Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự truyền thừa từ Viện Nghiên Cứu PG Trung Hoa đến Học Viện PG Pháp Cổ

19/04/201500:19(Xem: 3608)
Sự truyền thừa từ Viện Nghiên Cứu PG Trung Hoa đến Học Viện PG Pháp Cổ


Pagoda_3

SỰ TRUYỀN THỪA TỪ VIỆN NGHIÊN CỨU

PHẬT GIÁO TRUNG HOA ĐẾN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO PHÁP CỔ




Thích Giải Hiền

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức

(Dịch từ bài phát biểu của thượng tọa Huệ Mẫn –

Hiệu trưởng học viện Phật Giáo Pháp Cổ)



Dấu ấn làm giáo dục của giới Phật Giáo đương đại


Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” (năm 1912 chính phủ Dân Quốc thành lập đổi tên thành Đại Học Bắc Kinh) năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.

Trước năm 1920, Đại học ở Trung Quốc đều là dân lập như Đại học Đông Ngô, Đại học Tế Lỗ, Đại học Saint Jonhs. Theo tư liệu thống kê vào lúc đó trên 80% sinh viên đều theo học tại các trường Đại học do giáo hội Cơ Đốc giáo (đạo Chúa và đạo Tin Lành) thành lập.

Sau năm 1920, các trường Đại học công lập như Đại học Đông Nam, Đại học Giao Thông, Đại học Quảng Đông, Đại học Thanh Hoa lần lượt được thành lập và ảnh hưởng của trường đại học công lập cũng được lớn mạnh dần. Năm 1929, chính phủ công bố quy trình quy mô đại học và luật tổ chức đại học, yêu cầu đưa tất cả các trường đại học dân lập vào hệ thống quản lý pháp luật, các điều kiện thành lập đại học tư thục đều có quy định hạn chế. Do vậy, vào thời đó nhân duyên để giới Phật Giáo thành lập trường Đại học không thể hội đủ được.

Năm 1949, sau cuộc nội chiến Quốc Cộng, chính phủ Dân Quốc dời ra đảo Đài Loan, do kinh nghiệm đối phó với các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trước đó ở đại lục nên trên phương diện chính sách đã tăng cường quản lý và hạn chế việc thành lập các trường Đại học tư thục.

Năm 1974, chính phủ ban bố luật Đại học tư thục quy định tất cả các trường Đại học tư thục đều phải đăng kí thành “tài đoàn pháp nhân” (hình thức sở hữu tập thể). Thập niên 70, Đài Loan đối diện với những thử thách của cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, những nhu cầu bức thiết về đội ngũ nhân tài kỷ luật cao của các công ty, xí nghiệp đã làm cho những chính sách hạn chế việc xin thành lập trường tư thục kéo dài suốt 13 năm phải được thay đổi.

Từ năm 1985 bắt đầu mở cửa lại nhưng chỉ cho phép các học viện kỹ thuật công nghệ, y khoa và kỹ thuật nghề. Do đó, giới Phật Giáo thành lập Học viện công nghệ Hoa Phạm (chiêu sinh năm 1990 đến năm 1997 đổi thành Đại học Hoa Phạm). Học viện Y Khoa Từ Tế (năm 1994 chiêu sinh, đến năm 2000 đổi thành Đại học Từ Tế). Sau đó, chính phủ tiếp tục mở cửa cho phép thành lập học viện tư thục xã hội nhân văn nên Học viện quản lý Nam Hoa (chiêu sinh năm 1996, năm 1999 đổi thành Đại học Nam Hoa). Học viện xã hội nhân văn Huyền Trang (chiêu sinh năm 1997, năm 2004 đổi thành Đại học Huyền Trang ra đời). Năm 1998, Học viện xã hội nhân văn Pháp Cổ được thành lập cho đến Học viện xã hội nhân văn Phật Quang (chiêu sinh năm 2000, năm 2006 đổi thành Đại học Phật Quang) được thành lập tạo thành làn sóng xây dựng Đại học tư thục trong giới Phật Giáo.

Học viện nghiên cứu tu tập Tôn Giáo

Gần mấy chục năm nay tại Đài Loan có 130 cơ sở gồm: Phật học viện, Chủng viện, Viện thần học Tin Lành, Viện Nhất Quán đạo được Bộ Nội Chính Đài Loan cấp phép thành lập và chiêu sinh nhưng tất cả đều không được đưa vào hệ thống giáo dục thuộc bộ giáo dục quản lý và văn bằng cũng không được bộ giáo dục công nhận vì thuộc sự quản lý của Bộ Nội Chính. Do đó, đã tạo ra rất nhiều trở ngại cho sự phát triển giáo dục Tôn giáo tại Đài Loan (trừ hệ thống các đại học tư thục do tôn giáo lập thuộc bộ giáo dục quản lý thì hệ thống văn bằng đều được bộ giáo dục công nhận).

Một điều thay đổi to lớn là cuối năm 2000 tại hội nghị bàn về những vấn đề liên quan đến giáo dục Tôn giáo đã quyết định dưới những điều kiện nhất định sẽ chấp thuận cho học viện Phật Giáo, chủng viện Thiên Chúa giáo và viện thần học Tin Lành cùng một số cơ sở nghiên cứu tu tập tôn giáo trực thuộc hệ thống giáo dục Đại học. Tháng 3 năm 2004, viện lập pháp (Quốc hội) đã thông qua bộ luật trường tư thục. Điều 9 chấp thuận việc thành lập các khoa, viện nghiên cứu và học viện Tôn giáo với mục đích đa nguyên nghiên cứu về học thuật Tôn giáo. Hiện nay có 9 trường Đại học có các khoa, viện tôn giáo học là Đại học Phụ Nhân (1988), Đại học Chân Lý (1996), Đại học Huyền Trang (1997), Đại học Chính Trị (1999), Đại học Nam Hoa (2000), Đại học Từ Tế (2000), Đại học Trung Nguyên (2000), Đại học Đông Hải (2001), Đại học Phật Quang (2001) cho phép các trường tư thục hoặc các pháp nhân tôn giáo được thành lập các học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo thuần nhất và cấp phát học vị tôn giáo làm nền tảng để bồi dưỡng đào tạo các chức sắc và nhân tài tôn giáo. Đồng thời cho phép các học sinh, sinh viên được quyền tham gia các nghi thức tôn giáo là y cứ cho việc mở các học phần và các chuyên ngành về tu tập. Nhờ vậy, việc giáo dục tôn giáo thuần nhất ở Đài Loan lại có được một bước ngoặt phát triển mới, có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu học thuật và thực tiễn tu tập.

Học viên nghiên cứu tu tập Pháp Cổ, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ

Năm 2006, Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa với 25 năm kinh nghiệm giảng dạy, với thành tích giao lưu hợp tác với 15 viện, trường trên thế giới và thành tích đào tạo hơn 10 vị sinh viên đạt học vị tiến sĩ đã là học viện đầu tiên gửi hồ sơ đến bộ giáo dục xin thành lập học viện nghiên cứu tu tập Pháp Cổ. Sau đó, theo nghị quyết của hội nghị đề án về phương pháp thành lập học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo vào tháng 3 năm 2008 cho phép các khoa viện và học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo, học vị và học trình có thể dùng tên gọi thường dùng của các khoa viện đã có mà không nhất thiết phải dùng cụm từ “nghiên cứu tu tập”. Nên ngày 18 tháng 8 năm 2008, Học viện đã đổi tên thành Học viện Phật Giáo Pháp Cổ để tiện trong danh xưng giao lưu quốc tế và trong tên viết tắt của học viện.

Trên phương diện nghiên cứu học thuật, từ đội ngũ giảng viên các bộ môn Phật học Ấn Độ, Phật học Trung Quốc và Phật học Tây Tạng dung hợp tinh hoa của Phật Giáo Hán truyền, Phật Giáo Nam truyền và Phật Giáo Tạng truyền mở ra kỉ nguyên mới cho việc nghiên cứu và tu tập trong Phật Giáo. Đồng thời mở rộng  và xây dựng học trình về công nghệ thông tin trong Phật học thành bộ môn công nghệ thông tin Phật học để bồi dưỡng nhân tài quản lý hệ thống tri thức và kinh điển Phật giáo kỹ thuật số. Đồng thời xem trọng việc bồi dưỡng ngữ văn Phật học tiếng Sanskrit , tiếng Ba-li, tiếng Tây Tạng , tăng cường ngoại ngữ Anh văn và  Nhật ngữ  xây dựng bộ môn phiên dịch kinh điển Phật giáo.

Trên phương diện thực tiễn tu tập, có thể kết hợp viện Phật học của đại học Tăng Già Pháp Cổ Sơn cùng với các thời khóa sang tối, thiền định và các khóa tu định kỳ của tằng đoàn  thành các thời khóa thường nhật để tu dưỡng việc thực tập trên phương diện tu tập . Đồng thời kết hợp các nguồn tài nguyên và cơ sở của tổ chức giáo dục Phật giáo thế giới Pháp Cổ Sơn để tiến hành việc thực tập tu thiền, lễ nghi và hoằng pháp trên phương diện lý luận và thực hành khảo sát sự diễn biến của lịch sử để thành lập và xây dựng các chương trình đào tạo phát triển việc nghiên cứu dung hợp với tu tập kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo thành một tác phong học tập và nghiên cứu của Pháp Cổ .

Trong tương lai, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ có thể kết hợp với Học viện xã hội nhân văn Pháp đang trong quá trình xây dựng để tạo thành một môi trường giáo dục và học tập đầy đủ tri thúc Phật Pháp và thế học giúp cho  sinh viên có thể hỗ trương trong việc chọn các học phần  vượt lĩnh vực và học hai văn bằng để đào tạo một đội ngũ nhân tài đầy đủ năng lực nghiên cứu tu tập Phật học và bản lĩnh chỉnh hợp tri thức khoa học tạo nên một đội ngũ nhân lực phục vụ xã hội với tinh thần tôn giáo hoàn bị. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6477)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 12766)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 34280)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 6683)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 12949)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 13572)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 9101)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 6270)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
09/11/2012(Xem: 8621)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567