Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

17/08/201412:00(Xem: 8498)
Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

1024px-Korea-Gyeongju-Landmarks-Montage-01Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

 

Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.

 

Tuy nhiên, thay vì được hưởng phúc, nhưng chẳng may cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) lại bị đột nhiên lìa đời. Ngay dịp này, hàng xóm trong làng, gia đình Tể tướng lại hạ sinh một công tử khôi ngô tuấn tú. Giờ khắc cậu công tử chào đời, trên hư không lại có âm vang những câu: “"Hãy để cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) tái sinh làm con nhà tể tướng. Nhờ gia đình chăm sóc đến nơi đến chốn". Điều kỳ lạ là khi lọt lòng mẹ, cậu công tử yêu quý của nhà Tể tướng có hai chữ: “Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城)”. Tin tưởng sự luân hồi nghiệp báo tái sinh, Tể tướng liền truyền lệnh mời mẹ ruột của cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) về nhà mình và cùng nuôi nấng công tử.

 

Sau này khi công tử khôn lớn trưởng thành, để báo đáp công ơn sinh thành của hai bên cha mẹ hiện tiền và cha mẹ kiếp trước, công tử đã xây dựng ngôi Già lam Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

Câu chuyện trên đã đi vào huyền thoại nhân gian Hàn Quốc mãi truyền tụng rằng: “cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) đã thác sinh vào nhà Tể tướng, một công tử ngoan hiền yêu quý, lại có tâm hiếu thảo với song thân. Công tử đã phát tâm kiến tạo ngôi Già lam Phật địa lấy danh hiệu là Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và xây dựng ngôi danh lam Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) để hồi hướng phúc báu đến song thân hiện tiền và song thân kiếp trước. Việc Phật sự của Công tử nhằm báo ân đức của song thân hiện tại và quá khứ cha mẹ tiền kiếp.

 

Người dân Tân La (Silla) tin rằng núi Thổ Hàm San (Tohamsan-토함산-吐含山) nơi Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) tọa lạc là một địa thế linh thiêng mầu nhiệm, vì vậy hai ngôi Danh lam Cổ Tự này bảo tồn gần như nguyên vẹn giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Điểm đặc trưng của hai công trình này là được kiến thiết và đẽo khắc hoàn toàn bằng đá hoa cương nhưng lại mềm mại và tự nhiên như được nặn bằng đất.

 

Thời tiết ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt bởi sự nóng bức khi hè về, người ta thường đào hang trong các vách núi để làm nơi sinh sống. Chùa Ajiṇṭhā ở huyện Aurangabad của Maharashtra, Ấn Độ và Chùa Vērūḷa, phía tây bắc của thành phố Aurangabad ở Ấn Độ là các chùa tiêu biểu cho văn hóa dựng chùa trong hang đá “Seokgulsawon”. Nét văn hóa kiến trúc Phật giáo này đã được du nhập vào Hàn Quốc thông qua Trung Quốc. Điều khác biệt là người Tân La (Silla) sử dụng đá hoa cương để dựng hang đá nhân tạo. Và pho tượng phật đá chính trong hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) được đánh giá có vẻ đẹp điêu khắc không kém gì những pho tượng danh tiếng trên thế giới. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) nổi tiếng với Bảo tháp Thích Ca (Seokgatap) hay còn gọi là Tháp Vô Ảnh (Muyeongtap) và Tháp Đa Bảo (Dabotap). Công lao của người thợ xây tháp Vô Ảnh được ghi nhận qua bản nhạc giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo.

 

Thời thanh niên học sinh thì người Hàn ai chả một lần cùng bạn bè trong trường trong lớp cùng nhau đi thực tế đến Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). Cảm giác lúc đó là thật thất vọng vì chỉ được ngắm nhìn di tích lịch sử này qua lớp kính bảo vệ và so với tiếng tăm lẫy lừng thì khu di tích này quá nhỏ bé. Nhưng tới khi trưởng thành, quay lại nơi này thì cảm giác của người tham quan sẽ khác hẳn, nhất là tới đây vào những lúc yên tĩnh vắng người. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) vốn dĩ không phải là khu du lịch, đây là Danh lam thánh tích, Già lam Phật địa, nơi con người tu tâm dưỡng tính, tự suy ngẫm và nhìn nhận lại bản thân mình cũng như những người xung quanh.

 

Hãy một lần đứng yên lặng trước ngôi Già lam và giao cảm với tấm chân tình của người thợ đẽo đá thời Tân La (Silla) nghìn năm trước, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được giá trị đích thực của ngôi Cổ tự. Đây là những nét đặc trưng của Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

* Ca khúc “Bulgeun Ggot Bulgeun Maeum” (Hoa đỏ tấm lòng son) / nhóm nhạc thiếu nhi “Những đứa trẻ ngoan” (Kim Seong-guk sáng tác) * Chương 4 nhạc phẩm Muyeongtap (Tháp Vô ảnh) giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo / Jeong Dae-seok sáng tác và biểu diễn

 

Chương 1 nhạc phẩm Chimhyangmu “Trầm Hương Vũ” / Hwang Byeong-gi (đàn tranh Gayageum.

 

Bulguksa hay Phật Quốc tự là một ngôi chùa ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Đây là nơi có 7 quốc bảo Triều Tiên, bao gồm các tháp đá Dabotap (Tháp Đa Bảo) và Seokgatap (Tháp Thích Ca), Cheongun-gyo (Thanh Vân kiều), và tượng Phật bằng đồng dát vàng. Ngôi chùa này được xếp loại danh lam thắng cảnh và lịch sử số 1 của Hàn Quốc.

 

Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암), hai ngôi Cổ tự này đều có sự hiện diện Trụ trì và góp phần gìn giữ di sản Văn hóa thế giới của Hậu duệ Thánh vương Lý Thái Tổ, đời thứ 30, đó là Thiền sư Nguyệt Nam hiệu Sương Hải đường (1920-1991).

 

 Năm 1995, Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngôi đại Già lam này được coi như là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo trong vương quốc Silla (Tân La).

 

Thích Vân Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 5567)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 12205)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6561)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5726)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 10666)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9918)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 4024)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 16560)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3450)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
10/08/2011(Xem: 6853)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]