Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Chúc Thánh

06/01/201617:04(Xem: 19660)
Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Chúc Thánh

Lich Su Truyen Thua Thien Phai Chuc Thanh_Thich Nhu Tinh-2

LỜI GIỚI THIỆU

 

C

ó thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai của thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667 – 1742).

Ba dòng này kể từ đầu thế kỷ thứ XVIII trở đi cho đến hôm nay đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho lịch sử Dân tộc cũng như Phật giáo Việt Nam với những người con ưu tú của mình. Về mặt chính trị, họ đã tham gia công cuộc hộ quốc an dân như thiền sư Như Ý Trần Cao Vân, Võ Trứ, v.v... Về mặt khoa học kỹ thuật có những tiếng tăm lớn như Chân An Tuệ Tĩnh (?–1711), đặc biệt về mặt văn hóa và văn học thì hàng loạt tên tuổi lẫy lừng đã xuất hiện trên bầu trời Việt Nam trong giai đoạn này như Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726), Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm (1726–1798), Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài (1757–1834), Trừng Thông Viên Thành (1879–1928) v.v...

Do thế, để việc nghiên cứu lịch sử cận đại của Dân tộc và Phật giáo một cách đầy đủ, chúng ta phải từng bước xây dựng lại một cách chi tiết thế hệ truyền thừa của các dòng thiền vừa nói. Đây là một công việc hết sức khó khăn, do tư liệu hết sức tản mạn chưa được hệ thống hóa, nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn hầu như khắp cả nước và về mặt thời gian lại trải dài trên 3 thế kỷ. Những tư liệu này không chỉ nằm ở tại các chùa, mà còn nằm các dòng họ khác nhau của những nhân vật liên hệ. Công bằng mà nói, công tác này không phải thời đại chúng ta mới thấy tính bức xúc của nó, mà ngay cả những năm cuối thế kỷ XIX, khi cả nước đứng lên chống lại quân xâm lược phương Tây, những người Phật tử Việt Nam thời đó như cụ Phó bảng Cư sĩ Điềm Tịnh Trần Viết Thọ và Như Như đạo nhân Hồng Vịnh đã chung sức viết ra bộ Hàm Long Sơn Chí, thiền sư Ấn Lan Tổ Huệ Từ Trí viết cuốn Ngũ Hành Sơn Lục v.v... đã ghi lại một số những thông tin liên hệ về phát triển của những dòng thiền này. Nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa làm xong công tác hiệu đính, chỉnh lý và phiên dịch cho việc xuất bản. Tình trạng này làm cho việc nghiên cứu xây dựng lại sự truyền thừa của các dòng thiền càng thêm khó khăn.

Trong các dòng thiền trên, Đại đức Thích Như Tịnh ngay từ những ngày còn học tại Học viện Phật giáo Việt Nam đã quan tâm đến dòng thiền của chính pháp phái mình, đó là dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Đại đức đã từng bước sưu tầm và chỉnh lý các tư liệu đến sự phát triển từ ngài Sơ tổ Minh Hải Pháp Bảo cho đến tận ngày nay. Sau khi hoàn thành bản thảo cuốn Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, Đại đức đã nhờ tôi xem lại và viết mấy lời giới thiệu. Tôi nhận thấy đây là một công trình quý giá, sẽ mở đầu cho các công trình về sau đối với các dòng thiền khác, đồng thời thể hiện tâm nguyện không chỉ tri ân của Đại đức đối với các tổ sư đời trước, mà còn nỗi niềm lo lắng cho tương lai của Đạo pháp những thế hệ tiếp theo. Do thế, tôi hoàn toàn hoan nghinh và viết mấy lời này để giới thiệu cùng bạn đọc gần xa.

 

Vạn Hạnh,

Cuối đông năm Mậu Tý (2008)

Lê Mạnh Thát



To Minh Hai

 

LỜI NÓI ĐẦU

N

gay từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo đã du nhập vào nước ta nhưng chủ yếu ở miền Bắc. Trong thời kỳ đó, các phái thiền Tỳ–ni–đa–lưu–chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm đóng vai trò chính của Phật giáo nơi đây, đồng thời đặt nền tảng văn hoá nghệ thuật Phật giáo cho nước nhà. Đến thế kỷ XVI, XVII, bước chân Nam tiến của dân Việt đã ngang qua vùng Thuận Hoá, vào tận những miền đất cực nam xa xôi như Hà Tiên, Rạch Giá. Song hành cùng dân tộc, Phật giáo đã hình thành và phát triển không ngừng tại những miền đất mới này. Ngoài các thiền sư Việt Nam, nơi đây còn được các thiền sư Trung Hoa chủ yếu thuộc tông Lâm Tế từ Phước Kiến, Quảng Đông sang hoằng hóa.

Thiền sư đầu tiên của tông Lâm Tế đến Đàng Trong là ngài Nguyên Thiều–Hoán Bích. Tiếp đó, các ngài như Minh Vật–Nhất Tri; Minh Lượng–Thành Đẳng; Minh Hải–Pháp Bảo; Minh Dung–Pháp Thông; Minh Giác–Kỳ Phương, Minh Hoằng–Tử Dung v.v... kế thừa sự nghiệp của tổ Nguyên Thiều, phát triển tông môn rộng khắp. Trong số những thiền sư Trung Hoa du phương hoằng hoá có thiền sư Minh Hải–Pháp Bảo dừng chân tại phố Hội An, Quảng Nam, khai sơn Tổ đình Chúc Thánh, xuất kệ truyền thừa lập nên thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

Kể từ khi tổ Minh Hải–Pháp Bảo khai tông lập giáo, tính đến nay dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã trải qua 300 năm lịch sử với 12 đời truyền thừa. Qua ngần ấy thời gian có mặt trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, các thế hệ Tăng nhân của dòng thiền Chúc Thánh đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Đạo pháp và Dân tộc. Dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong những thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại.

Thế nhưng, từ trước đến nay đa phần các nhà viết sử Phật giáo hầu như không đề cập đến dòng thiền này. Nếu có chăng cũng chỉ trích dẫn bài kệ của tổ Minh Hải–Pháp Bảo cho có lệ. Việc khái quát lại hệ thống truyền thừa, sự phát triển cũng như những đóng góp tích cực của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đối với lịch sử Phật giáo và Dân tộc chưa được tiến hành và đánh giá đúng mức. Phải chăng do chư tôn đức chỉ chú trọng vào việc tu chứng và không muốn lưu lại dấu tích? Hay do nguồn tư liệu khan hiếm bởi phần lớn bị hủy hoại trong các cuộc chiến tranh và thiên tai gây nên? Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên mãi đến bây giờ vẫn chưa có ai hệ thống lại lịch sử truyền thừa của các thế hệ Lâm Tế Chúc Thánh.

Dưới sự đắp đổi của thời gian, trong cái quy luật khắc nghiệt của tạo hoá, mọi vật rồi sẽ bị vùi chôn theo năm tháng nếu chúng ta không biết trân trọng, giữ gìn và tiếp nối. Nếu hôm nay chúng ta không kịp ghi chép lại sự hành đạo của chư Tổ thì tất cả sẽ chìm vào quên lãng, mà mai này các thế hệ sau sẽ không tỏ tường được nguồn cội của tông môn là điều không tránh khỏi. Từ những trăn trở đó, trong những năm qua chúng tôi cố gắng sưu tầm hành trạng của chư Tổ, chư Tăng dòng Lâm Tế Chúc Thánh tại các tỉnh thành, đồng thời hệ thống lại và biên soạn thành một tập sử liệu, tạm lấy tên Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh không ngoài mục đích vừa nêu.

Ba thế kỷ trôi qua không phải là khoảng thời gian ngắn, hơn nữa nguồn sử liệu của thiền phái cũng không mấy dồi dào, nên trong quá trình biên soạn, dù đã cố gắng hết nhưng chúng tôi tất không tránh khỏi những nhầm lẫn và sơ sót, ngưỡng mong chư tôn thiền đức, chư vị thiện hữu tri thức hoan hỷ kiểu chính để tập sử liệu này được chính xác và đầy đủ, đồng thời làm cơ sở cho lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin trân trọng tri ân đạo tình của chư tôn thiền đức ở các tỉnh thành đã cung cấp tư liệu và động viên khuyến khích để tác phẩm này được hoàn thành. Chân thành cám ơn Giáo sư Lê Mạnh Thát đã hoan hỷ viết cho lời giới thiệu. Cám ơn Đại đức Thích Đồng Ngộ đã trợ duyên giảo chính và góp ý để tác phẩm được hoàn thiện như mong muốn.

Chùa Viên Giác

Mùa Đông năm Mậu Tý (2008)

Nhĩ tôn Thích Như Tịnh

Kính ghi



Lich Su Truyen Thua Thien Phai Chuc Thanh_Thich Nhu Tinh
TỔNG MỤC

 

TỔNG MỤC............................................................................................................................. 10

LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................................... 17

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 19

PHÀM LỆ............................................................................................................................... 21

PHẦN DẪN NHẬP.................................................................................................................... 23

CHƯƠNG I

CHÁNH TRUYỀN TRỰC HỆ

THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Tổ Thứ 1. Tôn Giả MA HA CA DIẾP.................................................................................... 27

Tổ Thứ 2. Tôn Giả A NAN................................................................................................... 28

Tổ Thứ 3. Tôn Giả THƯƠNG NA HÒA TU............................................................................. 29

Tổ Thứ 4. Tôn Giả ƯU BA CÚC ĐA...................................................................................... 30

Tổ Thứ 5. Tôn Giả ĐỀ ĐA CA............................................................................................. 31

Tổ Thứ 6. Tôn Giả DI GIÀ CA............................................................................................. 32

Tổ Thứ 7. Tôn Giả BÀ TU MẬT.......................................................................................... 34

Tổ Thứ 8. Tôn Giả PHẬT ĐÀ NAN ĐỀ................................................................................ 34

Tổ Thứ 9. Tôn Giả PHỤC ĐÀ MẬT ĐA................................................................................ 35

Tổ Thứ 10. HIẾP TÔN GIẢ.................................................................................................. 36

Tổ Thứ 11. Tôn Giả PHÚ NA DẠ XA................................................................................... 37

Tổ Thứ 12. Tôn Giả MÃ MINH........................................................................................... 38

Tổ Thứ 13. Tôn Giả CA TỲ MA LA..................................................................................... 39

Tổ Thứ 14. Tôn Giả LONG THỌ.......................................................................................... 40

Tổ Thứ 15. Tôn Giả CA NA ĐỀ BÀ..................................................................................... 41

Tổ Thứ 16. Tôn Giả LA HẦU LA ĐA.................................................................................... 42

Tổ Thứ 17. Tôn Giả TĂNG GIÀ NAN ĐỀ............................................................................. 43

Tổ Thứ 18. Tôn Giả GIÀ DA XÁ ĐA.................................................................................... 44

Tổ Thứ 19. Tôn Giả CƯU MA LA ĐA................................................................................... 45

Tổ Thứ 20. Tôn Giả XÀ DẠ ĐA........................................................................................... 46

Tổ Thứ 21. Tôn Giả BÀ TU BÀN ĐẦU................................................................................. 47

Tổ Thứ 22. Tôn Giả MA NOA LA......................................................................................... 48

Tổ Thứ 23. Tôn Giả HẠC LẶC NA....................................................................................... 49

Tổ Thứ 24. Tôn Giả SƯ TỬ................................................................................................. 50

Tổ Thứ 25. Tôn Giả BÀ XÁ TƯ ĐA...................................................................................... 51

Tổ Thứ 26. Tôn Giả BẤT NHƯ MẬT ĐA.............................................................................. 53

Tổ Thứ 27. Tôn Giả BÁT NHÃ ĐA LA................................................................................. 53

Tổ Thứ 28. Tôn Giả BỒ ĐỀ ĐẠT MA.................................................................................. 54

Tổ Thứ 29. Thiền sư TUỆ KHẢ – ĐẠI TỔ........................................................................... 56

Tổ Thứ 30. Thiền sư TĂNG XÁN – GIÁM TRÍ..................................................................... 57

Tổ Thứ 31. Thiền sư ĐẠO TÍN – ĐẠI Y............................................................................... 58

Tổ Thứ 32. Thiền sư HOẰNG NHẪN – ĐẠI MÃN................................................................. 59

Tổ Thứ 33. Thiền sư HUỆ NĂNG – ĐẠI GIÁM.................................................................... 60

Tổ Thứ 34. Thiền sư NAM NHẠC – HOÀI NHƯỢNG............................................................. 62

Tổ Thứ 35. Thiền sư MÃ TỔ – ĐẠO NHẤT......................................................................... 63

Tổ Thứ 36. Thiền sư BÁCH TRƯỢNG – HOÀI HẢI................................................................ 64

Tổ Thứ 37. Thiền sư HOÀNG BÁ – HY VẬN........................................................................ 65

Tổ Thứ 38. Khai tổ tông Lâm Tế – Thiền sư LÂM TẾ – NGHĨA HUYỀN............................. 66

Tổ Thứ 39. Đời Thứ 2 Tông Lâm Tế – Thiền sư HƯNG HÓA – TỒN TƯƠNG....................... 67

Tổ Thứ 40. Đời Thứ 3 Tông Lâm Tế – Thiền sư NAM VIỆN – HUỆ NGUNG....................... 67

Tổ Thứ 41. Đời Thứ 4 Tông Lâm Tế – Thiền sư PHONG HUYỆT – DIÊN CHIỂU................ 68

Tổ Thứ 42. Đời Thứ 5 Tông Lâm Tế – Thiền sư THỦ SƠN – TỈNH NIỆM........................... 69

Tổ Thứ 43. Đời Thứ 6 Tông Lâm Tế – Thiền sư PHẦN DƯƠNG – THIỆN CHIÊU................ 71

Tổ Thứ 44. Đời Thứ 7 Tông Lâm Tế – Thiền sư THẠCH SƯƠNG – SỞ VIÊN...................... 72

Tổ Thứ 45. Đời Thứ 8 Tông Lâm Tế – Thiền sư DƯƠNG KỲ – PHƯƠNG HỘI...................... 72

Tổ Thứ 46. Đời Thứ 9 Tông Lâm Tế – Thiền sư BẠCH VÂN – THỦ ĐOAN.......................... 73

Tổ Thứ 47. Đời Thứ 10 Tông Lâm Tế – Thiền sư NGŨ TỔ – PHÁP DIỄN.......................... 74

Tổ Thứ 48. Đời Thứ 11 Tông Lâm Tế – Thiền sư VIÊN NGỘ – KHẮC CẦN........................ 75

Tổ Thứ 49. Đời Thứ 12 Tông Lâm Tế – Thiền sư HỔ KHƯU – THIỆU LONG....................... 76

Tổ Thứ 50. Đời Thứ 13 Tông Lâm Tế – Thiền sư ỨNG AM – ĐÀM HOA............................ 77

Tổ Thứ 51. Đời Thứ 14 Tông Lâm Tế – Thiền sư MẬT AM – HÀM KIỆT.......................... 77

Tổ Thứ 52. Đời Thứ 15 Tông Lâm Tế – Thiền sư PHÁ AM – TỔ TIÊN.............................. 78

Tổ Thứ 53. Đời Thứ 16 Tông Lâm Tế – Thiền sư VÔ CHUẨN – SƯ PHẠM......................... 78

Tổ Thứ 54. Đời Thứ 17 Tông Lâm Tế – Thiền sư TUYẾT NHAM – TỔ KHÂM.................... 79

Tổ Thứ 55. Đời Thứ 18 Tông Lâm Tế – Thiền sư CAO PHONG – NGUYÊN DIỆU................ 80

Tổ Thứ 56. Đời Thứ 19 Tông Lâm Tế – Thiền sư TRUNG PHONG – MINH BỔN................. 81

Tổ Thứ 57. Đời Thứ 20 Tông Lâm Tế – Thiền sư THIÊN NHAM – NGUYÊN TRƯỜNG........ 82

Tổ Thứ 58. Đời Thứ 21 Tông Lâm Tế – Thiền sư VẠN PHONG – THỜI ỦY......................... 83

Tổ Thứ 59. Đời Thứ 22 Tông Lâm Tế – Thiền sư BẢO TẠNG – PHỔ TRÌ........................... 84

Tổ Thứ 60. Đời Thứ 23 Tông Lâm Tế – Thiền sư ĐÔNG MINH – HUỆ NHẠC..................... 85

Tổ Thứ 61. Đời Thứ 24 Tông Lâm Tế – Thiền sư HẢI CHU – VĨNH TỪ.............................. 85

Tổ Thứ 62. Đời Thứ 25 Tông Lâm Tế – Thiền sư BẢO PHONG – TRÍ TUYÊN..................... 86

Tổ Thứ 63. Đời Thứ 26 Tông Lâm Tế – Thiền sư THIÊN KỲ – BỔN THỤY........................ 87

Tổ Thứ 64. Đời Thứ 27 Tông Lâm Tế – Thiền sư TUYỆT HỌC – MINH THÔNG................. 88

Tổ Thứ 65. Đời Thứ 28 Tông Lâm Tế – Thiền sư TIẾU NHAM – ĐỨC BẢO........................ 88

Tổ Thứ 66. Đời Thứ 29 Tông Lâm Tế – Thiền sư HUYỄN HỮU – CHÁNH TRUYỀN............ 90

Tổ Thứ 67. Đời Thứ 30 Tông Lâm Tế – Thiền sư MẬT VÂN – VIÊN NGỘ......................... 91

Tổ Thứ 68. Đời Thứ 31 Tông Lâm Tế – Thiền sư MỘC TRẦN – ĐẠO MÂN........................ 92

Tổ Thứ 69. Đời Thứ 32 Tông Lâm Tế – Thiền sư KHOÁNG VIÊN – BỔN QUẢ.................... 93

Tổ Thứ 70. Đời Thứ 33 Tông Lâm Tế – Thiền sư SIÊU BẠCH – THỌ TÔNG...................... 93

Tổ Thứ 71. Đời Thứ 34 Tông Lâm Tế – Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh............... 95

Thiền sư MINH HẢI – ĐẮC TRÍ – PHÁP BẢO..................................................... 95

CHƯƠNG II

THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

I. BỐI CẢNH XÃ HỘI QUẢNG NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVII.............................................. 97

1. Khái quát quá trình hình thành tỉnh Quảng Nam..................................................... 97

2. Bối cảnh xã hội Quảng Nam nửa cuối thế kỷ XVII.................................................. 99

3. Thái độ của các chúa Nguyễn đối với Phật giáo................................................... 102

4. Sự thành lập đô thị cổ Hội An và làng Minh Hương............................................. 104

II. THIỀN SƯ MINH HẢI VÀ SỰ KHAI SÁNG THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH........... 105

1. Tình hình Phật giáo Quảng Nam trước khi dòng Lâm Tế Chúc Thánh ra đời........ 105

2. Sự ra đời của thiền phái Chúc Thánh................................................................... 107

3. Lược sử thiền sư Minh Hải–Pháp Bảo................................................................... 108

4. Ý nghĩa hai chữ Chúc Thánh và bài kệ truyền pháp của tổ Minh Hải–Pháp Bảo. 112

5. Một vài tồn nghi về hành trạng của tổ Minh Hải–Pháp Bảo................................ 117

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH..................................................... 123

1. Nguyên nhân phát triển........................................................................................ 123

2. Phương pháp tu tập và tôn chỉ hành đạo............................................................. 126

3. Sinh hoạt và tổ chức của sơn môn....................................................................... 130

CHƯƠNG III

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

TIẾT 1. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI QUẢNG NAM–ĐÀ NẴNG......................... 137

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 137

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 139

1. Tổ đình Chúc Thánh............................................................................................. 139

2. Tổ đình Vạn Đức.................................................................................................. 143

3. Tổ đình Phước Lâm.............................................................................................. 145

4. Tổ đình Tam Thai ................................................................................................ 149

5. Tổ đình Cổ Lâm................................................................................................... 152

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 154

1. Hòa thượng Thiệt Dinh–Chánh Hiển–Ân Triêm..................................................... 154

2. Hòa thượng Pháp Kiêm–Luật Oai–Minh Giác......................................................... 155

3. Hòa thượng Toàn Nhâm–Vi Ý–Quán Thông.......................................................... 158

4. Hòa thượng Chương Tư–Tuyên Văn–Huệ Quang..................................................... 159

5. Hòa thượng Chương Quảng–Tuyên Châu–Mật Hạnh.............................................. 160

6. Hòa thượng Ấn Bổn–Tổ Nguyên–Vĩnh Gia............................................................. 161

7. Hòa thượng Ấn Lan–Tổ Huệ–Từ Trí...................................................................... 164

8. Hòa thượng Chơn Pháp–Đạo Diệu–Phước Trí......................................................... 166

9. Hòa thượng Ấn Nghiêm–Tổ Thân–Phổ Thoại....................................................... 167

10. Hòa thượng Chơn Chứng–Đạo Tâm–Thiện Quả................................................... 170

11. Hòa thượng Như Quang–Giải Chiếu–Trí Minh....................................................... 171

12. Hòa thượng Chơn Tá–Đạo Hóa–Tôn Bảo............................................................. 174

13. Hòa thượng Thị Năng–Trí Hữu–Hương Sơn.......................................................... 176

14. Hòa thượng Như Vạn–Giải Thọ–Trí Phước........................................................... 179

15. Hòa thượng Chơn Ngọc–Đạo Bảo–Long Trí......................................................... 181

16. Hòa thượng Như Nhàn–Giải Lạc–Trí Giác............................................................ 183

17. Chơn Phát–Đạo Dũng–Long Tôn......................................................................... 185

IV. SỰ TRUYỀN THỪA CỦA CHƯ NI................................................................................ 188

1. Ni trưởng Đồng An–Diệu Trí.................................................................................. 188

2. Ni trưởng Như Hường–Giải Liên–Thọ Minh............................................................ 189

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA........................................................................... 191

TIẾT 2. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI THỪA THIÊN–HUẾ................................ 205

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 205

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 207

1. Tổ đình Viên Thông.............................................................................................. 207

2. Chùa Phước Huệ.................................................................................................... 210

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 213

1. Hòa thượng Chơn Kim–Pháp Lâm......................................................................... 213

2. Thiền sư Chơn Tâm–Đạo Tánh–Pháp Thân.......................................................... 215

3. Hòa thượng Chơn Kiết–Đạo Tường–Phổ Hóa......................................................... 216

4. Hòa thượng Như Thừa–Giải Trí–Hoằng Nguyện..................................................... 217

5. Hòa thượng Thị Bình–Diệu Khai............................................................................. 218

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA.......................................................................... 220

TIẾT 3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI................................ 221

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 221

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 222

1. Tổ đình Thiên Ấn................................................................................................. 222

2. Tổ đình Viên Quang.............................................................................................. 226

3. Tổ đình Phước Quang............................................................................................ 228

4. Tổ đình Quang Lộc............................................................................................... 231

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU....................................................................................... 232

1. Hòa thượng Thiệt Úy–Chánh Thành–Khánh Vân.................................................. 232

2. Hòa thượng Pháp Ấn–Tường Quang–Quảng Độ..................................................... 233

3. Hòa thượng Toàn Chiếu–Trí Minh–Bảo Ấn............................................................ 234

4. Hòa thượng Chương Nhẫn–Tuyên Tâm–Từ Nhân.................................................. 236

5. Hòa thượng Chương Khước–Tông Tuyên–Giác Tánh.............................................. 238

6. Hòa thượng Ấn Hướng–Tổ Đồng–Pháp Nhãn........................................................ 240

7. Hòa thượng Ấn Tham–Tổ Vân–Hoằng Phúc.......................................................... 242

8. Hòa thượng Ấn Kim–Tổ Tuân–Hoằng Tịnh............................................................ 243

9. Hòa thượng Ấn Lãnh–Tổ Tòng–Hoằng Thạc........................................................ 245

10. Hòa thượng Chơn Trung–Đạo Chí–Diệu Quang..................................................... 246

11. Thánh tử đạo Thị Hoàng–Hạnh Đức–Giác Bình.................................................. 249

12. Hòa thượng Như Chánh–Giải Trực–Huyền Tấn.................................................... 251

13. Hòa thượng Chơn Khai–Đạo Chánh–Quang Lý..................................................... 252

14. Hòa thượng Chơn Sử–Đạo Thị–Khánh Tín........................................................... 255

15. Hòa thượng Như Bình–Giải An–Huyền Tịnh......................................................... 257

IV. SỰ TRUYỀN THỪA CỦA CHƯ NI................................................................................ 258

Ni trưởng Như Huyền–Giải Huệ–Hồng Từ................................................................... 259

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA........................................................................... 261

TIẾT 4. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH.................................... 271

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 271

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 272

1. Tổ đình Sơn Long................................................................................................. 272

2. Tổ đình Thiên Hòa................................................................................................ 275

3. Tổ đình Phổ Bảo................................................................................................... 277

4. Tổ đình Thắng Quang........................................................................................... 279

5. Tổ đình Thiên Bình............................................................................................... 281

III. NHỮNG VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU........................................................................... 284

1. Hòa thượng Thiệt Đăng–Chánh Trí–Bửu Quang..................................................... 284

2. Hòa thượng Toàn Định–Vi Quang–Bảo Tạng......................................................... 285

3. Hòa thượng Toàn Ý–Vi Tri–Phổ Huệ...................................................................... 286

4. Hòa thượng Chương Thiện–Tuyên Giác–Hoằng Đạo.............................................. 287

5. Hòa thượng Chơn Hương–Chí Bảo.......................................................................... 288

6. Hòa thượng Chơn Giám–Đạo Quang–Trí Hải.......................................................... 290

7. Hòa thượng Như Phước–Giải Tiềm–Huyền Ý.......................................................... 292

8. Hòa thượng Như Hòa–Tâm Ấn.............................................................................. 295

9. Hòa thượng Như Huệ–Thanh Nguyên–Hoằng Thông............................................. 296

Từ dung nhất đổ tiện tương tri...................................................................................... 298

10. Hòa thượng Chơn Phước–Đạo Thông–Huệ Pháp.................................................. 301

11. Hòa thượng Như Đăng–Giải Chiếu–Trí Độ............................................................ 303

12. Hòa thượng Như Từ–Tâm Đạt............................................................................. 305

13. Hòa thượng Thị Công–Trí An–Đồng Thiện.......................................................... 307

14. Hòa thượng Như An–Giải Hòa–Huyền Quang....................................................... 309

15. Hòa thượng Thị Huệ–Hạnh Giải–Bảo An.............................................................. 311

IV. SỰ TRUYỀN THỪA CỦA CHƯ NI................................................................................ 315

1. Ni trưởng Thị Hương–Từ Đăng–Diệu Hoa............................................................... 315

2. Ni trưởng Như Ái–Tịnh Viên–Hoằng Thâm............................................................ 316

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA........................................................................... 318

1. Về bài kệ truyền pháp của môn phái Chúc Thánh Bình Định............................... 318

2. Về bài kệ truyền pháp của Hòa thượng Chơn Giám–Trí Hải, khai sơn chùa Bích Liên, Bình Định  319

TIẾT 5. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH PHÚ YÊN...................................... 327

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 327

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 328

1. Tổ đình Từ Quang................................................................................................. 329

2. Tổ đình Phước Sơn................................................................................................ 332

3. Tổ đình Triều Tôn................................................................................................. 334

4. Tổ đình Khánh Sơn............................................................................................... 335

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 337

1. Hòa thượng Pháp Chuyên–Luật Truyền–Diệu Nghiêm........................................... 337

2. Hòa thượng Toàn Thể–Vi Lương–Linh Nguyên...................................................... 339

3. Hòa thượng Toàn Nhật–Vi Bảo–Quang Đài............................................................ 340

4. Hòa thượng Chương Từ–Tông Trực–Quảng Thiện................................................. 342

5. Hòa thượng Ấn Thiên–Tổ Hòa–Huệ Nhãn............................................................. 343

6. Hòa thượng Chơn Chánh–Đạo Tâm–Pháp Tạng.................................................... 344

7. Hòa thượng Như Đắc–Giải Tường–Thiền Phương................................................... 345

8. Hòa thượng Thị Chí–Hành Thiện–Phước Hộ.......................................................... 346

9. Hòa thượng Thị Niệm–Hành Đạo–Phước Ninh....................................................... 349

10. Hòa thượng Thị Tín–Hành Giải–Phước Trí........................................................... 350

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA........................................................................... 352

TIẾT 6. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA................................. 358

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 358

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 359

1. Tổ đình Hội Phước................................................................................................ 359

2. Tổ đình Linh Sơn.................................................................................................. 361

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 363

1. Hòa thượng Pháp Thân–Đạo Minh........................................................................ 363

2. Hòa thượng Chương Huấn–Tông Giáo.................................................................... 364

3. Hòa thượng Chơn Hương–Thiên Quang.................................................................. 365

4. Hòa thượng Như Huệ–Giải Thức–Thiền Tâm......................................................... 366

5. Hòa thượng Như Đạt–Giải Nghĩa–Hoằng Thâm..................................................... 367

6. Hòa thượng Thị Thọ–Hành Giáo–Nhơn Hiền.......................................................... 369

7. Hòa thượng Tâm Thanh–Tịch Tràng..................................................................... 370

8. Hòa thượng Đồng Kỉnh–Thành Tín–Tín Quả.......................................................... 372

9. Hòa thượng Thị Tấn–Hạnh Phát–Phước Huệ......................................................... 374

10. Hòa thượng Thị Khai–Hạnh Huệ–Đỗng Minh....................................................... 376

IV. SỰ TRUYỀN THỪA CỦA CHƯ NI................................................................................ 381

Ni trưởng Tâm Đăng–Hạnh Viên–Chơn Như.............................................................. 381

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỂN THỪA........................................................................... 384

1. Về thứ hệ trong tông môn của Hòa thượng Thích Tín Thành............................... 384

2. Về việc đặt pháp tự và pháp danh tại Tổ đình Hội Phước................................... 385

3. Sự truyền thừa của Hòa thượng Thích Tịch Tràng................................................. 385

TIẾT 7. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH NINH THUẬN................................ 391

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 391

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 392

1.Tổ đình Thiền Lâm................................................................................................ 392

2. Tổ đình Thiên Hưng.............................................................................................. 395

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 398

1. Hòa thượng Chơn Tâm–Đạo Tánh–Viên Minh....................................................... 398

2. Hòa thượng Chơn Cảnh–Đạo Thông–Trí Thắng..................................................... 398

3. Hòa thượng Như Thọ–Giải Thoát–Huyền Tân........................................................ 402

4. Hòa thượng Như Hương–Giải Vị–Huyền Tâm.......................................................... 404

5. Hòa thượng Như–Hạnh–Giải Uyên–Huyền Thâm................................................... 405

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA.......................................................................... 406

TIẾT 8. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN................................. 408

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 408

II. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................. 410

1. Hòa thượng Như Quang–Giải Đạo–Hoằng Phúc..................................................... 410

2. Hòa thượng Như Tiến–Giải Hinh–Quảng Hưng....................................................... 411

3. Hòa thượng Thị Lạc–Hành Thiện–Hưng Từ........................................................... 414

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA.......................................................................... 417

CHƯƠNG IV

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM,
CAO NGUYÊN VÀ HẢI NGOẠI

TIẾT 1. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI SÀI GÒN................................................ 420

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 420

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 422

1. Tổ đình Tập Phước............................................................................................... 422

2. Tổ đình Hưng Long............................................................................................... 426

3. Tổ đình Đông Hưng.............................................................................................. 427

4. Tổ đình Quán Thế Âm.......................................................................................... 430

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 432

1. Hòa thượng Như Điền–Giải Trà–Huệ Chấn............................................................ 432

2. Hòa thượng Chơn Trừng–Đạo Thanh–Hưng Duyên................................................ 434

3. Bồ–tát Thị Thủy–Hành Pháp–Quảng Đức.............................................................. 435

4. Hòa thượng Thị Niệm–Hành Nguyện–Viên Thành................................................. 437

5. Hòa thượng Thị An–Hành Trụ–Phước Bình............................................................ 439

6. Hòa thượng Chơn Miên–Đạo Long–Trí Hưng......................................................... 442

7. Hòa thượng Thị Lộc–Thành Văn–Nguyên Ngôn.................................................... 444

8. Hòa thượng Như Thiện–Giải Năng–Hoàn Quan...................................................... 447

9. Hòa thượng Đồng Phước–Thông Bửu–Viên Khánh................................................ 448

IV. SỰ TRUYỀN THỪA CỦA CHƯ NI................................................................................ 452

1. Ni trưởng Đồng Chánh–Thông Huệ–Tịnh Như....................................................... 453

2. Ni trưởng Đồng Độ–Thông Chúng–Tịnh Khiết....................................................... 455

3. Ni trưởng Đồng Chánh–Thông–Nghĩa–Tịnh Giác................................................... 456

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA........................................................................... 457

TIẾT 2. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG................................. 460

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 460

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 461

1. Tổ đình Hội Khánh............................................................................................... 461

2. Tổ đình Thiên Tôn................................................................................................ 465

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 468

1. Hòa thượng Toàn Tánh–Chánh Đắc...................................................................... 468

2. Hòa thượng Chương Đắc–Trí Tập.......................................................................... 470

3. Hòa thượng Ấn Long–Thiện Quới.......................................................................... 470

4. Hòa thượng Chơn Thanh–Từ Văn.......................................................................... 471

5. Hòa thượng Chơn Phổ–Minh Tịnh......................................................................... 473

6. Hòa thượng Như Cự–Viên Chiếu............................................................................ 475

7. Hòa thượng Thị Huê–Thiện Hương......................................................................... 476

8. Hòa thượng Như Thượng–Thường Chiếu................................................................ 478

9. Hòa thượng Như Trạm–Tịch Chiếu........................................................................ 480

IV. ĐẶC ĐIỂM SỰ TRUYỀN THỪA.................................................................................. 481

TIẾT 3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI VĨNH LONG
VÀ CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ............................................................................... 483

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 483

II. NHỮNG NGÔI TỔ ĐÌNH.............................................................................................. 484

Tổ đình Phước Hậu.................................................................................................... 484

III. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................ 486

1. Hòa thượng Ấn Chí–Tổ Chấp–Hoằng Chỉnh.......................................................... 486

2. Hòa thượng Chơn Thành– Đạo Tín–Khánh Ngọc................................................... 486

3. Hòa thượng Chơn Quý–Đạo Trân–Khánh Anh........................................................ 487

4. Hòa thượng Như Quả–Giải Nhơn–Hoàn Tuyên (Thích Thiện Hoa).......................... 489

5. Hòa thượng Như Mẫn–Giải Phật–Hoàn Phú........................................................... 492

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA.......................................................................... 492

Tiết 4. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA–VŨNG TÀU.. 495

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TRUYỀN THỪA............................................................................. 495

II. CÁC VỊ DANH TĂNG TIÊU BIỂU................................................................................. 496

1. Hòa thượng Đồng Trí–Thanh Minh–Bảo Huệ......................................................... 496

2. Hòa thượng Đồng Giác–Tịnh Giác......................................................................... 499

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN THỪA.......................................................................... 500

TIẾT 5. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI CÁC TỈNH CAO NGUYÊN........................ 501

I. TỈNH LÂM ĐỒNG....................................................................................................... 501

1. Sự truyền thừa của chư Tăng................................................................................ 503

2. Sự truyền thừa của chư Ni..................................................................................... 512

II. TỈNH ĐAKLAK............................................................................................................ 513

Thượng tọa Đồng Viên–Thông Lợi–Viên Đức............................................................ 514

III. TỈNH ĐAKNONG........................................................................................................ 515

Hòa thượng Chơn Bích–Đạo Liên–Trí Huy.................................................................. 516

IV. TỈNH GIA LAI–KONTUM............................................................................................ 517

Tổ đình Bác Ái.......................................................................................................... 517

TIẾT 6. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI HẢI NGOẠI............................................ 520

I. TẠI CHÂU ÂU............................................................................................................. 520

1. Hòa thượng Như Kế–Giải Đạo–Huyền Vi................................................................ 521

2. Hòa thượng Như Điển–Giải Minh Trí Tâm............................................................. 523

3. Hòa thượng Đồng Tâm–Thông Tịnh–Trí Minh...................................................... 526

II. TẠI CHÂU MỸ........................................................................................................... 527

1. Hòa thượng Chơn Điền–Đạo Phước........................................................................ 529

2. Hòa thượng Như Lễ–Huyền Dung.......................................................................... 530

3. Hòa thượng Thị Uẩn–Hạnh Đạo–Thuần Phong...................................................... 530

4. Hòa thượng Đồng Đạt–Thông Đạt–Thanh An........................................................ 531

1. Hòa thượng Như Kế–Giải Tích–Huyền Tôn............................................................ 532

2. Hòa thượng Như Huệ–Giải Trí–Trí Thông............................................................... 533

3. Hòa thượng Đồng An–Thanh Nghiệp–Bảo Lạc...................................................... 536

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................... 538

PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................................... 548

CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA CỦA TÔNG LÂM TẾ TẠI VIỆT NAM

1. BÀI KỆ CỦA TỔ TRÍ BẢN–ĐỘT KHÔNG...................................................................... 548

2. BÀI KỆ CỦA TỔ VẠN PHONG–THỜI ỦY...................................................................... 549

3. BÀI KỆ CỦA TỔ MỘC TRẦN–ĐẠO MÂN..................................................................... 550

4. BÀI KỆ CỦA TỎ THIỆT DIỆU–LIỄU QUÁN................................................................. 550

5. Bài kệ của Tổ Minh Hành-Tại Tại:............................................................................ 552

THƯ MỤC THAM KHẢO.................................................................................... 554

A. SÁCH CHỮ VIỆT........................................................................................................ 554

B. KINH SÁCH CHỮ HÁN................................................................................................ 556

C. CÁC TẠP CHÍ, KỶ YẾU, LUẬN VĂN............................................................................ 556

D. KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ, NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VĂN BIA, VĂN BẢN LƯU TRỮ,
LONG VỊ, PHÁP QUYỂN, ĐỘ ĐIỆP, CHÚC TỪ CÁC CHÙA........................................... 557

 

 

 


 

pdf-icon

Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Chúc Thánh_Thích Như Tịnh



***

Chân thành cảm ơn Đại Đức Thích Như Tịnh

đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách giá trị này
(TK Thích Nguyên Tạng, tháng 1-2016)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2013(Xem: 19066)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12324)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27530)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4895)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 21083)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6451)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10327)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3476)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
09/04/2013(Xem: 8885)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]