Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tào Khê một dòng chảy

29/01/201507:56(Xem: 6536)
Tào Khê một dòng chảy

   luc-to-hue-nang  


 



      

         Theo thời gian lịch sử và không gian vật lý, thì đệ tử Như Lai đều cho rằng núi Thiếu và khe Tào (Tào khê) là địa danh gắn liền với hành trạng Tổ Đạt Ma và Huệ Năng. Bởi đó là Đạo trường hành đạo giáo hóa của các Tổ sư. Đạo trường với quy ước vật lý này đánh dấu những nỗ lực bình sinh sau cùng để các Chân nhân Tổ sư “ung dung xô cửa huyền vi bước vào Đạo”. Để rồi cánh cửa ấy khai phóng nguồn năng lượng siêu nhiên tuôn chảy miên tục, “chắp cánh cho Đạo mầu bay vào cát bụi của kiếp người”.

 

        Thời gian ước định và biên độ không gian vật lý này đã đi vào tâm linh hành giả liễu đạo những dấu son, rồi trở thành chốn linh thiêng trầm mặc và huơng hoa lễ nhạc phụng thờ. Cho thấy, trong thế giới danh sắc hay giữa cuộc sống đầy tham vọng quàng hoảng này, thì sắc pháp điển tích là khá cần thiết để hành giả thể nhập bổn tính vắng lặng tròn đầy của các pháp. Thế nhưng theo liễu nghĩa mà nói, thì Núi Thiếu Khe Tào hay Đạt Ma, Huệ Năng Đường Tăng đâu phải chỉ rêng ở Ấn Đô & Trung Hoa; các Ngài tuy hóa thân từ thiên cổ mà thực vẫn đang tọa thiền quán tâm và đang trên đường thỉnh kinh đó thôi!. Khi nào kiếp nhân sinh vắng lặng khổ đau thù hận… thì bước chân phổ độ của các Ngài mới thực bước vào mảnh đất Vô Sanh. Các Ngài xuất hiện cả muôn đời và muôn xứ. Cho nên nói “Thôi tìm núi Thiếu với khe Tào. Tánh chửa từng mê ngộ thuở nào…”, và “Tay cầm chuỗi hạt chưa lần. Long Hoa đã hiện, Linh Sơn chưa nhòa”.  Thế mới rõ rằng Tâm và Vật, sự tướng và lý tánh cần phải được quán chiếu hỗ tương một cách linh thông. Ắt rằng chỉ như vậy mới đạt được khả năng nhận thức và lý luận viên dung Chân-Tục.

 

       Cần nhận thức sâu xa là, mạch nguồn trí giác từ các bậc cổ đức Chân Sư đã được kết nối truyền thừa và biến hóa lưu thông giữa cõi trần huyễn hoặc. Sự tiếp nối nguồn Đạo này được thể hiện xuyên qua cuộc đời hành đạo của các bậc Chân Nhân. Sự lập nguyện và hành xử của các Ngài đều là bài pháp chân truyền thuyết minh những gì có tính “vô ngôn” như TS Nhất Hạnh chỉ điểm: “Tay Thầy trong tay con”.  Và nơi đây chốn Thần Kinh Cố Đô, mạch nguồn Tào Khê hay chính là sự tiếp hiện thân chứng và hành đạo từ các Chân Sư đang tuôn chảy êm đềm bên dòng Hương hiền hòa, giữa đàn Nam Giao chỗ hội tụ khí thiêng và bên tháp Phước Duyên uy nghi. Cụ thể là đã có nhiều gương hạnh chân tu cống hiến không mệt mỏi cho quê huơng và Đạo pháp nơi xứ Huế Thần Kinh. Nhưng nơi đây, cái gọi là tăng thuợng duyên khiến học trò mạo muội kính cẩn ghi lại là nhờ có thắng duyên được vài lần tiếp xúc và sự dấn thân linh hoạt “hòa nhi bất đồng” của vị Ni trưởng. Đó là Ni truởng trú trì chùa Pháp Hỷ, Huế. Ai cũng thừa nhận rằng Sư đã và đang xuất hiện giữa bao nẻo đường lấm bụi từ chốn thôn quê cơ hàn khốn khó cho đến phố thị phong lưu náo nhiệt. Hình ảnh Sư từ rất lâu rồi, lúc mờ lúc tỏ, lúc nhanh lúc chậm… nơi cõi vô thường với bao thị phi vui buồn và bốn mùa mưa dầm nắng cháy tiêu sơ giữa lòng đất Huế.

 

        Có lẽ mọi người đều khẳng nhận rằng, sự hiện thân của Ni trưởng chùa Pháp Hỷ là bậc Ni lưu với cốt cách sống khế Đạo. Rất nhiều Tăng Ni và Phật tử cho rằng Ni truởng là một trong những Tăng Ni Thừa Thiên tiêu biểu cho sự tiếp nối dòng Tào Khê chảy qua mọi bình nguyên thời gian và phuơng sở. Nguồn mạch này gần như trôi chảy trong tĩnh lặng nhưng lại hào khí, trung trinh, tiết liệt giữa bao la trần thế với giữa vạn dặm đời xuôi ngược.

 

       Thuật tả lại mạch nguồn này thì cũng như tả một trang toàn cảnh với nhiều nét nghệ thuật kiêu sa hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa như tác phẩm văn học nghệ thuật. Vậy nên từ đâu nhỉ? Có lẽ nên từ những gì rất thật và rất gần với cuộc hiện sinh này. Sư xuất gia tại Huế khi tuổi còn nhỏ. Năm tuổi đời vừa chớm 25, Sư đã gia nhập tổ chức Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Nhiều người cùng thời Sư đều rõ, lúc ấy Sư đã xúc xử vững chãi ổn định giữa dòng chảy muôn sắc xanh đỏ và rộn rã nhấp nháy của hoa lệ thành đô. Bởi nhờ Sư vào đời với bao hoài bảo, bao nỗi trăn trở và lòng nhiệt huyết ưu đời mẫn thế. Có lẽ đây chính là nguồn năng lượng hàm dưỡng quan trọng nhất và kèm với tài hoa thiên sinh, khiến Sư sáng tác hàng trăm bài thơ hiện thực và rất Đạo với nhiều nội dung có tác dụng chuyển hóa khuyến tu... Vì thế mà có nhiều ý kiến cho rằng, thơ Sư đích thực đã chạm đến trung tâm huyết mạch Đạo, và Đạo đã được khai hóa sinh động trong từng con chữ câu từ trong thơ Sư. Đọc thơ Sư, có người khẳng khái nhận định rằng diệu nghĩa của Đạo đã mang đến cho thơ Sư chân trời rộng mở và cảm hứng sáng tác, và thơ Sư đã mang đến cho Đạo những diệu hóa vô cùng. Để từ đó, tuyển tập thi phẩm “DÂU ẤN THỜI GIAN”… như diệu dược có khả năng chữa căn bệnh của kiếp người.

 

       Thêm vào đó là mãi cho đến bây chừ, Sư vẫn là thiện nguyện viên tiên phong, đại diện cho sứ giả tình thương. Đã từ rất lâu và rất lâu lắm rồi, mỗi khi nơi nào đó trong ba Tỉnh Bắc Nam Trung hứng chịu thiên tai hay biến cố tai nạn khác, thì Sư kịp thời lên đường và tự tay biếu tặng đồ dùng thiết yếu để nạn nhân tạm thời qua cơn nguy biến. Sư còn đến tận từng nhà những nạn nhân khuyết tật dị dạng thể chất và khiếm khuyết tinh thần để an ủi động viên và tìm cách cứu giúp nhằm làm vơi đi phần nào gánh nặng cho gia đình vốn đã khốn khổ cơ hàn. Có lần Sư cho học trò xem hình ảnh các nạn nhân co quắp tong teo, co giật và đi bằng cả hai chân hai tay. Sư còn kể thuộc lòng tên tuổi, gia cảnh, bệnh trạng….của từng em. Vậy là để kịp thời cứu khổ, Sư đã thân hành qua bao tỉnh thành từ miền núi cho đến đồng bằng, từ những nẻo đường trên phố hội sầm uất cho đến vùng sâu hẻo lánh hoang vu. Qua bao chuyến xe gập ghềnh hiểm nguy và mệt mỏi rệu rã, Sư đã để lại dấu chân mòn gót hài và lòng thương cảm sâu sắc đến bao mảnh đời nghiệt ngã trái ngang.  Cũng chính nhờ từ tấm lòng thiện nguyện mang tính xã hội nhân văn này nên bên cạnh đi đó đây để cứu giúp, Sư còn mở lớp dạy nghề miễn phí tại chùa cho các em khuyết tật; hy vọng họ có thể nhờ đó mà tự tin hòa nhập với quần chúng. Cho đến nay, đã có gần hai ngàn em mãn khóa lớp học may thêu từ mái trường dưới chùa Pháp Hỷ với niềm xúc động rưng rưng. 

 

        Lao tâm khổ tứ và lắm khi phải đi sớm về trưa, trầm mình trong nắng mưa gió bụi…và nhiều khi gần như gân cốt không cho phép, nhưng Sư cũng vẫn dùng bữa rất đạm bạc. Lần nọ có việc khá đột xuất, học trò đến chùa Pháp Hỷ xin hầu chuyện. Thị giả cho phép lên chỗ Sư đang làm việc. Vừa bước vào, học trò thấy Sư đang cặm cụi bên đống hồ sơ của những nạn nhân khuyết tật và nhiều hoàn cảnh đau lòng tê buốt. Tuy không cố ý mà học trò cũng nhìn thấy mâm cơm bên cạnh Sư. Rõ chỉ một bát cơm, dĩa rau muống luộc loại cọng to vàng vàng do chưa kịp dùng, và ly nước trong. Không cần hỏi, học trò biết đó là do sự lựa chọn của chính Sư.

 

      Sau khi ra về, thức ăn không thể đạm bạc thanh bần hơn ấy cứ như hiện rõ trước mắt. Học trò tự nhủ: “Sư tuổi cao mà lại dùng như rứa thì sức mô mà đi cứu trợ vùng này tỉnh nọ hè!. Đó là chưa nói đến phải lên xe xuống tàu gập ghềnh lắc lư trên đường dài vạn dặm và ăn ngủ thất thường. Rồi học trò tự nhủ, hay biết đâu đức Như Lai đại từ đã phóng nguồn tịnh quang tiếp trợ năng lượng cho Sư!”. Bỗng liên tưởng đến sự đạm bạc của nhiều bậc chân nhân ngày xưa; họ chỉ ăn lá rừng, uống nước suối qua ngày mà da vẫn hồng nhuận, thông sáng và trầm lắng ổn định. Ngẩng nhìn trời xanh mây trắng, thấy Sư đang thiền hành, hít thở và mỉm cười hàm tiếu...

 

      Thế đó, mạch Tào Khê vẫn đang tuôn chảy không thôi dứt, mà đi ngược về xuôi chẳng thấy dấu vết và lưu ngại. Cho nên ngoài ăn mặc đạm bạc giản dị và cứu trợ phát chẩn khắp nơi, Sư còn ân cần tha thiết và thận trọng tử tế trong từng nghĩa cử nho nhỏ. Thăm trường Hạ Đức Sơn và nhiều trường hạ khác, Sư tặng thức ăn vật uống và cả những đồ dùng nhu yếu cá nhân, rồi còn đọc thuộc lòng hàng chục bài thơ của mính và của tác giả khác. Ni chúng ngồi nghe bất động, quên cả gải ngứa và nuốt miếng. Và có lần nọ, 6-7 sư cô đến Pháp Hỷ cùng lúc, Sư tự tay chế và rót trà. Giữa buổi chuyện, Sư đứng dậy ra khỏi ghế đi châm trà cho từng ly một trong khi mỗi người chỉ cần vói tay là chạm bình; học trò tiếp nhận trong e ngại, ngẩn ngơ... Khi chào về, Sư nhẹ trước mấy bước rồi sắp xuôi mấy đôi dép bẩn thỉu để các Sư cô thuận tiện hơn khi để chân xuống bậc cấp. Thấy vậy, chúng học trò quýnh quáng  “Ui chao ui! Lạy Sư! Sư mà làm rứa thì tụi con tổn thọ mất! ”. Sư cười: “Có chi mô!” . Có lẽ việc này đối với Sư chẳng khác nào tụng kinh giảng pháp. Thế nhưng thưa Sư! Sư mà “tụng kinh giảng pháp” theo kiểu đó thì học trò “khiếp” chết đi được!.

                                        

        Cho đến giờ, vị trà như quyện với huơng nước khe Tào đang chảy rỉ rả trong cổ họng; ngọt, ấm, thấm, lan tỏa, hương nồng, tinh khiết. Và cũng cảm nghe mạch nguồn khe Tào đang tuôn chảy tưới tẩm mát lành Cố Đô sau chuỗi ngày nắng chói. Thấp thoáng đâu đó, học trò thấy Sư vẫn đang từ tốn vốc uống từng ngụm nước suối khe Tào. Nước khe Tào với Sư không phải Một nhưng là Một. Không biết khe Tào biến thành Sư hay Sư biến thành khe Tào!!!. Chỉ biết nước Tào Khê luôn ngọt mát và an hòa. Mây trắng muôn đời vẫn là mây trắng thong dong đó thôi!!!. Nước từ nguồn khe Tào luôn được tinh tế chắt lọc, gạn đục khơi trong và ngọt lành cổ họng như thế đó!. Cảm giác và vị giác hương trà như thế ấy mãi tiếp nối kéo dài và cố nhiên có lẽ là luôn mới mẻ tinh khôi.

 

       Cũng nhờ sự thừa tiếp ảnh hưởng năng lượng chánh niệm từ các bậc Chân Sư mà bất kỳ ở đâu, hành-ngôn của Sư cũng đều có thể làm gương soi. Cho dù Phật sự luôn đan kín bởi phải hóa duyên cứu trợ nhiều nơi và tham dự các cuộc họp trong các tổ chức Giáo hội, Sư cũng không hề hốt hoảng hấp tấp và vụt chạc, kể cả ngay những khi sự việc có tính khẩn. Hơn thế nữa là dù gặp việc trái ý nghịch lòng khó có thể kềm chế kích động trong nhất thời, Sư cũng thận trọng không để thất ngôn. Sư luôn giữ trạng thái thân nghi thăng bằng ổn định dưới sự kiểm soát của thiền quán; thể hiện qua thao tác nhanh gọn mà đúng lúc hợp thời, tế nhị, trầm tĩnh, ân cần, tận tụy và tử tế với hết thảy mọi người.

 

        Xưa, người Thầy chốn khe Tào nói : “Người ngộ đạo thì dù dâm phòng tửu tứ cũng đều là chốn Đạo tràng của họ”. Nay đây, Sư tuy lại qua chốn bụi trần đầy thị phi thù ghét và ganh tỵ vùi dập nhau, mà vẫn luôn tĩnh tại chất trực và ôn nhu. Nguyên do cũng dễ hiểu thôi! Bởi thức uống chính là nước suối khe Tào. Đó là thứ nước có khả năng: thuần khiết điều hòa thân tâm, nấu chẳng cần nồi, đun chẳng cần lò và uống chẳng cần cốc. Nguồn nước này không biết Sư đã uống dùng tự bao giờ và vẫn đang và sẽ dùng!

 

        Hình như ai cũng biết Sư nổi bật qua ba điều là làm thơ nhanh như rút chiếc khăn từ túi  xách (chưa nói đến thuộc nhiều thơ), là thiện nguyện viên tích cực-đại diện cho sứ giả tình thương và là người ổn định vững vàng trong thiền quán. Nói cách khác, có lẽ mọi người thấy rõ Sư đích thực tiêu biêu đại diện cho mô thức MỘT HÌNH ẢNH BA CUỘC ĐỜI: đó là cuộc đời Thiền sư, cuộc đời Thiện nguyện viên và cuộc đời Thi sĩ. Ba mà một, một mà ba. Cả ba cùng hài hòa, bổ sung, làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Cả ba tạo thành một chỉnh thể thống nhất, cùng vận hành linh hoạt hòa điệu trong dòng mạch Tào Khê. Nhưng chính chất liệu và năng lượng Thiền mới là sợi dây xuyên suốt bủa khắp hệ tim mạch cuộc đời. Sợi dây này chi phối, thống lĩnh hai cuộc đời Thi sĩ và cuộc đời Thiện nguyện viên. Nhờ đó mà nguồn suối này tuy ứng dụng dọc ngang mà vẫn không lìa đôi bờ giới hạnh và chánh niệm. Tại đây, tuy có thể không nên nói quá là “vào rừng không động lá, vào biển không quậy sóng”. Nhưng hẳn mọi người đều cảm nhận rằng những hành xử khuôn thước, mọi kham khổ đã kinh qua và nguồn thơ Đạo ấy đều bắt nguồn và vận hành dưới ánh sáng Thiền định và quán chiếu “như lý tác ý”.

 

       Chúng  ta từng nghe nói :“Người kiến tánh thì dù ở giữa chốn đao binh vẫn kiến tánh.” Sư đi khắp nơi để thuyết giảng và phúc lợi xã hội mà phong thái tâm tư luôn thấm nhuần Pháp, nhờ đó mà càng dõng mãnh và có nhiều thắng duyên với cuộc đời độ sanh. Khi đối diện với thuận lợi hay nghịch cảnh, quần chúng dễ thương hay không dễ thương, người khá giả địa vị hay lao động nghèo khổ… thì Sư đều liễu tri rằng, những phân biệt chia cách kia chỉ mang tính giả tạo. Nhờ thế mà chỉ thương và thương chứ không lên án, chỉ trích hay buộc tội. Công việc dù có dồn dập đến đâu, Sư vẫn sở hữu trí nhớ siêu đẳng (nhất là thuộc thơ), vẫn sáng tác, vẫn dọc ngang ứng cơ tiếp vật. Sư ứng cơ tiếp vật mà lại thoát ly mọi trói buộc phù phiếm giữa bã đời hốt hoảng bon chen. Do đó có thể nói rằng, Sư vào đời mà lại thoát ly những phân biệt vướng kẹt và nhơ nặng ác liệt; thoát ly đời mà lại trực hướng thực trạng cơ hàn thống khổ nhân sinh để tìm cách cứu giúp.

      Ngang qua một vài nét nổi bật trong công hạnh và hành xử, trò như được nghe thêm lời khẳng quyết “Con Là Sự Tiếp Nối Của Thầy”. Có  lẽ “Thầy” đây bao gồm chư Hiền Thánh Tăng, Chân Nhân Tổ Sư và Chánh Pháp. Sự tiếp nối ấy là gì? Phải chăng là tiếp nối đức hạnh và hạnh nguyện của Thầy!. Thế nên ngay đây, có thể thấu được lời nhận định và cũng là lời sách tấn rất thâm thiết rằng: “Giản dị và khiêm hạ là tiếng nói cuối cùng của kinh nghiệm và tài hoa.” Chắc rằng, giản dị đây chính là mọi phương tiện sống đều khổ hạnh kham khổ và đem thân mình ra phụng hiến trong mọi thời mọi lúc, khiêm hạ đây có lẽ là chính nhờ vào lòng thương vô ngã mà có thể tự tại vô ngại vào đời xuôi ngược độ sanh.

 

       Thế là dòng nước Tào Khê đang chảy và sẽ chảy qua mọi bình nguyên sinh tử và ghềnh thác cuộc đời; khi thì giữa vách đá cheo leo cao khiết, khi thì trầm lắng bình ổn giữa dòng đời mát rượi, và khi thì uyển chuyển giữa bão táp sóng gào gió cuộn. Nhưng dù có chảy đến đâu đi nữa, thì vẫn mãi là con nước của nguồn cội định tĩnh thiền quán thấu rõ mọi vô thường.

      Dòng nước Khe Tào không van mở, không chốt khóa; đi ngược tìm xuôi chẳng thấy dấu tích và lưu ngại nhưng không đâu không có. Có lẽ nhờ lời lập nguyện kiên định từ tiền kiếp, nên Khe Tào mãi vần vũ lại qua và lên xuống giữa đôi bờ sinh tử, giữa mưa dầm gió bấc, giữa núi rừng đơn côi heo hút với ngàn gió hú muôn phương. Bây chừ cũng chính tại những nơi này, có lẽ lời lập nguyện kiên thệ lại lần nữa văng vẳng giữa hòa điệu thinh không. Lập nguyện rồi cứu đời. Cứu đời rồi lại lập nguyện. Ôi! Cũng chỉ tại “chúng sanh không số lượng” đó ru!. Khi lời thệ nguyện được thiết lập trước sự chứng minh của các Chân Nhân Tổ Sư, thì cũng đồng nghĩa với việc phát tâm dõng mãnh thực hành Pháp; mà Pháp thì vốn tròn đầy công đức và trí huệ. Thế nên TÀO KHÊ MỘT DÒNG CHẢY sẽ mãi rì rào thâm thiết, dung dị… nhưng rất đỗi cao khiết giữa đất trời Thừa Thiên Huê nói riêng và các Tỉnh thành nói chung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6816)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13844)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37334)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7188)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13804)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15062)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10102)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7107)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
09/11/2012(Xem: 9155)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]