Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Phật giáo Nhật Bản có thể không còn nữa

19/03/201202:15(Xem: 3940)
06. Phật giáo Nhật Bản có thể không còn nữa
PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
CÓ THỂ KHÔNG CÒN NỮA

Minh Trí Trần Kim Long
Dịch từ Buddhism In Japan May Be Dying Out By Norimitsu Onishi
Đăng trên The New York Times


japan_monk-contentNgười Nhật từ lâu đã thực hiện một cách tiếp cận, dễ tính đến tôn giáo. Chẳng hạn như tại chùa Phật giáo họ giống những tiếng chuông để tiển đưa năm cũ, và vài giờ sau đó, tại đền thờ Thần Đạo, họ nghinh đón năm mới. Đám cưới họ lại dễ dàng theo nghi lễ Thần Đạo, hoặc Kitô giáo.

Tuy nhiên, khi nói đến đám tang, người Nhật có truyền thống không thể thay đổi, đến mức độ thường được gọi là “Tang Lễ Phật giáo”. Những dịch vụ về tang lễ và tưởng niệm thì là độc quyền của Phật Giáo.


Nhưng biểu hiện đó đã mô tả về một tôn giáo chỉ để phục vụ nhiều về nhu cầu của người chết hơn là với những người sống, và đang mất dần đi chổ đứng của mình trong xã hội Nhật Bản.


“Đó là hình ảnh của Phật Giáo tang lễ: rằng nó không đáp ứng nhu cầu tinh thần của dân chúng”, ông Ryoko Mori, vị lảnh đạo ở ngôi chùa Zuikoji xưa 700 năm, ở miền bắc Nhật Bản. “Trong đạo Hồi hay đạo Thiên Chúa, họ tổ chức bài giảng về những vấn đề tâm linh. Nhưng ở Nhật Bản ngày nay, rất ít nhà Sư Phật giáo làm điều đó. “


Ông Mori, 48 tuổi, vị Sư cả thứ 21 của đền thờ, cũng không dám chắc, liệu nó sẽ còn được tồn tại vào nhiệm kỳ thứ 22.


Ông nói, “Nếu Phật Giáo Nhật Bản không hành động ngay bây giờ, nó sẽ chết dần. Chúng ta không thể đủ khả năng để chờ đợi. Chúng ta phải làm điều gì đó. “


Ở khắp Nhật Bản, Phật giáo phải đối mặt với một sự giao thời của các vấn đề, một số người quen thuộc với các tôn giáo trong các quốc gia giàu có khác, chỉ có một số ít là có đức tin ở đây.


Việc thiếu người thừa kế Sư Trụ Trì làm tổn hại những chùa do gia đình điều hành trên toàn quốc.


japan_buddhist_01-content

Trong khi quan tâm đến Phật giáo đang suy giảm ở các khu vực đô thị, thì nơi nông thôn, là nơi phát triển vững mạnh của tôn giáo, dân số đang bị giảm sút, vì các phật tử già nua chết đi mà mức sinh sản thì lại thấp.

Có lẽ đáng kể nhất, Phật giáo đang mất dần vị thế của mình vào ngành kỷ nghệ tang lễ, và nhiều hơn nữa người Nhật Bản đang chuyển sang sự lựa chọn nhà tang lễ hoặc là không muốn tổ chức đám tang nữa.


Trong những thế hệ kế tiếp, nhiều chùa ở nông thôn dự định sẽ đóng cửa, mang theo nhiều thế kỷ lịch sử địa phương với họ vào dĩ vãng và thêm vào các thay đổi nhân khẩu học đang diễn ra ở nông thôn Nhật bản.


Ở tại Oga, trên một bán đảo cùng tên, hướng về biển Nhật Bản tại tỉnh Akita, các nhà Sư Phật Giáo đang tìm kiếm bài toán về dân số và về kỷ nghệ đánh cá địa phương đang bị giảm sút.


“Không phải thổi phòng khi nói rằng dân số chỉ còn khoảng một nửa của thời cực thịnh và rằng tất cả các doanh nghiệp cũng đã được giảm một nửa”, -- ông Giju Sakamoto, 74 tuổi, vị Sư Cả thứ 91 của ngôi chùa cổ nhất ở Akita là Chorakuji, đã được sáng lập khoảng năm 860. -- “Bằng với thực tế đó, chỉ cần nhấn mạnh nói rằng chúng ta có một tôn giáo và có một lịch sử lâu dài nhất tại Akita. Nghe như một câu chuyện cổ tích. Thật là vô nghĩa.


“Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng nơi này là vượt quá niềm hy vọng”, ông Sakamoto nói tại ngôi đền của mình, xây trên đỉnh một mõm núi nhìn xuống một ngôi làng ven biển.


Để tồn tại, ông Sakamoto đã ra sức của mình để quản lý một nhà dưỡng lão và một ngôi chùa mới ở ngoại ô thành phố Akita đang phát triển. Tuy nhiên, ngôi chùa đó chỉ có 60 hộ gia đình là thành viên phật tử kể từ khi nó lập ra một vài năm trước đây, xa hẳn con số 300 được cho là cần thiết cho một ngôi chùa để có thể duy trì tài chính.


Trong nhiều thế kỷ, một ngôi chùa Phật giáo, được lưu truyền từ đời cha sang con trai cả, phục vụ một số phật tử cố định, hiếm khi cải đạo. Với một số 300 hộ gia đình phật tử để phục vụ, Sư trụ trì của ngôi chùa và vợ của ông lúc nào cũng bận rộn.


Theo tin của cơ quan Văn Hoá Nhật Bản, không chỉ có số lượng các ngôi chùa ở Nhật Bản đang suy giảm còn 85,994 trong năm 2006, từ 86,586 trong năm 2000, mà phật tử ở các chùa cũng đã giảm sút nữa.


“Chúng tôi phải tìm thêm việc làm khác vì các ngôi chùa một mình là không đủ”, -- Bà Kyo Kon, 73 tuổi, vợ vị sư trụ trì tại chùa Kogakuin, một ngôi chùa với 170 phật tử, bà từng làm việc tại một trung tâm chăm sóc ban ngày trong khi chồng bà làm việc ở một văn phòng quy hoạch đất của địa phương.


Không xa ở Doshoji, một ngôi chùa mà thành viên đã giảm đến 85 hộ gia đình người cao tuổi, Sư trụ trì, Jokan Takahashi, 59 tuổi, đã phải đối mặt với một vấn đề quen thuộc với hầu hết các tiểu doanh nghiệp ở Nhật Bản: tìm ra một người kế vị.


Con trai của ông đã trải qua cả việc đào tạo để trở thành một thầy tu Phật giáo, nhưng ông Takahashi có vẽ không muốn nhận ngôi chùa:


“Con trai tôi lớn lên không biết gì ngoài việc của chùa, và nói với tôi là đã không cảm thấy tự do,” -- ông giải thích rằng con trai của ông, bây giờ 28 tuổi, đang làm việc tại một công ty ở thành phố gần đó. Con tôi yêu cầu tôi để cho anh ta được tự do, khi nào tôi còn làm việc, và nói rằng nó sẽ trở lại tiếp nhận chùa khi được 35 tuổi.


“Nhưng xét trong tương lai, áp lực một người trẻ tuổi để tiếp nhận một ngôi chùa như thế này có thể là độc ác”, ông Takahashi cho biết, sau khi dẫn du khách đi xem căn phòng quan trọng nhất của ngôi chùa, một buồng bên trong với những ngăn tủ gỗ nơi cất giử các di cốt của tổ tiên các thành viên của mình.


Vào một buổi sáng gần đây, ông Mori, vị Sư của ngôi chùa cổ 700 năm, bắt đầu một ngày với chuyến viếng thăm một hộ gia đình trồng lúa đánh dấu kỷ niệm 33 năm về cái chết của ông nội. Lạy trước bàn thờ nhà, ông Mori đã cầu nguyện và đọc kinh điển. Sau đó, ông lại đến lễ tại hộ gia đình khác, để kỷ niệm lần thứ bảy về cái chết của ông nội của họ.


Ngày càng có nhiều người Nhật, đặc biệt là ở các vùng đô thị, cố tránh những truyền thống. Nhiều người không còn thuộc về chùa nữa và xử dụng nhà tang lễ khi thân nhân của họ chết. Các nhà tang lễ của Phật giáo cung cấp các vị Sư cho các đám tang. Theo một báo cáo năm 2007 của Hiệp hội Người Tiêu Dùng Nhật Bản, chi phí trung bình của một đám tang, không bao gồm các lô đất nghĩa trang, giá là $21,500, trong đó $5,100 là dịch vụ được thực hiện bởi một nhà Sư Phật giáo.


Như gần đây, giữa thập niên 1980, hầu hết người Nhật tổ chức các đám tang tại nhà hoặc tại chùa, với nhà Sư Phật giáo địa phương đóng vai trò chánh.


Nhưng sự chuyển sang nhà tang lễ đã tăng rất nhanh trong thập niên qua. Năm 1999, 62 phần trăm vẫn tổ chức đám tang ở nhà hay ở chùa, trong khi 30 phần trăm đã chọn nhà tang lễ, theo Hiệp hội của người tiêu dùng. Nhưng trong năm 2007, các sự việc trên đã đảo ngược, với 28 phần trăm chọn đám tang ở nhà hay ở chùa, và 61 phần trăm chọn cho nhà tang lễ.


Ngoài ra, một số lượng ngày càng tăng của người Nhật đã quyết định hỏa táng người thân của mình mà không có bất kỳ tang lễ ở tất cả. Noriyuki Ueda, một nhà nhân chủng học tại Viện Công nghệ Tokyo và một chuyên gia về Phật giáo đã cho biết.


“Do đó, các vị Sư và ngôi chùa Phật giáo sẽ không còn được tham gia vào đám tang”, ông Ueda cho biết.


Ông Mori, vị Sư ở đây, nói rằng sau khi chiến tranh đã có một mong muốn cho đám tang ngày càng sang trọng với những Pháp Danh. Những danh hiệu này với cấp bậc cao nhất theo truyền thống được trao cho những người đã dẫn đầu cuộc sống đáng kính, thì bây giờ là một sự mua bán bất kể hành vi trong cuộc sống của một người đã chết như thế nào.


“Binh lính, những người đã hy sinh cho đất nước, đặc biệt được ban cho Pháp Danh, vì vậy sau đó, tất cả mọi người đều muốn có một Pháp Danh, và vì thế giá cả tăng lên đáng kể”, ông Mori nói. “Cuộc sống mọi người được khá giả hơn, do đó, mọi người đều muốn một tên”.


“Nhưng điều đó đã cho chúng tôi một hình ảnh xấu,” ông nói thêm rằng giá của tên quí nhất tại Akita vào khoảng $ 3,000, mặc dù đó chỉ là một phần nhỏ so với giá ở Tokyo.


Thật vậy, hình ảnh đó cho thấy sự kinh doanh làm các đám tang và các dịch vụ tưởng niệm được tiến hành. Lệ phí không quy định và được theo quyết định của gia đình, và các thân nhân thường cảm thấy một áp lực không phải nói là khá hào phóng. Tiền được bàn giao trong bao thư, và biên lai thì không có. Các chùa, với tình trạng là một tổ chức tôn giáo, không phải đóng thuế.


Để xóa đi một phần nào hình ảnh xấu này mà Kazuma Hayashi, 41 tuổi, một vì Sư Phật giáo mà không có một ngôi đền của chính mình, cho biết là ông thành lập một công ty, Obohsan.com
(obohsan có nghĩa là Sư), ba năm trước tại một vùng ngoại ô Tokyo. Công ty phân phối các vị Sư Phật giáo đến đám tang và các dịch vụ khác, tách ra khỏi nhà tang lễ và người trung gian khác.

japan_buddhist_02-content

Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên.

“Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.


Ông Hayashi cho rằng thay vì tách rời Phật Tử Nhật ra khỏi nguồn cội tâm linh của mình, kinh doanh của ông đã thu hút được nhiều người hơn vì giá cả của nó thấp hơn. Các Pháp Danh cao cấp nhất giá vào khoảng $1,500, một giá quá rẽ.


Ông Hayashi cho biết về những Pháp Danh cao quí nhất : “Ban đầu, tôi biết rằng, đó không phải là tiêu biểu của Phật giáo, nhưng đó là một thương hiệu mà khách hàng của chúng tôi lựa chọn. Một số thực sự muốn nó, vì vậy có nghĩa là có một ham muốn mạnh mẽ ở đó, và chúng tôi bắt buộc phải đáp ứng điều đó”.


Sau khi xin lỗi cho những lý tưởng Phật giáo lạc lối, ông Hayashi cho biết ông đã bán cho khách hàng của mình Pháp Danh cao quí nhất, với một cảnh báo: “Thật sự, bạn phải nhận thức có sự khác biệt giữa khi đi vào một cửa hàng ở thị xã và mua một túi xách Gucci với sự mua một Pháp Danh cao quí nhất. “


Minh Trí Trần Kim Long
Dịch từ Buddhism In Japan May Be Dying Out By Norimitsu Onishi
Đăng trên The New York Times,…
(Nguồn: http://thoisuphatphap.wordpress.com)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15643)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
19/01/2019(Xem: 4698)
Ngày nay Phật Giáo đã đi vào sinh hoạt thường nhật của người dân Mỹ một cách sâu rộng, từ những giờ phút thực hành Thiền trong quân đội, sở cứu hỏa, ty cảnh sát, trường học và công tư sở đến phương thức trị liệu tâm lý trong y học.
10/12/2018(Xem: 11033)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
26/11/2018(Xem: 7507)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
25/11/2018(Xem: 3995)
Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ
22/10/2018(Xem: 4835)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không. Do vậy tìm về cội nguồn, gốc rễ của mọi vấn đề là bổn phận của người đi sau, phải tiếp nối bước chân của những người đã đi trước để nối liền dấu vết của quá khứ. Có như vậy dòng chảy của lịch sử mới luôn truyền thừa được.
20/07/2018(Xem: 13833)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
14/07/2018(Xem: 8592)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
18/06/2018(Xem: 11645)
Theo học giả Sthiti Das, có 12 nguyên nhân chánh như sau: 1) Giáo đoàn đồi trụy Theo thời gian, phần nhiều các giáo đoàn Phật giáo trở nên đồi trụy. Tăng lữ và tín đồ đã biến chất thành xa hoa và hưởng thụ. Họ tích trữ của cải và vàng bạc, trở nên tham lam và đua đòi vật chất. Rồi họ sống đời vô kỷ luật. Gương xấu và nếp sống bê tha của họ khiến cho dân chúng chán ghét. Người ta không thích đạo Phật nữa.
21/03/2018(Xem: 17430)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]