Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng Vấn : Hòa Thượng Thích Giác Lượng Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Vận Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

08/09/201117:50(Xem: 3386)
Phỏng Vấn : Hòa Thượng Thích Giác Lượng Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Vận Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

HT Thich Giac Luong2Phỏng Vấn : Hòa Thượng Thích Giác Lượng Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Vận Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

Thực hiện: Phạm Hải

LTS: Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, nhân dịp này HT ghé Sydney và tạm trú tại Quang Minh Thiền Viện, số Chadderton st, Lansvale. Chúng tôi lợi dụng cơ duyên hiếm có này thực hiện một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng để tìm hiểu về những hoạt động của HT và Phong trào Yệm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội trong thời gian qua.

SGT (Sàigòn Times): Kính thưa Hòa thượng, cơ duyên nào khiến HT thực hiện chuyến Úc du kỳ này"

HTTGL (Hòa thượng Thích Giác Lượng): Lần này chúng tôi thực hiện chuyến Úc du là để tham dự Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên thế giới, do Hòa Thượng Thượng thủ Thích Tâm Châu tổ chức tại Melbourne, từ ngày 24-11-2000 đến ngày 30-11-2000, nhân dịp này chúng tôi muốn lợi dụng thời gian để thăm viếng một số đồng đạo và Phật tử tai Sydney, Melbourne và Perth. Sau đó, chúng tôi đi Bangkok để tham dự Đại Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới được tổ chức tại đây từ ngày 5-12 đến ngày 12-12.

SGT: Thưa HT, kính xin HT cho chúng tôi và độc giả báo SGT được biết về những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và tự do Tôn giáo tai Việt Nam qua vai trò Phó Chủ tịch HĐĐH VHĐ đặc trách giải trừ pháp nạn và qua 2 tổ chức là Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự do Tôn Giáo cho Việt Nam và Phong Trào Yểm trợ Phật giáo Hòa Hảo Quốc Nội.

HTTGL: Xin cám ơn, chúng tôi xin thưa rõ là vai trò trong đạo của chúng tôi là Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành GH Phật GiáoViệt Nam Thống Nhứt, Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo (Văn phòng 1 ở tại Quốc nội), đặc trách giải trừ Pháp nạn. Tại sao lại phải giải trừ pháp nạn" Quý vị tất cả đều biết rằng, Phật giáo Việt Nam (và cả dân tộc Việt Nam nói chung) hiện đang lâm một tai kiếp cực kỳ đau thương, một tai kiếp chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đó là tai kiếp Cộng Sản. Ngoài ra, là một người Việt Nam, chúng tôi lại phải có bổn phận góp phần của mình vào công cuộc đấu tranh chung của dân tộc, cho tự do Tôn giáo và Nhân quyền tai Việt Nam, do đó, chúng tôi đã cố gắng vận động thành lập Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự do Tôn Giáo cho Việt Nam và sau đó thành lập Phong trào Phật giáo Yểm trợ Phật giáo Hòa Hảo Quốc nội (về sau đổi tên là Phong trào Yểm trợ Phật giáo Hòa Hảo Quốc nội).

SGT: Xin HT cho biết rõ thêm về những hoạt động của Ủy Ban Quốc tế vận Nhân quyền vàtự do Tôn giáo cho Việt Nam và Phong trào Yểm trợ Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội.

HTTGL: Như quý vị đều biết, Ủy Ban Quốc tế vận Nhân quyền và Tự do Tôn giáo cho VN, như danh xưng của nó, là một tổ chức nhằm vận động sự yểm trợ của thế giới tự do cho các hoạt động đấu tranh cho Nhân quyền và tự do Tôn giáo tại Việt Nam và Phong Trào YT Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội là một tổ chức được khai sanh nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết là tai kiếp mà tín đồ Phật-giáo Hòa-Hảo đang phải hứng chịu. Việc thành lập Phong Trào này, ngoài lý do Phật-giáo Hòa-Hảo là một đồng đạo (cùng chung một đấng từ phụ là Đức Thích Ca Mâu Ni), còn một lý do rất quan trọng khác là Phật-giáo Hòa-Hảo là một tôn giáo, nhà cầm quyền CS đàn áp Phật-giáo Hòa-Hảo chẳng khác chi đàn áp tất cả các tôn giáo, sự sống còn của Phật-giáo Hòa-Hảo cũng là sự sống còn của tất cả các tôn giáo. Khởi thủy, là một Phật tử, chúng tôi quan niệm phải góp phần yểm trợ Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội, do đó đã thành hình Phong Trào Phật Giáo YT Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội, thành lập ngày 29-12-1999. Sau đó, trong Đại hội ngày 2-7- 2000, tất cả các thành viên trong Phong Trào đồng thanh đổi tên thành Phong Trào YT Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội (không có chữ Phật Giáo) nhằm mở rộng thành phần tham dự cho toàn thể mọi giới, không chỉ dành riêng cho Phật Giáo đồ mà thôi.

SGT: Thưa HT, chúng tôi được nghe các hãng thông tấn loan báo là cụ Lê Quang Liêm, một chức sắc cao cấp của Phật-giáo Hòa-Hảo đã bị CS bắt giữ cùng một số chức sắc khác, xin HT cho biết thêm những tin tức mới nhất về cụ Lê Quang Liêm.

HTTGL: Khi thành lập Phong Trào YT Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội, chúng tôi có liên lạc trực tiếp với cụ Lê Q Liêm. Cụ Lê Q Liêm là người có tiếng nói rất mạnh trong thành phần lãnh đạo Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội vì đã dám nói đến việc đòi hỏi Phục hoạt các hoạt động tôn giáo cho Phật-giáo Hòa-Hảo qua việc gởi rất nhiều văn thơ cho chánh quyền CS và đã được dư luận quốc tế và Liên Hiệp Quốc theo dõi và lắng nghe. Như quý vị đều biết, trong tình hình đàn áp và kế hoạch triệt hạ tôn giáo của CS, những ai có can đảm nói lên tiếng nói bất khuất đều được mọi người ủng hộ.

SGT: Thưa HT, gần đây, một vấn đề rất nóng bỏng được giới truyền thông trên thế giới nhắc nhở đến rất nhiều và người Việt Nam đặc biệt rất quan tâm là chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, chúng tôi được biết là các tổ chức đấu tranh, đặc biệt là Phật giáo và Phong Trào YT Phật-giáo Hòa-Hảo Quốc nội đã có gởi thỉnh nguyện thơ cho TT Clinton, xin HT cho biết có những tin tức nào về những thỉnh nguyện thơ đó không"

HTTGL: Chúng tôi rất quan tâm đến chuyến đi Việt Nam của TT Clinton, do đó ngày 20-9, chúng tôi đãgởi đến TT Clinton (bằng phương tiện Bưu Điện) một bức thơ yêu cầu TT đặt vấn đề nhân quyền và tự do Tôn giáo cho Việt Nam trong chuyến viếng thăm này, và chúng tôi đã nhận được thơ trả lời của TT Clinton vào ngày 12-10 cho biết là ông rất quan tâm đến thỉnh nguyện thơ của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi đã tổ chức một cuộc tập họp tại tiền đình Tòa Bạch Ốc, thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 21, 22 và 23 tháng 10 vừa cầu nguyện và tuyệt thực đặt lại nội dung của bức thỉnh nguyện thơ thứ nhứt nhằm tạo ấn tượng đối với dư luận quần chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ trước quyết tâm của Cộng Đồng Việt Nam trong việc đòi hỏi nhân quyền và tự do Tôn giáo tại Việt Nam. Tiếp theo, chúng tôi kêu gọi sự tham dự của nhiều đoàn thể và quần chúng và đã thực hiện một cuộc tập họp và cầu nguyện thứ hai vào các ngày 2, 3 và 4-11, chúng tôi gởi thêm một thỉnh nguyện thơ thứ hai với một số điểm đòi hỏi cụ thể yêu cầu TT Clin ton nêu lên với nhà cầm quyền CS như sau: Phục hồi tư cách pháp lý cho tất cả các tôn giáo tại Việt Nam Trả tự do cho các nhà lãnh đạo tôn giáo đang bị giam cầm và quản thúc. Trả tự do cho những chức sắc Phật-giáo Hòa-Hảo bị chánh quyền CS giam giữ và kết án tù ngày 26-9-2000. Trả Hòa Thượng Thích Huyền Quang về văn phòng Trung Ương GH Phật Giáo Việt Nam TN, chùa Ấn Quang.

SGT: Như HT vừa trình bày, HT đã gởi đến TT Clinton bức thỉnh nguyện thơ thứ nhứt ngày 20-9 và đã được TT Clinton hồi đáp vào ngày 12-10, xin HT cho biết nội dung thơ hồi đáp của TT Clinton được không"

HTTGL: Thỉnh nguyện thơ thứ nhứt được gởi đi ngày 20-9 và được TT Clinton hồi đáp ngày 12-10, là khoảng 3 tuần. Về nội dung thơ hồi đáp, TT Clinton cho biết là rất quan tâm đến quan điểm của chúng tôi. Đến hôm nay thì chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton đã hoàn tất, mặc dù rất thiếu những tin tức chính xác về nội dung cuộc viếng thăm này, nhưng những tin tức sơ khởi chúng tôi được nghe là rất tốt.

SGT: Chuyến viếng thămViệt Nam của TT Clinton mặc dù đã qua nhưng dư âm vẫn còn rất nóng bỏng, theo như chúng tôi được nghe, TT Clinton cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề nhân quyền và tự do tín ngưỡng, theo HT nhận định thì sắp tới đây, nhà cầm quyền CS sẽ có những thay đổi đễ dãi hơn trên các mặt này hay không"

HTTGL: Theo quan điểm của chúng tôi thì trong chuyến đi này, TT Clinton đã có nhắc đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, điều đó cho thấy quan điểm của TT Clinton rất phù hợp với nguyện vọng của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều yếu tố thực tế cho thấy CS vẫn còn ngoan cố, như theo tin tức báo chí thì Lê Khả Phiêu vẫn gọi Mỹ là ôđế quốcọ, và luôn luôn khẳng định ôviệc tiến lên xã hội chủ nghĩa là bước đi của Việt Namọ. Như quý vị đều biết, cho đến ngày nay, việc van nài Hoa Kỳ thiết lập quan hệ bình thường và kêu gọi sự đầu tư của tư bản Tây Phương mà mồm vẫn bô bô ôxã hội chủ nghĩaọ thì không có sự trơ trẽn nào tệ hại hơn. Ngoài ra, trong chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton, chúng tôi được nghe TT Clinton chỉ được gặp Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn của Thiên Chúa Giáo, còn các tôn giáo khác thì không hề được nhắc đến, ngay cả trước đây TT sẽ được sắp xếp tiếp xúc với đại diện Tin Lành, nhưng trong chuyến đi này, hình như đại diện Tin Lành cũng không được gặp, dĩ nhiên đại diện của Ph ật giáo và Phật-giáo Hòa-Hảo hoàn toàn không được nhắc đến. Chúng tôi nhận định rằng khi nhà cầm quyền CS không muốn TT Clinton tiếp xúc với những vị lãnh đạo Phật Giáo và Phật-giáo Hòa-Hảo cũng như các nhân vật đối lập, rõ ràng là CS chưa hề có ý định thay đổi chính sách hiện thời của họ, cho dù là một điểm nhỏ nào. Chúng tôi nhận định rằng vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ ở Việt Nam vẫn hoàn toàn chưa có gì thay đổi, vì thế, người Việt tỵ nạn CS không thể khoanh tay ngồi chờ sung rụng, nếu chúng ta không lên tiếng, không đòi hỏi thì quốc tế cũng sẽ bỏ lơ, một mặt lànếu chúng ta không đòi hỏi thì dư luận quần chúng trên thế giới sẽ không ủng hộ chúng ta, và khi họ không ủng hộ, không lên tiếng thì những vị dân cử không thể làm gì được.

SGT: Chúng tôi được nghe là TT Clinton vào thăm Saigon và được dân chúng tại đây reo hò và đón tiếp một cách nồng hậu khi ông và gia đình đi ngang qua, HT có nhận thấy đây là một triệu chứng gì"

HTTGL: Dĩ nhiên đây là một triệu chứng tốt, thứ nhứt là dân chúng Việt Nam hoàn toàn ngưỡng mộ và khao khát nền dân chủ pháp trị của Hoa Kỳ. Điều thứ hai là mặc dù cho đến nay, nhà cầm quyền CS vẫn luôn luôn gọi Hoa Kỳ là đế quốc mà dân chúng Việt Nam vẫn chưa bao giờ coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Sự hân hoan chào đón TT Clinton của dân chúng Việt Nam lại là một cái tát mạnh mẽ vào tập đoàn thống trị CS, kẻ luôn luôn gây căm thù giữa dân chúng với ôtrùm đế quốcọ. Điều này cho thấy những luận điệu tuyên truyền của CS hoàn toàn không có ảnh hưởng.

SGT: Câu hỏi cuối về chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton: TT Clinton viếng thăm Việt Nam trong khi nhiệm kỳ của ông đã sắp mãn, theo quan điểm của HT, ảnh hưởng của chuyến viếng thăm này như thế nào hay đây chỉ là một cuộc "du ngoạn""

HTTGL: Theo quan điểm của chúng tôi thì ảnh hưởng của chuyến viếng thăm của TT Clinton rất quan trọng cho dù nhiệm kỳ của ông đã sắp hết, và ông không còn dịp thi hành những chính sách của mình nếu muốn, điều đó không có nghĩa là người kế vị ông Clinton sẽ làm ngược lại hoặc khác hẳn ông. Lịch sử chánh trị của Hoa Kỳ cho thấy việc thi hành một chánh sách, các chánh quyền dân chủ thường dựa vào nhiều yếu tố thực tế mà hoạch định chính sách (dĩ nhiên phần lớn họ nghiêng về lợi lộc cho quốc gia của họ hơn, dân họ bầu họ lên, họ không phục vụ cho quyền lợi đất nước họ thì họ phục vụ cho ai"), phần lớn chánh sách thường do quốc hội thông qua mà quốc hội Hoa Kỳ thì rất nhạy cảm với dư luận quần chúng. Ngoài ảnh hưởng của chuyến viếng thăm này với chánh sách của chánh quyền mới, chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton cho thấy một hình ảnh tương phản giữa Thiện và Ác: ông Clinton, một người còn đang phong độ và được ái mộ mà không được phép ngồi lại ghế TT, (hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép). Lê Khả Phiêu, một tên trùm Mafia đỏ ngồi xổm trên luật pháp suốt đời và luôn mồm hô hoán rằng dân Việt Nam chọn chủ nghĩa CS. Sự mãn nhiệm của TT Clinton, cũng như bao nhiêu sự mãn nhiệm của nhiều vị TT Hoa Kỳ trong quá khứ, là một sự mãn nhiệm tự nhiên, nhẹ nhàng, êm đẹp, không như sự mãn nhiệm của các chế độ độc tài, hoặc chết hoặc vào tù, hoặc bị lật đổ...

SGT: Chúng tôi cũng có được biết là nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton, Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng có gởi cho TT một bức thơ khá dài"

HTTGL: Vâng, cũng như chúng tôi, HT Quảng Độ rất quan tâm đến chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Clinton, và HT đã gởi đến TT một bức thơ dài khoảng 7,8 trang giấy vào ngày 5-11, trong đó, HT yêu cầu TT Clinton dùng mọi ảnh hưởng có thể có của mình làm áp lực với nhà cầm quyền CS phải thi hành những tôn trọng về nhân quyền, tôn trọng quyền dân sự và chánh trị, trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tái lập quy chế pháp lý cho các tôn giáo chính thống và hủy bỏ mọi hạn chế về tư tưởng, ngôn luận...tại Việt Nam.

SGT: Cuối cùng, HT có điều gì nhắn nhủ với đồng hương Việt Nam tại Úc và đồng bào Phật tử hay không"

HTTGL: Trước hết, chúng tôi chân thành cảm tạ quý báo đã lưu tâm và theo dõi hoạt động của chúng tôi. Tiện đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ của chúng tôi đến với quý vị đồng bào và Phật tử Việt Nam đã cố gắng kiên trì đấu tranh, không để cho CS xâm nhập và khuynh loát các sinh hoạt của chúng ta. Chúng tôi cũng xin kêu gọi tất cả mọi người, các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái chánh trị, tôn giáo nên kết hợp với nhau trong tinh thần hài hòa, không cố chấp, không phân biệt để tạo thành một sức mạnh nói lên tiếng nói chánh thức của người Việt Nam tỵ nạn CS, chung sức tranh đấu dòi quyền làm người và tranh thủ tự do cho dân tộc, trong đó có tự do tôn giáo. Xin chân thành cám ơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15643)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
29/01/2019(Xem: 9617)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
26/11/2018(Xem: 7507)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
15/11/2018(Xem: 5196)
Đầu năm 1908, Trần Quý Cáp bị đổi vào Ninh Hoà (Khánh Hoà). Trong buổi chia tay tại bến sông Hàn, ông đã ân cần uỷ thác cho người bạn cùng chí hướng của mình là Huỳnh Thúc Kháng những nhiệm vụ cách mạng quan trọng của tỉnh nhà mà ông đang thực hiện dở dang và đây là lần cuối cùng hai chí sĩ gặp nhau. Cuộc tiễn đưa có ai ngờ đã thành ra vĩnh biệt.!
10/11/2018(Xem: 5969)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
02/11/2018(Xem: 4316)
Mấy ngày qua, (cuối tháng 10/2018) tại Sydney tiểu bang NSW, Úc Châu, có Ông Paul Huy Nguyễn nhân danh CT CĐNVTD NSW (mà hành động cho một nhóm nhỏ) đã tuyên bố và làm nhiều việc gây xáo trộn cũng như bất bình trong Cộng Đồng Người Việt, nhất là những người Phật tử thuần thành, sáng suốt và những người Quốc gia anh minh thuần tuý. Thông Tư số 48-05/HC/TT đề ngày 28/10/2018 của Ngài Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, đã kịp thời, thiết thực (https://quangduc.com/a63986/thong-tu-len-tieng-ve-viec-to-chuc-le-tuong-niem-tong-thong-ngo-dinh-diem) tiên liệu nêu rõ được vấn đề, và các bài viết trên mạng, gởi qua tin nhắn, cũng như nhiều ý kiến bất bình đã mỗi giờ mỗi nhiều thêm, khiến cho tình hình xấu đi trong Cộng Đồng Người Việt chúng ta, dễ làm mất đoàn kết và vô tình làm tay sai cho kẻ thù phá nát tình đồng hương và có thể có nhiều khả năng nguy hại khác.
01/11/2018(Xem: 4353)
Ngày 2 và 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày hai Tổng thống John F. Kennedy và Ngô Đình Diệm bị mưu sát vào năm 1963. “Nếu hai Tổng thống Kennedy và Diệm còn sống, thì miền Nam còn”, khi về sau nhìn lại hai biến cố, người dân miền Nam có lập luận đơn giản với lòng thành kính ngưỡng mộ và nuối tiếc trước hai cái chết oan nghiệt do định mệnh an bài. Dĩ nhiên, đó là ước vọng không thành. Khi các biến chuyển lịch sử lắng đọng, thì các các bí ẩn lần lượt hé lộ sự thật phủ phàng và đánh bại các ước vọng chân thành. Năm 1962 McNamara khai triển kế hoạch rút các cố vấn quân sự Mỹ khỏi Việt Nam, Kennedy đồng thuận kế hoạch này vì không còn tin khả năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm như trước. Khi phát hiện mọi báo cáo về diễn tiến tình hình Việt Nam đều mâu thuẩn hoặc sai lạc, ông lo âu trước các chính sách độc tài, gia đình trị, tham nhũng và đàn áp tôn giáo. Kennedy cho là người Mỹ không thể chiến đấu thay cho người Việt khi phong trào chống Mỹ ngày càng lên cao. Dù yểm trợ c
31/10/2018(Xem: 5413)
Hồ Sơ Mật 1963 từ các nguồn tài liệu của Chính Phủ Mỹ_Tâm Diệu-Trí Tánh-Nguyễn Giác-Nguyễn Minh Tiến_2017
31/10/2018(Xem: 4437)
Yếu Tố Tôn Giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)
31/10/2018(Xem: 6270)
Nhận Định về Ông Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa Luật Sư Đào Tăng Dực Những ngày gần đây, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales, Úc Đại Lợi, lần đầu tiên quyết định chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện này gây nhiều tranh cãi và chia rẽ trong cộng đồng. Như những người dân nước Việt, chúng ta không thể trốn chạy lịch sử nhưng cần phải nhìn lịch sử khách quan hầu quyết định lập trường của mình. Tôi xin phép trình bày quan điểm của tôi như sau. Lịch sử hiện đại khó phân tích một cách khách quan tình hình Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Tổng Thống đầu tiên của Đệ nhất Cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm. Có nhiều cuộc tranh luận và ý kiến khác biệt về giai đọan này của lịch sử, tuy nhiên một cách tổng quát thì hiện có 2 quan điểm mà ta cần phải cân nhắc:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]