , Trẫm đã giao cho
Vì dân giữ vững cơ đồ
Còn ta, lăng mộ đơn sơ nhẹ nhàn"
 
Ngày vua băng sao sa sấm hiện
Năm Đinh Mùi ở điện Vĩnh Quang (1127)
Thái tử thọ lễ đăng quang
Quỳ bên linh cữu đang quàng nơi đây
 
Bỏ cõi đời nghìn thu vĩnh việt
Gió lạnh lùng khi tiết đông sang
Ngậm ngùi đi, ở lẽ thường
Sáu ba năm ấy đoạn trường một phen   (thọ 63 tuổi)

(Tiếp theo) Quyển 5

LÝ THẦN TÔNG (1128 - 1138)
 
Lý Thần Tông nguyên niên Thiên Thuận (1128)
Thái úy Lê giúp rập lên ngôi
Làm vua vào tuổi mười hai
Hưởng dương quá mỏng, đức tài cũng không
 
Việc triều chính do công Thái Úy
Đám bề tôi thì chỉ nịnh vua
Đem vàng bạch với hưu, rùa (1129)
Dâng lên Hoàng Thượng để mua vui lòng (1137)
 
Từ hoạn quan, Vương Công, Tể Tướng
Toàn một bầy nghễn ngãn tham lam
Vua thì mê tín dị đoan
Vừa mới mười bảy tuổi có con để bồng
 
Vua xuống chiếu : Lấy chồng phải đợi (1130)
Đẹp xinh thì tuyển tới cung đình
Những cô xấu xí ngoại hình
Thì vua không tuyển mặc tình tự do
 
Lý Thần Tông vô lọ kém cỏi (1134)
Lại dâm bôn để dưới lộng quyền
Lân bang Chân Lạp vạ Chiêm (1137)
Thường hay quấy nhiễu ven biên nước mình
 
Trong kinh thành vua ra chiếu chỉ
Mỗi ba nhà quản lý lấy nhau
Nếu không kiễm soát trước sau
Thì cùng liên đới cũng như tội hình
 
Lịnh ban ra rùng mình sởn óc (1137)
Tạo nghi ngờ tang tóc trong dân
Suy đồi hỗn loạn nhân tâm
Gây thêm chia rẽ quân dân bấy giờ
 
Biết thời cơ nước đang hỗn loạn
Quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta
Chúng vào đánh cướp Đổ Gia (1128)
Bảy trăm thuyền chiến tiến qua vùng này
 
Lý Công Bình có tài trấn áp (1137)
Chận Chiêm Thành, Chân Lạp mấy phen
Dụng binh quân pháp rất nghiêm
Nhờ ông đất nước giữ nguyên cõi bờ
 
Ở kinh thành cũng như biên trấn
Nhiều năm liền hạn hán triền miên (1138)
Vua thì đau ốm liên miên
Bao nhiêu quyết định dưới quyền thái sư
 
Thuở bấy giờ Thần Tông tại thế
Vua ra nhiều chiếu chỉ oái ăm (1128)
Dựa vào tiền của đem dâng
Mà ban chức tước quan hàm đất đai
 
Năm Bính Thìn (1136) khi khai đất ở
Hương Lãnh kinh tìm thấy chuông xưa
Đó là di chỉ đồng sơ
Của nền văn hóa có từ ngàn năm
 
Phá Tô Lăng , tướng người Chân Lạp
Đem quân vào trấn áp Nghệ An (1137)
Làm dân khiếp đảm kinh hoàng
May mà cứu viện dẹp tan tức thì
 
Lý Thần Tông ham mê tiền bạc
Việc triều đình để mặc các quan
Biên thùy giăc cướp dọc ngang
Quốc gia bất ổn lại càng khổ thêm

(Tiếp theo) Quyển 5

LÝ ANH TÔNG HOÀNG ĐẾ (1138 - 1175)
 
Tân Hoàng đế húy tên Thiên Tộ
Lên làm vua tuổi độ lên ba (1138)
Mẫu thân : Cảm Thánh lệnh bà
Được phong thái hậu cũng là người gian
 
Mấy năm sau bốn phương loạn lạc
Triệu Trí Chi khoát lác xưng vương (1140)
Sau Đàm Hữu Lượng làm càn (1144)
Sách dân, quấy nhiễu biên cương một thời
 
Lý Anh Tông tuổi đời non nớt  
Bao nhiêu điều việc nước việc dân
Đều do Thái Úy Đại Thần
Một tay quyết định lấn dần quyền vua
 
Đỗ Anh Vũ thế thừa làm ẩu (1150)
Lại tư thông Thái Hậu họ Lê
Gian dâm trong chốn phòng the
Giữa triều khoác lác chẳng hề nể nang
 
Sai quan thường hất hàm ra hiệu
Vung tay lên như kiểu côn đồ
Nội cung tự tiện ra vô
Quần thần hãi sợ, giả đò làm ngơ
 
Điện Tiên Đô chỉ huy : Vũ Đái
Cùng đại thần khẳng khái bắt giam
Lũ quan hối lộ, tham lam
Thông dâm thái hậu lại làm ô danh
 
Tội rành rành phải đem xử trảm
Quan Nguyễn Dương tấu bẩm xử liền
Nhưng vì Vũ Đái tham tiền
Chỉ phạt Thái Úy làm điền nhi thôi
 
Thái hậu đòi Phục quyền Anh Vũ
Cho y làm chức cũ như xưa (1150)
Y bèn núp bóng sau vua
Bức người đến chết, trả thù tới nơi
 
Y hạ lịnh cho người khủng bố
Làm kinh thành ngạt thở khắp nơi
Cấm không tụ họp ba người (1150)
Cấm không đi lại chê bai triều đình
 
Lịnh khủng bố kéo dài liên tục
Cho đến khi Anh Vũ lìa đời (1164)
Bàn dân thiên hạ khắp nơi
Thở phào nhẹ nhõm khỏi loài sói lang
 
Tô Hiến Thành được làm đại tướng (1161)
Bên cạnh vua chỉnh đốn việc triều
Được vua rất mực kính yêu
Ngoại giao ( 1163) nội trị nhiều điều sửa sang
 
Vua nước Tống vào năm Bảo Ứng (1164)
Sai sứ sang đem tặng Anh Tông
An Nam chiếu chỉ sắc phong
Đổi tên Giao Chỉ để hòng dụ ta
 
Nền ngoại giao giửa ta và Tống
Suốt nhiều năm chẳn động can qua
Giử tình lân quốc hiếu hòa
Bán buôn hai nước vào ra dể dàng
 
Với các quan : Đặt khoa khảo thí (1162)
Cứ chín năm thanh lý một lần
Thăng quan tiến chức lên dần
Giúp người trung chính lập thân dễ dàng
 
Vua đi tuần những nơi hiểm yếu
Bởi vì người muốn hiểu ý dân (1171)
Hình sông, thế núi xa gần
Bảng đồ ghi chú, phiên thần lân bang (1172)
 
Vua học bắn xạ trường dựng bảng (1170)
Khuyên các quan võ tướng hằng ngày
Chuyên lo huấn luyện cho hay
Phép công phá trận lại bày ra ôn
 
Nơi đảo xa Vân Đồn lập trại
Cho thuyền buồm đi lại giao thương
Xiêm La, Lộ Lạc cũng thường
Trảo Oa cũng đến bán hàng cho ta (1149)
 
Vua quyết định không tha Thái Tử (1174)
Long Xưởng người cư xử vô luân
Làm điều trái đạo bất nhân
Thông dâm cùng với phi tần của cha
 
Lệnh ban ra phong cho Long Trát
Nối nghiệp nhà ký thác truyền ngôi
Đông Cung Thái Tử lập rồi
Quyền nhiếp chính sự , triệu vời Tô Quân
 
Tô Hiến Thành được vua phó chúc (1175)
Giao con mình cho bậc đại thần  
Dốc lòng phò tá Ấu Quân
Một người trung nghĩa cầm cân giữa triều
 
Vua băng hà, vâng theo di chiếu
Tô Hiến Thành rước kiệu tân quân
Lên ngôi hoàng đế chăn dân
Chăm lo chính sự, sửa sang mọi đàng

(Tiếp theo) Quyển 5

LÝ CAO TÔNG HOÀNG ĐẾ  
(1176 - 1210)
 
Hiệu Trinh Phù vua ban cho nước
Việc triều đình các cấp cân phân
Tháng giêng năm đó Bính Thân (1176)
Đại xá thiên hạ bàn dân làm đầu
 
Nơi biên trấn diệt đồ giặc cướp
Việc triều đình từng bước sửa sang
Vua, quan nhiệm vụ rõ ràng
Chia làm ba bậc quan trường biểu nghi
 
Mời giáo thụ dạy vì Ấu Chúa
Cáo trong dân để lựa nhân tài
Sửa sang luật pháp cho ngay
Lập trường dạy học giúp người mở mang
 
Tô Hiến Thành bỗng mang bạo bệnh
Thương cho ông mới đến giữa đường
Bao nhiêu kế hoạch dở dang
Không ai nối tiếp theo gương của người
 
Khi lâm chung có người đến hỏi
Ai là người thay chổ của ông ?
Lựa người lương đống tôi trung  
Vì nước tiến cử không hàm ơn riêng
 
Đỗ An Di nắm quyền Phụ Chính (1179)
Cũng ra tay bình định biên cương
Chọn người tài giỏi, hiền lương
Giúp lo việc nước tìm đường cứu dân
 
Giặc nhiễu nhương muôn phần khốn đốn
Thêm thiên tai bất ổn triền miên (1181)
Đói to, người chết liền liền
Chết luôn một nửa, khi nguyên cả làng (1208)
 
Thóc chẩn cấp vua ban cứu đói
E sợ rằng cướp lại nổi ra
Gieo xong vụ lúa tháng ba
Dần dần ổn định vượt qua hiểm nghèo
 
Năm Ất Tỵ vua treo yết bảng (1185)
Chiêu hiền tài hương đảng thôn lân
Nghe đồn, sĩ tử xa gần
Mang lều, vác chỏng dự phần ghi danh
 
Bùi Quốc Khái đã giành đầu bảng (1185)
Đỗ khoa này vào khoảng ba mươi
Văn hay, võ giỏi chọn người
Vào hầu vua học ngay nơi điện rồng
 
Đàm Sĩ Mông được phong thái phó (1190)
Đất nước này từ đó điêu linh
Trùng tu lại Điện Vĩnh Ninh
Đào sông Tô Lịch ngoại thành Thăng Long(1192)
 
Đàm Sĩ Mông vốn không kiến thức
Lại là người nhu nhược trí ngu
Để cho triều chính rối mù
Quốc gia phân hóa cơ đồ tan hoang
 
Vua càng lớn lại càng biếng nhác
Mãi rong chơi , quên nước quên nhà
Ham tiền , trở thói trăng hoa
Lún sâu chìm đắm khó đà thoát ra
 
Năm Mậu Thìn tháng ba đói lớn (1208)
Xác của người từng đống gối nhau
Trong triều yến tiệc ra vào
Ngoài kia dân chết vua nào biết chi
 
Lấy thú vui cầm kỳ, thi tửu
Rủ trướng đào khúc múa Chiêm nương
Tối ngày nhã蠮hạc xên xang
Chế ra khúc nhạc muôn vàn thương tâm
 
Điệu Chiêm thành tiếng ngâm ai oán
Đàn Kha Nhi nghe thảm, nghe thương
Mủi lòng sầu rúc giây buông
Hồn đau tiếc nuối ngậm buồn nghìn năm
 
Đàn như tiếng thì thầm vạn kiếp
Khèn như lời nuối tiếc thương hờ
Khúc Chiêm xé ruột thẫn thờ
Cao Tông lại chế tiếng hồ, tiếng thanh
 
Trong cấm thành tàn canh chưa đã
Ở ngoài biên giặc giã nổi lên
Vua quan một lũ tham tiền
Lâu đài cung điện xây riêng cho mình (1203)
 
Nước tan tành, dân tình ly tán
Rất nhiều nơi ta thán vua quan
Lại nghe sàm tấu bắt giam
Giết người vô tội, dân càng oán thêm
 
Bọn Quách Bốc giận đem quân đến (1209)
Xông vào thành quyết chém hôn quân
Cao Tông hoảng vía bạc hồn
Cùng con tháo chạy tới Đông Bộ Đầu
 
Bốc vào thành cùng nhau phế lập
Đưa Hoàng tử tên Sám lên ngôi
Sĩ Mông, Chính Lại được ngồi
Vào cương vị cũ như thời Cao Tông
 
Phế Vương chạy ra sông Quy Hóa
Thái tử thì phải quá Lưu Gia (1209)
Được nhà Trần Lý đón qua
Giúp vua dựng lại sơn hà từ đây
 
Nhưng vua vốn là tay kinh suất
Việc triều đình phó mặc các quan
Lại tham lắm của, nhiều vàng
Gây thù kết oán với hàng vương thân
 
Ngày vua băng vào năm Canh Ngọ (1210)
Thái tử Sám nhân đó lên ngai
Kiến Gia niên hiệu mới thay
Sai thuyền đi đón vợ này ở xa

(Tiếp theo) Quyển 5

LÝ HUỆ TÔNG HOÀNG ĐẾ  
(1211 - 1224)
 
Cho thuyền rồng đi nhanh để đón
Trần Thị Dung về chốn kinh sư (1211)
Cùng đi còn có Trung Từ
Nguyên Phi ban chức chiếu thư sẵn sàng
 
Cho anh vợ đảm đang việc nước
Trần Tự Khánh phong tước Thành hầu
Rồi phong Thái úy năm sau (1216)
Sửa sang việc nước từ lâu rối mù
 
Còn Trần Thừa phong làm Phán Thủ (1216)
Ở trong cung phục vụ hoàng gia
Mon men đến việc nước nhà
Lên chức Phụ Chính đứng ra điều hành
 
Giặc Đoàn Thượng tung hoành ngang dọc (1212)
Dựa thời cơ cướp bóc lương dân
Quân Chiêm đánh phá Nghệ An (1216
Lại thêm Nguyễn Nộn tiếm phần, xưng vương (1220)
 
Nước thì loạn trăm đường khốn đốn
Kho quân lương hao tổn quá nhiều
Vua thì mắc bệnh hiểm nghèo
Tâm thần phân liệt đủ điều bi ai (1217)

(Tiếp theo) Quyển 5

LÝ CHIÊU HOÀNG (1224 - 1225 )
 
Vua không có con trai nối dỏi
Bèn truyền cho hoàng nữ lên ngôi (1224)
 
Tháng mười , Chiêu Thánh thay người  
Vua bèn xuống tóc , bỏ đời đi tu
Vua xuất gia ở chùa Chân giáo
Bỏ Vương Y, mặc áo nâu sồng
 
An vui tự tại trong lòng
May ra căn bệnh tâm thần được yên
Lý Chiêu Hoàng vừa lên bảy tuổi
Được Điện tiền Thủ Độ trông coi (1224)
 
Đem người hậu hạ bên ngài
Ông cho Trần Cảnh trong vai người hầu
Bọn trẻ con rất mau kết bạn
Thường bày trò chạy trước, cản sau
 
Nhưng nào chúng có ngờ đâu
Mưu cơ , Thủ Độ trong đầu nghĩ ngay
Phải nhanh tay chiếm liền ngôi báu
Bằng mọi đường cho dẫu gian manh
 
Viết tờ chiếu chỉ nhân danh
Chiêu Hoàng, Trần Cảnh trở thành uyên ương
Lễ nhường ngôi Chiêu Hoàng cho Cảnh (1225)
Được tiến hành trong điện Thiên An
 
Vua ban chiếu chỉ rõ ràng
Nhường cho Trần Cảnh , ngai vàng từ đây
Đổi niên hiệu chọn ngày mười một
Xuống chiếu rằng đại xá toàn dân  
 
Phong cho Thủ Độ đại thần
Là Quốc Trượng Phụ đỡ đần bên vua
Triều nhà Lý, chín vua tất cả
Trải hai trăm mười sáu năm già
 
Kể từ Công Uẩn tính qua
Đến đời Chiêu Thánh cũng là khá lâu (1010 - 1225)
Hai trăm năm xôn xao một vẽ
Sân cung đình bóng quế trần gian
 
Cột chùa một nét bút son  
Cũng là định mệnh vô thường đó chăng ?
Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
 
Quang quang trùng chiếu chúc
Một ảnh nhật đăng san
Cơ đồ nữa mãnh trăng tan
Tử sinh rồi cũng qua đường trầm luân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5863)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7644)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 141809)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11445)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6187)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7454)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24418)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23742)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6592)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]