Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Thổ ngữ và y phục

27/11/201311:37(Xem: 19523)
07. Thổ ngữ và y phục

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


7. Thổ ngữ và y phục




Ở Amdo có vô số thổ ngữ. Vì là người quận Tsongkha, chúng tôi nói tiếng Tsongkha, nhưng cha mẹ tôi cũng biết nói tiếng Amdo. Hai ngôn ngữ này khác nhau rất nhiều. Ở quận Tsongkha, vì có nhiều người Hoa nên thế hệ trẻ nói tiếng Hoa và thường quên tiếng Amdo. Ở Guyahu, người già nói tiếng Amdo, người trẻ nói tiếng Hoa. Không có phần trùng nhau giữa tiếng Hoa và tiếng Amdo của chúng tôi. Chúng tôi có thể hiểu vài tiếng Hoa nhưng ngôn ngữ của họ giống như một người nói tiếng Tây Tạng không đúng.

Sau khi người Hồi Giáo rời khỏi xứ này, phần lớn cư dân là người Amdo và người Hoa, với một số người bộ tộc, những người du mục nuôi trâu yak, làm phô mai và bơ. Tôi vẫn nhớ những sự khác biệt giữa các chủng tộc chúng tôi, đặc biệt là sự khác nhau trong kiểu y phục. Người Amdo chúng tôi đội "hari" truyền thống có hình dạng giống như một cái bình, gắn những món trang sức, và dài xuống tới bụng. Người Hoa đội khăn len "baochidue", che phía sau đầu của họ. Họ cột tóc theo kiểu "dzachiba", một búi tóc nhọn ở gáy, trang điểm lông ngựa, thêm những món trang sức bằng vàng và bạc, tùy theo điều kiện giàu nghèo và giai cấp xã hội. Họ cũng đội "jalung" và "tungduntze", tương tự "hari", được làm bằng vải và được gài vào bím tóc.

Tôi nghe nhiều người cho rằng Amdo vay mượn nhiều tập quán của người Trung Hoa, đặc biệt kiểu y phục, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng. Người Hoa mặc áo dài có nút áo và thắt lưng, còn phụ nữ Amdo mặc áo Tây Tạng truyền thống "chuba", kiểu áo tôi mặc ngày nay tại Ấn Độ. Vào mùa Đông, áo của chúng tôi có lót lông thú và được đệm bông dầy. Gấu áo có viền nhiều màu trắng, đỏ, vàng, xanh và bên dưới là một đường viền bằng da con hải ly. Ở quê hương chúng tôi, phụ nữ không mặc tấm che đằng trước, hay "pangden" như phụ nữ ở thủ đô Lhasa vẫn mặc.

y phuc tay tang

Đồ trang sức là thứ thiết yếu của đàn bà. Chúng tôi đeo nhẫn ở cả mười ngón tay, xỏ hai lỗ ở mỗi tai, một trên một dưới. Lỗ dưới đeo một bông tai dài hơn một tấc, lỗ trên đeo bông tai nhỏ. Nhưng món trang sức quan trọng nhất là nón "hari". Sau khi lấy chồng, tôi thường đội nón "lenpai hari", kiểu nón được gắn đủ đồ trang sức khác nhau, và một cái đai "tangyo" gắn vào nón "hari". Thêm vào đó chúng tôi đeo "jalong", hai miếng vải, thường được dùng để cột tóc, dài từ bụng tới đất và được trang trí với bạc, lục ngọc và san hô. Chúng tôi cũng mặc "rawang", một loại áo khoác với hai mảnh ở hai bên và một mảnh rộng ở giữa. Tất cả những loại trang phục này chỉ dành cho phụ nữ đã lập gia đình.

Khi thức dậy vào buổi sáng, chúng tôi đội ngay nón "hari", nếu không chúng tôi không được vào gian nhà thờ để tụng kinh cầu nguyện. Đàn bà không được bỏ nón "hari" xuống trước sự hiện diện của một vị trưởng thượng, kể cả cha mẹ chồng. Đàn bà không được đội mũ, nón trước mặt người nhà chồng, dù chỉ là một cái khăn tay ở trên đầu cho dù trời nắng bao nhiêu, vì như vậy là vô lễ. Ngay cả khi làm việc ở ngoài đồng, đàn bà cũng không được đội mũ nón. Những cô gái đang ở ngoài đồng khi không có mặt người trên có thể đội khăn tay trên đầu. Đây là loại khăn vải dầy, gấp làm bốn, và những bím tóc được cột xung quanh nó.

Đàn ông và đàn bà đều thắt bím tóc dài. Khi làm việc họ vấn bím tóc quanh đầu, nhưng khi có một vị trưởng thượng đến, họ thả bím tóc xuống lưng để tỏ lòng tôn kính.

Tóc của đàn bà được kết thành bảy mươi bím nhỏ. Sau khi gội đầu, chúng tôi mất cả ngày để kết tóc và trang điểm bộ tóc. Ở hai bên đầu chúng tôi kết khoảng năm mươi bím nhỏ, ở phía sau đầu chúng tôi kết hai mươi bím lớn. Chúng tôi gội đầu mỗi tuần, và những bím tóc được kết cho tới lần gội đầu sau. Nếu chúng tôi bận làm nhiều việc thì những bím tóc sẽ được giữ trong một tháng.

Kiểu giày ống của chúng tôi khác kiểu giày "somba" của những phụ nữ Tây Tạng khác. Giày ống của chúng tôi gọi là "yohai" được trang trí cầu kỳ và buộc cao tới đầu gối. Chúng tôi tự tay làm đế giày bằng sợi gai bọc vải, dày khoảng năm phân. Phần trên của giày có thể làm bằng nhung, lụa hay một loại vật liệu khác, và được trang trí bằng những đường thêu. Là nông dân, chúng tôi đi chân không trong mùa hè, nếu lúc đó chúng tôi đi giày thì sẽ bị các vị trưởng thượng trong làng gọi là "bà nội".

Khi còn trẻ, y phục của tôi cũng giống như của người lớn tuổi, trừ cái "hari". Con gái nhỏ kết năm bím tóc, với hai bím nhỏ ở hai bên và ba bím ở phía sau. Thắt lưng của chúng tôi được thắt cao một chút ở phía trên eo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17325)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6809)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13831)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37275)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7183)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13803)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15038)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10075)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7093)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]