Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 12

25/01/201509:03(Xem: 3553)
Quyển 12

ĐẠI VIỆT SỬ THI

(30 quyển)

Chủ đề:  Việt Nam Lịch sử Diễn ca

Tác giả: BS. Hồ Đắc Duy

 

QUYỂN 12
LÊ THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ (1433- 1442)
 
Thái tử Long, được lên thế chỗ (1433)
Tôn cha là Thế Tổ nhà Lê
Thiệu Bình đổi lại niên ghi
Sai quan Nguyễn Trãi soạn bia, dựng đền
 
Lê Thái Tông chiêu hiền đãi sĩ
Chọn người tài chiếu chỉ tước phong
Tổ chức khảo hạch thật đông
Ngàn người thi đổ ở trong thời mình
 
Quốc Tử Giám về kinh để học
Còn bậc ba sách đọc huyện châu
Định ra ngạch thuế bãi dâu
Lập ra luật ruộng, đầm, ao rõ ràng
 
Trên ngai vàng vua còn non nớt
Đại tư đồ Lê Sát ra oai
Hạch quan sách lại hằng ngày
Những điều nhân nghĩa không bày cho vua
 
Sát quyền uy không thua vương đế
Giết Nhân Chú , bãi phế Ư Đài
Đày quan Cầm Hổ ra ngoài
Truất quyền Trinh, Khả, hiền tài ghét ghen
 
Vua ham chơi thường xuyên bỏ học
Ngự sử quan dở khóc dở cười
Họp bàn viết sớ dâng Người
Khuyên vua chớ có buông lơi tập rèn
 
Đã ba năm, tuổi lên mười bốn
Suốt cả đời ở chốn lầu son
May thay tư chất khôn ngoan
Cho nên hiểu ý các quan muốn gì
 
Sát chuyên quyền lắm khi sàm tấu
Tiếng ong ve đã thấu tai vua
Thái Tông xuống chiếu giao cho
Hình quan xét hỏi thiệt hư thế nào
 
Bãi chức đại tư đồ Lê Sát (1437)
Ngọc Dao hoàng hậu phế đi
Phong cho Nhật Lệ Chiêu Nghi
Được làm chính thức Huệ Phi của người
 
Vua xuống chiếu truyền sai dẹp loạn
Lại thân chinh quyết đoán ra quân
Đánh dân thiểu số họ Cầm
Thuận Châu, Thu Vật đầu hàng năm sau (1440)
 
Phế Nghi Dân, rồi giao con thứ
Húy tên là thái tử Bang Cơ (1441)
Thừa ngôi thái tử bấy giờ
Tạo mầm bạo loạn kể từ hôm nay
 
Vua rất trẻ tuổi đời mười sáu
Đã là cha mấy cậu con trai
Hàng trăm cung nữ trong tay
Ngập chìm tửu sắc, ngày ngày hoang dâm
 
Nguyễn thị Lộ phong hàm học sĩ
Là một người kiều nữ trong cung
Ngày đêm hầu hạ ở cùng
Thái Tông suồng sã lung tung với nàng
 
Lộ vợ thứ đại thần Nguyễn Trãi
Vừa đẹp người lại giỏi văn chương
Nhân vua đang ở Quy Dương
Ghé thăm Nguyễn Trãi tại vườn Lệ Chi
 
Vua và Lộ cùng nhau trò chuyện
Lại hàn huyên cho đến suốt đêm
Đang vui sao bỗng tự nhiên
Một cơn đột quỵ chết liền trong tay
 
Lộ kinh hoàng cố lay vua dậy
Trâm cài đầu chẳng thấy hồi sinh
Xác vua đang ở bên mình
Long lanh giọt lệ ngấn quanh mắt nàng
 
Xác vua quàng ở nhà Nguyễn Trãi
Đưa về kinh mất phải hai ngày
Vào cung rồi phát tang ngay
Khiến cho trăm họ tiếng rày tiếng ve
 
Mười hai hôm , sau khi biến cố
Ghép Thị Lộ vào tội giết vua
Cả dòng Nguyễn Trãi bị đưa
Tru di tam tộc không chừa một ai

(Tiếp theo) QUYỂN 12

LÊ NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ (1442- 1459)
 
Lập Bang Cơ lên ngai hoàng đế(1442)
Hoàng tử là thứ kế con vua
Một người sáng suốt có thừa
Tiếc thay chết trẻ khi chưa truởng thành
 
Việc triều chính thân hành thái hậu
Buông rèm che nghe tấu việc triều
Lê Khắc Phục , được đi theo
Lại thêm Thụ, Khả góp điều phò vua
 
Hậu đàn bà mắt lòa chẳng thấy(1449)
Bọn đại thần che đậy cho nhau
Chỉ lo thu vén đem vào(1448)
Kết bè kết đảng, kết giao hoạn thần
 
Bọn đại quan một đoàn xiểm nịnh
Ghen hiền tài, ghét chính, tà gian
Bên ngoài xã tắc suy tàn
Cậy quyền, ỷ thế làm càng hiếp dân
 
Nạn hối lộ đã dần thành tật
Việc bán quan mua tước thường xuyên
Nghiêu Tử, rồi lại Trịnh Kiên
Hàn lâm học sĩ dốt nguyên cả làng (1448)
 
Năm Giáp Tý bắt giam Lê Liệt
Rồi Phục, Khả bị giết oan khiêng(1452)
Ra tayThái hậu nắm quyền  
Lệnh bà quyết định mọi đàng trong dân
 
Năm Bính Dần, chọn nguời khỏe mạnh
Xung vào quân để đánh Chiêm man
Xuất binh chiếm được Chà Bàn
Bí Cai Chiêm chúa đầu hàng quân ta
 
Phú xin tha cho dân Quy Hóa (1448)
Miền Tuyên Quang đói kém thiếu mưa
Ruộng đồng lúa mọc lưa thưa
Nhiều năm đại hạn mất mùa liên miên
 
Năm Kỷ Mão, một đêm chính biến
Lê Đắc Ninh giữ điện cấm quân
Theo phe phản nghịch Nghi Dân (1459)
Cùng hơn trăm đứa leo thành vào cung

(Tiếp theo) QUYỂN 12

LÊ NGHI DÂN HOÀNG ĐẾ (1459- 1460)
 
Giết Nhân Tông, với cùng thái hậu
Đoạt ngai vàng kết cấu gian nhân
Người trong bè đảng gia ân
Qua Tàu , sai sứ xin ban vương hầu
 
Tám tháng sau, hội bàn sự việc
Gồm công thần Đinh Liệt, Lê Yên
Với quan Nguyễn Xí, Điện Tiền
Cùng nhau mưu sự giết liền hai tên
 
Đóng cửa thành, giử yên thống suất
Bắt Nghi Dân phế truất tức thời
Quần thần hội kiến với nguời
Tư Thành hoàng tử được mời nhận ngôi (1460)

(Tiếp theo) QUYỂN 12

LÊ THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ (1460- 1497)
 
Đó là ngày, giữa năm mồng sáu
Lên ngai vàng lễ hậu phát tang
Cho anh và mẹ đàng hoàng
 
Rước vào thế miếu lập đàn cầu siêu
Vua có nhiều thiên tư đặc biệt
Là một người cương quyết thực tài
Lại còn võ giỏi văn hay
 
Làu thông kinh sử thuở nay mấy người
Ngự trên ngai tuổi đời muời tám
Sửa nhân luân, quyết đoán mối giềng
Đào Biểu truy nghĩa tuyên dương
 
Đắc Ninh giết bỏ làm gương cho đời
Nay cho đổi, là thời Quang Thuận
Xuống chiếu truyền tha án tù nhân
Xét xem chức tước bá quan
 
Cấp cho ruộng đất để làm của riêng
Năm Canh Thìn sai quan Lê Liệt
Đem quân đi tiễu triệt Bồn Man (1460)
Dựng văn bia ở Mục Lăng
 
Bắt làm hộ tịch, đe răn phản thần
Lệnh cho khắp các quan huyện phủ
Phải ưu tiên khuyến nhủ nhân tâm
Chăm lo cày cấy siêng năng
 
Bỏ gốc theo ngọn khuyên dân không làm
Lệ thi Hương vua ban định rõ (1462)
Danh sách thi gạt bỏ những người
Dù cho học giỏi, có tài
 
Mà vô đạo đức cũng hoài bỏ đi
Lại định kỳ thi Hương, thi Hội
Đệ nhất thời phải hỏi Tứ Thư
Thứ hai : chiếu, chế, biểu từ
 
Thứ ba " thơ, phú. Thứ tư :sách, bài
Về hành chánh, hỏi tay hiểu việc
Chốn nha môn phải biết ký tên
Hưu quan sáu chục trở lên
 
Được về trí sĩ giữ nguyên tước hàm.
Đổi sáu bộ ra làm sáu viện
Mỗi viện đều riêng tuyển thượng thư
Truyền cho làm việc đúng giờ (1462)
 
Nhưng saulại đổi y như xưa làm
Tháng hai năm Quý Mùi, thi Hội
Vua thân hành vấn hỏi thí sinh (1463)
Tiến sĩ chọn được Thế Vinh
 
Bắt loa truyền gọi xướng danh từng người
Trăm kẻ thi một người được đỗ
Treo bảng vàng ngoài cửa Đông Hoa
Ban ân ủy dụ thật là
 
Vô cùng trân trọng vang xa dội gần
Năm Giáp Thân (1464) vua về cúng tế
Ơ Sơn Lăng theo lệ hằng năm
Giải oan Nguyễn Trãi, chiếu rằng :
 
"Bổ cho con Nguyễn Trãi chức đồng tri Châu"
Vua nhớ đến công lao Nguyễn Trãi (1467)
Cho phục hồi hết thảy thơ văn
Đề cao giá trị tinh thần
 
Phần nào chuộc lại lỗi lầm tiên vương
Sai người đi dò đường, dò bể (1490)
Vẽ bản đồ hình thể quốc gia
Định ra biên giới nước ta
 
Ai Lao, Chiêm Quốc thật là phân minh
Việc quân ngũ định thành quy chế (1467)
Chia ra làm mỗi vệ như sau :
Vệ thì : năm sở làm đầu
 
Sở : hai chục đội được giao tuyển người
Quân số đội là hai mươi chẵn
Luyện côn quyền, thương giản cho tinh
Lúc nào đất nước thanh bình
 
Cho về một nửa dân đinh cấy cày
Sai Khuất Đã ra tay đánh giặc (1467)
Đến Mã Giang vây bắt Đạo Đồng
Tiểu trừ ở sách Man Nhung
 
Dẹp tan giặc cỏ yên lòng nhân dân
Với quần thần, vua ban sắc dụ
Thường hay dùng điển cũ, ý xưa
Răn người bất nghĩa a dua
 
Lời trong sắc dụ nghe như văn tài
Nguyễn Bá Ký là tay học sĩ
Chê vua không chú ý sử kinh
Không theo lối học thực hành
 
Phù hoa sáo điễn thiếu phần cách tân
Vua tự xưng Tao Đàn nguyên soái
Hăm tám người lập hội làm thơ
Đa phần bài xướng của vua
 
Các quan họa lại ngợi ca hết lời
Vua lại sai Sĩ Liên phụng chỉ
Viết "Đại Việt sử ký toàn thư"
Phu Tiên năm Hợi bấy giờ
 
Hơn hai niên kỷ đến chừ mới xong (1479)
Truyền Lễ, Cử, Nhuận, Trung, Đình Bảo
Biên tập xong chính sự quốc triều
Viết từ Thái Tổ tiếp theo
 
Soạn thành trăm quyển chia nhiều bộ môn
Các sử quan vâng theo chếu chỉ
Cố cho xong bất kể đêm ngày
"Thiên Nam Dư Hạ Tập" này
 
Công trình biên soạn đến nay hoàn thành (1483)
Lại sai chép "Thân Chinh ký sự"
Ghi rõ ràng lịch sử đánh Chiêm
Ai Lao cũng đã dẹp yên
 
Viết thành một quyển để riêng bấy giờ
Luật Hồng Đức trong Dư Hạ tập
Là biểu trưng luật pháp quốc gia
Hình quan theo đó mà tra
 
Những điều luật định thật là phân minh
Vua ví mình ngang danh Đỗ Phủ (1496)
Thường huênh hoang giữa chỗ triều đình
Tao Đàn nguyên soái xưng danh
 
Thơ văn khẩu khí chỉ dành hạng trung
Lê Thánh Tông có chừng vài quyển
Đại khái là "Quỳnh Uyển cửu ca"
"Cổ kim bách vịnh" thi ca
 
"Xuân vân", "Kim cổ", "Anh hoa" thơ Đường
Về ngoại giao lựa phương khôn khéo
Nước Chiêm Thành chọn mẹo cầu phong
Nhã Lan không dám hai lòng
 
Bồn, Sơn man cũng phục tùng nước ta
Với nhà Minh thì ta giữ đúng
Cứ ba năm triều cống một lần
Chọn đi những vị sứ thần
 
Có tài ứng đối ngoại nhân phải gờm
Viết cảo thơm "Bình Chiêm sách lược"(1471)
Mười mấy điều phát trước trong doanh
Tháng năm Tân Mão đánh thành (1471)
 
Chà Bàn bắt sống tù binh mấy ngàn
Băm tám năm Tư Thành nối nghiệp
Được tôn xưng hoàng đế Thánh Tông
Một người nổi tiếng hiếu trung
 
Có tài văn học, tinh thông lắm điều
Trong đời vua có nhiều trước tác
Định luật hình cùng các việc binh
Xây thêm đền điện, cung đình
 
Sửa sang chính sự cho thành nếp hơn
Đạo làm con, một lòng hiếu thảo (1496)
Khi mẹ đau dâng cháo, hầu cơm
Ngày đêm bên cạnh chăm nom
 
Đến khi mẹ chết tự làm ma chay
Viết bút thỏ một bài tự thuật :
"Ngũ thập niên hoa thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
 
Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ
Lộ ấp đình tiền lục liễu tồ
Bích hán vọng tùng vân diễu diễu
Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du
 
Bồng lai sơn thượng âm dung đoạn
Băng ngọc u hồn nhập mộng vô ?
Ngoài trời rắc mấy hạt mưa
Giấc thiên thu đã vỗ ru đêm dài
 
"Năm chục hoa niên bảy thước thân
Lòng như sắc cứng bỗng mềm dần
Gió lay khô héo hoa bên cửa
Sương dãi gầy mòn liễu trước sân
 
Trời biển xa trông mây thăm thẳm
Kê vàng tỉnh giấc dạ bâng khuâng
Khuất lời cách mặt non bồng vắng
Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng ?"
 
Vua đứng ra, tự mình tẩm liệm
Thay áo quần cho đến rửa chân
Bỏ vào miệng mẹ kim ngân
Cầu xin cho mẹ siêu thần cõi tiên
 
Lê Thánh Tông người hiền hiếm có
Lúc làm vua uy vũ anh minh  
Giữ yên trăm họ thái bình
Xiển dương văn hoá, luật hình sửa sang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5747)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7463)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 140980)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11045)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6049)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7237)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24030)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23261)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6457)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]