Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 1: Phật giáo thời vương triều Cấp Đa

05/01/201202:25(Xem: 5777)
Tiết 1: Phật giáo thời vương triều Cấp Đa

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm- Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG XI
VƯƠNG TRIỀU CẤP ĐA

VÀ PHẬT GIÁO SAU VƯƠNG TRIỀU NÀY

TIẾT I. PHẬT GIÁO THỜI VƯƠNG TRIỀU CẤP ĐA

Sự hưng suy của Vương triều

Vương triêu Cấp Đa được lập nên vào năm 320 sau Công nguyên, bởi vua Chiên Đà La Cấp Da (Chánh Cần Nhật Vướng). Đóng đô tại thành Hoa Thị, thống lĩnh cả khu vực trung Ấn Độ, vị vua đời thứ hai là Sa Mổ Đà La(1), tức vua Tân Nhật, ông chính phục cả đông bộ và nam bộ Ấn Độ. Đến vị vua thứ ba của vương triều này là vua Chiên Đà La II(2), ông đem quân tấn công và xâm lược cả tây bộ và bắc bộ Ấn Độ, thống lĩnh cả vùng bình nguyên Ấn Độ và một bộ phận của Bàng Gia Phổ, gồm luôn địa vức của bán đảo Gia Đê A Đê Nhĩ, đây là thời đại toàn thịnh của vương triều Cấp Đa.

Nhưng mặt khác, là thế kỷ thứ V tây lịch, tộc người Bạch Hung Nô (tức tộc người Ephihal) luôn thực hiện chính sách tầm thực về phía tây bắc Ấn Độ, đầu tiên họ đánh chiếm nước Kiền Đà La. Từ sau khi vua Phật Đà Cấp Đa (Buddha - gupta) của triều Cấp Đa chết đi, thì vào năm 500 tây lịch hoặc trước đôi chút, có Thổ Lạp Ma Na (Toramàna) của tộc Bạch Hung Nô, thừa lúc triều Cấp Đa bị nội loạn bèn đánh chiếm vùng trung Ấn Độ. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự băng hoại của vương triều Cấp Đa. Và rồi người con của Thổ Lạp Ma Na là Ma Hê La Cự La (Mihirakura, 502-542 tây lịch) trở thành ông vua của vùng trung Ấn Độ. Cũng trong thời gian này, vua Đa Thâu Đà Nhĩ Man (Yasùodharman) của nước Ma Lạp Bà khởi quân đánh đuổi Ma Hê La Cự La, khiến ông vua này phải bỏ vùng Trung Ấn chạy đến Ca Thấp Di La, đó là năm 528 tây lịch. Địa phương Trung Ấn lại được chi duệ của vương triều Cấp Đa cai quản, dù chỉ còn lại một vùng đất hẹp thuộc địa phận Ma Yết Đà và được xem như một nước chư hầu. Đấy là sự kế tục của vương triều Cấp Đa thời hậu kỳ(3)

Ở mạn nam Ấn Độ, sau khi vương triều Án Đạt La bị diệt vong, lại có tộc người Ba La Kỳ (Pallava) chiếm cứ vùng Kiến Chí Bổ La (Kànõcipura) và lập nên vương triều Ba La Kỳ, vào năm 225-900 tây lịch.

- Bà La Môn giáo phục hưng

Nét văn hóa đặc sắc của vương triều Cấp Đa đó là chủ nghĩa phục cổ của Bà La Môn giáo. Từ thời vua Ca Nị Sắc Ca cho đến trước khi vương triều Cấp Đa bị diệt vong, trong khoảng thời gian bốn trăm năm, từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ năm tây lịch, trong thời gian này Ấn Độ không có giặc ngoại xâm, chủ nghĩa phục hưng của Bà La Môn giáo cũng dựa vào thế lực của vương triều Cấp Đa mà bộc khởi và đạt đến cực thịnh. Từ thời vua A Dục trở lui, do sự phát triển của Phật giáo đã trở thành truyền thống tín ngưỡng và thâm nhập vào tầng lớp hạ lưu của xã hội, trước tình hình như vậy nên Bà La Môn giáo cũng trải qua những chỉnh lý, tu chính, và kết hợp theo thông tục tín ngưỡng và thâm nhập vào tầng lớp hạ lưu của xã hội, trước tình hình như vậy nên Bà La Môn giáo cũng trải qua những chỉnh lý, tu chính, và kết hợp theo thông tục tín ngưỡng dân gian của phái Thấp Bà, là sùng bái Duy Tu Nô, tạo thành tư thái Tân Ấn Độ giáo (Hinduism) và khởi sự phục hưng. Tân Ấn Độ giáo là sự kết hợp giữa nền văn minh của dân tộc Nhã Lợi An với văn hóa của dân tộc đầu tiên đến Ấn Độ, nhưng khởi nguyên là từ “Bạc Già Phạn Ca” trong “Đại Chiến Thi” của kinh Vệ Đà. Thời ấy Phật giáo Tiểu thừa càng lúc càng biến thành tư tưởng học thuật hóa, trong khi đó nội bộ Phật giáo lại diễn ra cuộc tranh chấp ưu liệt, cao thấp về nghĩa lý, và ngày càng xa rời những sinh hoạt của dân gian về mặt tín ngưỡng mang tính đại chúng. Chưa nói là sự phục hưng của Ấn Độ giáo đặt cơ sở trên tín ngưỡng dân gian đã được thông tục hóa; cạnh đó các nhà Ấn Độ giáo họ cũng tham cứu triết lý Phật giáo để bổ sung những gì họ thiếu, nhằm cứu vãn trước nguy cơ có tính thời đại này mà Đại thừa Phật giáo xuất hiện.

Dưới triều Cấp Đa, Phạn ngữ cổ điển (Classical Sanskrit) được phục hưng, và được coi là thứ ngữ văn có nhiều công dụng. Điều này liên quan đến sự phục hưng của Bà La Môn giáo; công tác dịch và viết Phật điển Đại thừa bằng Phạn văn được hoàn thành, đại loại cũng có quan hệ đến sự phục hưng Phạn ngữ dưới thời của vương triều Cấp Đa.

Về mặt tín ngưõng, các vị vua của triều Cấp Đa đều lấy Bà La Môn giáo làm cơ sở, chẳng hạn hai vị vua là Sa Mổ Đà La Cấp Đa, và Ca Ma la Cấp Đa Nhất thế (Kumàra- gupta), hai vị vua này cử hành lễ đại tế mã tự, dù tế lễ này từ vương triều Huân Ca đến giờ, tại trung Ấn chưa từng cử hành. Đây là sự thực hiển nhiên. Do đó, đối với Phật giáo, vương triều này có phần lãnh đạm.

Tuy nhiên, trong những vị vua của triều Cấp Đa cũng có vị biểu thị sự hảo cảm đối với Phật giáo, hoặc có vị tôn sùng Phật giáo chứ không phải không có. Như trong “Thế Thân Truyện” chép việc vua Chánh Cần Nhật là Hương Kha La Ma A Dật Đa từng cúng dường Bồ tát Thế Thân tam lạc sa kim và vua Tân Nhật là Bà La Dật Đê thì quy y với Bồ tát Thế Thân. Ngoài ra, ngài Thế Thân còn được người con kế nghiệp của vua Tân Nhật và vương phi của vua thỉnh mời Ngài lưu ngụ tại A Du Xà (cung điện hoàng gia). Những việc này tuy chưa biết là có bao nhiêu sự thực, nhưng ít ra cũng phản ảnh đương thời vương thất của triều Cấp Đa là có hảo cảm đối với Phật giáo.

Ở phần trước có nói đến vị tướng của tộc người Bạch Hung Nô là vua Ma Hê La Cự La bị chinh phục, và buộc phải thối lui khỏi vùng trung Ấn. Người chinh phục là vua Da Thâu Đà Nhĩ Man của nước Ma Lạp Bà. Nhưng trong truyện ký của Huyền Trang, thì người đánh đuổi vua Hung Nô lúc ấy là vua Bà La A Điệt Đa Nhị thế (Bàlàdiya II) người hậu kỳ của vương triều Cấp Đa.

Trang 117, trong cuốn “Ấn Độ Thông Sử” của Chu Tường Quang, chép là hai vua liên hiệp với nhau để dánh đuổi, đồng thời mở lối thoát cho vua Hung Nô, có thể là phóng thích sau khi bắt được. Để kỷ niệm cuộc chinh chiến thắng lợi, vua Bà La A Điệt Đa bèn kiến tạo một ngôi đại Phật tự - đó là chùa Na Lan Đà rất nổi tiếng.

- Giáo nạn tại bắc Ấn Độ.

Vua Ma Hê La Cự La từ phương bắc xâm lược vào bắc bộ Ấn Độ; ông nhìn Phật giáo bằng con mắt cực đoan ghen ghét, và chỉ muốn hủy diệt Phật giáo, nên khi thế lực đủ mạnh, ông bèn lăng nhục Phật giáo bằng cách tàn sát. Có thuyết nói là sau khi ông được tha cho về lại bắc Ấn Độ, tức lãnh địa Ca Thấp Di La; tại đây ông ra sức hủy diệt chùa, tháp đạt đến con số 1600 ngôi. Cuốn “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện(4)kể rằng, lúc bấy giờ có vị Tỳ kheo được người đời xưng tụng là Sư Tử đang làm Phật sự tại Kế Tân (tức Ca Thấp Di La) thì bị “Di La Quật” sát hại, pháp thống nhân đấy mà dứt. Di La Quật là lối dịch khác của Ma Hê La Cự La, có nơi lại dịch là Mật Hy Ha La (Mihirkula). Nhân sự kiện này, về sau các sử gia thường lấy vua Ma Hê La Cự La sánh với vua Bổ Sa Mật Đa La của vương triều Huân Ca.

- Chùa Na Lan Đà.

Theo “Đại Đường Tây Vực Ký”, quyển chín của Huyền Trang, thì chùa Na Lan Đà tính đến khi kiến tạo phần tiên khởi xong “cách sau Phật Niết bàn không lâu, vị tiên vương của nước này là vua Thước Ca La A Dật Đa (tiếng nhà Đường gọi là Đế Nhật) là người kính trọng nhất thừa, tôn sùng Tam Bảo, tìm nơi phúc địa để kiến tạo ngôi Già lam này”. Và qua các đời vua kế tiếp như vua Phật Đà Cúc Đa Hán dịch là Giác Hộ), vua Đát Tha Yết Đa Cúc Đa (Hán dịch là Như Lai), vua Bà La A Điệt Đa (Hán dịch là Huyễn Nhật), vua Phạt Xà Ca (hán dịch là Kim Cang) thay nhau xây dựng thêm cho đến vị vua thứ sáu là vua Giới Nhật mới thật sự hoàn thành. Nhưng dưới thời của triều Cấp Đa, ngoài vua Bà La A Điệt Đa của thời hậu kỳ chứ không phải là vị vua nào khác tham gia kiến tạo chùa Na Lan Đà, vì vua Giới Nhật là người của vương triều Phạt Đàn Na (tức Giới Nhật vương triều). Theo truyền thuyết của Tây Tạng, thì ngài Vô Trước, ngài Thế Thân cũng từng lưu trú tại chùa Na Lan Đà để hoằng thông đại pháp. Nhưng kinh sách Hán dịch chưa nghe nói đến sự việc này. Ngay như những ghi chép về cuộc Ấn du của Pháp Hiển và Trí Mãnh, cũng không thấy đề cập gì đến tên chùa Na Lan Đà.

Căn cứ sự khảo sát từ nhiều phía, thì ghi chép của Huyền Trang cho rằng “Sau Phật Niết bàn chẳng bao lâu” thì chùa Na Lan Đà được khởi tạo, điều này thiếu xác thực. Có thuyết cho rằng chùa Na Lan Đà do vua Huyễn Nhật thuộc hậu kỳ của vương triều Cấp Đa sáng lập. Sau khi cân nhắc, thuyết này có thể tin được. Theo tư liệu được tìm thấy, thì vị danh đức trú trì chùa Na Lan Đà đầu tiên là ngài Đức Huệ hoặc ngài Hộ Pháp, ngài Hộ Pháp sống vào khoảng từ năm 530 đến năm 561. Thời gian này rơi vào thời hậu kỳ của triều Cấp Đa. Từ năm 535 đến năm 730 tây lịch.

Thực ra, thì gốc gác của nền chùa Na Lan Đà là ngôi vườn Ám Ma La có từ thời đức Phật còn tại thế, và đức Phật cũng đã từng ở nơi này thruyết pháp trong thời gian ba tháng. Trước và sau khi Huyền Trang đến Ấn Độ, đúng vào thời vua Giới Nhật đang trị vì. Thời ấy chùa Na Lan Đà có hơn hai trăm thực ấp. Lúa gạo và tô lạc mỗi ngày dùng đến cả trăm thạch. Chùa có đến chín ngôi (công trình phụ), tọa lạc lên trên khu đất rộng bốn mươi tám nghìn mét vuông, tăng chúng thường trú đến một vạn người. Ngôi đại tự này của đất nước Ấn Độ đã khiến nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ và nghiễm nhiên ngôi đại tự này trở thành học phủ tối cao, và duy nhất có một của Phật giáo.

Bảng danh sách liệt kê chư vị đại sư trú trì chùa Na Lan Đà có những vị sau: Đức Huệ, Hộ Pháp, Hộ Nguyệt, Kiên Nguyệt, Quang Hữu, Thắng Hữu, Trí Nguyệt, Giới Hiền, Trí Quang, Nguyệt Xứng và các luận sư như Đạt Ma Cúc Đa v.v... Huyền Trang tam tạng là người Trung Hoa đầu tiên lưu học tại chùa Na Lan Đà. Đồng thời Huyền Trang đại chấn thanh danh cũng tại chùa này, những vị sư tăng người Trung Hoa nối tiếp Huyền Trang lưu học tại chùa Na Lan Đà có: Nghĩa Tịnh, Đạo Lâm, Huyền Chiếu, Đạo Sanh, An Đạo, Trí Hoằng, Đạo Hy, và Vô Hành. Những tăng nhân người Ấn Độ từng đến Trung Hoa hoằng pháp có Ba La Phã Ca La Mật Đa La, Địa Bà Ha La, Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí, Bát Lạt Nhã v.v... những vị này cũng từng cầu học tại chùa Na Lan Đà.

Những vị danh đức trú trì, đầu tiên họ biến chùa Na Lan Đà thành học phủ thịnh hành, của Duy thức học phái, và sau đó họ khiến chùa Na Lan Đà thành học phủ của Đại thừa Mật giáo.

- Tình hình chung của Phật giáo.

Cao Tăng truyện quyển ba, phần viết về “Pháp Hiển Truyện”(5)có chép về tình hình Phật giáo tại Ấn Độ thời bấy giờ, rằng cả Tiểu thừa và Đại thừa đều thịnh hành (Pháp Hiển đi Tây vức vào đời Đông Tấn, triều vua An Đế, năm Long An thứ ba, đến năm Nghĩa Hy thứ mười thì trở về lại kinh đô Thẩm Dương tức từ năm 399 đến năm 416 tây lịch).

Tại bắc bộ Ấn Độ có bảy nước, chép rõ là có hai nước học Tiểu thừa, một nước học thì phần lớn học Tiểu thừa, một nước học cả Tiểu và Đại thừa. Như vậy cá nước tại bắc Ấn Độ Tiểu thừa chiếm ưu thế.

Tại trung Ấn Độ có mười hai quốc gia và khu thành, ghi rõ là một nước học theo Tiểu thừa, một nước đa số học Tiểu thừa, một nước học cả về Đại thừa và Tiểu thừa, có thể cho là Đại thừa có vẻ lấn hơn.

Pháp Hiển đến Ấn Độ và lưu học Phật pháp tại thành Hoa Thị, thành này ở đông Ấn Độ. Những Thánh điển ông học được gồm: Tát Bà Đa Chúng Luật, Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, Đản Kinh, Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Ma Ha Tăng Kỳ A Tỳ Đàm v.v... Như vậy, có thể thấy đương thời tại đông Ấn Độ cả Đại thừa và Tiểu thừa đều song hành.

Theo phân tích của pháp sư Ấn Thuận về tình hình chung của Phật giáo thời ấy như sau:

1. Thời Vô Trước, Thế Thân, từ nam Kiền Đà La chạy đến A Du Đà (A Thâu Đà) lấy nơi đây làm trung tâm; dọc theo biển phía tây đổ xuống bờ nam cùng tiếp xúc với học giả nam Ấn Độ. Đấy là hệ học giả Duy thức hướng hoạt động của họ về nam Ấn Độ.

2. Phía đông của Ma Kiệt Đà, theo những gì mắt thấy tai nghe của Pháp Hiển và Trí Mãnh, thì Phật giáo ở thành Hoa Thị, các học giả Đại thừa phải dựa vào Bà La Môn giáo để đứng vững.

3. Cuối biển phái nam đến nước Sư Tử (Tích Lan), thì Đại thừa và Thượng Tọa Bộ, cả hai cùng hoằng hóa ở khu vực này.

4. Thời ấy các học giả Ấn Độ đến Trung Hoa, như Đàm Vô Sấm, Cầu Na Bạt Ma, đa phần các kinh, luận do họ dịch ra Hán văn đều có liên hệ đến việc giới thiệu Chân thường duy tâm luận. Căn do của Chân thường Đại thừa, ấy là lấy từ “Tâm tánh bản Tịnh” của Đại Chúng Bộ và của hệ Phân Biệt Thuyết dung hợp với “bất tức bất ly uẩn ngã” của hệ Độc tử mà thành “Chơn thường ngã”(6).

TIẾT III. LƯỢC KHÁI QUÁT LUẬN CU XÁ.

Phẩm Mục của Cu Xá.

Đại luận sư Thế Thân, người nước Kiền Đà La sau đến nước Ca Thấp Di La học luận Đại Tỳ Bà Sa, lúc hồi hương ông viết ra yếu nghĩa với sáu trăm bài tụng, và gởi sáu trăm bài tụng này trở lại nước Ca Thấp Di La. Bấy giờ có luận sư Ngộ Nhập của Hữu Bộ cho rằng sáu trăm bài tụng của Thế Thân trái nghịch với giáo nghĩa chính thống nên yêu cầu Thế Thân viết thích nghĩa cho sáu trăm bài tụng do ông viết ra. Nhân đó, Thế Thân liền viết thích luận mà thành bộ A Tỳ Đạt Ma Cu Xá Luận (Abhidharmakosa Sàstra) đọc giản lược là Cu Xá Luận. Bộ luận này hiện vẫn còn bản luận sớ Phạn văn, và một số thứ loại chú sở của Ấn Độ được dịch ra Tạng văn. Gần đây tại Trung Quốc có pháp sư Diễn Bồi viết cuốn Cu Xá Luận Tụng Giảng Ký. Đây là tư liệu có thể tham khảo.

Luận Cu Xá là bộ luận chỉnh lý, thống nhất phê phán và tổ chức lại tư tưởng cực kỳ vụn vặt của Hữu Bộ để thành bộ luận vô cùng xảo diệu. Xin liệt kê những phẩm mục của Luận Cu Xá như sau:

lichsuphatgiaoando-06-04

Phương pháp để dễ ghi nhớ cá phẩm mục trong Luận Cu Xá, xưa nay người ta có một bài kệ tóm gọn như sau:

“Giới nhị căn ngũ thế gian ngũ.

Nghiệp lục tùy tam Hiền thánh tứ.

Trí nhị định nhị phá ngã nhất.

Thị danh (Cu Xá) tam thập quyển”.

- Cu Xá với Bảy Mươi Lăm Pháp.

Luận cu Xá đem tất cả các pháp chia thành pháp hữu vi và pháp vô vi. Phàm cái gì được tạo tác bởi nhân duyên, chịu sự dịch chuyển, sự tác động bởi thời gian, có sự sai biệt về nhiễm tịnh, tức tất cả mọi hiện tượng của thế gian đều thuộc pháp hữu vi. Thoát ly tính chất pháp hữu vi, xa lìa tất cả trạng thái của tác dung, bao hàm cả cái nghĩa ba khoa là”Khôi thân diệt trí” của Niết bàn, đều thuộc pháp vô vi. A Tỳ Đạt Ma phần nhiều lấy ba khoa làm ngũ uẩn, mười hai nhân duyên và mười tám giới làm chuẩn rồi theo đó phân loại pháp. Luận Cu Xá dựa vào cách phân loại này, nhưng có thêm sự nghiên cứu về sắc pháp, Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp từ bộ luận Phẩm Loại Túc. Tuy nhiên việc xác định bảy mươi lăm pháp là do sau này ngài Phổ Quang nêu ra trong bộ Cu Xá Luận Ký do ông trước tác. Nhân vì trong Luận Cu Xá vẫn chưa lấy các pháp bất định như ố tác, thùy miên, tầm, tư trong tâm sở hữu pháp làm số lượng. Còn nguồn bảy mươi lăm pháp xuất thân từ luận Cu Xá thì không phải nghi ngờ gì.

Xin liệt kê danh xưng bảy mươi lăm pháp như sau:

lichsuphatgiaoando-06-05

- Quả nhân duyên.

Luận Cu Xá tóm thu tất cả các pháp qui thành bảy mươi lăm pháp. Nhưng bảy mươi lăm pháp này không tồn tại một cách cá biệt và độc lập, mà tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương và liên quan với nhau một cách mật thiết, đấy là Nhân duyên luận (xin đọc Tiểu thừa Phật Giáo tư tưởng luận - của Mộc Thôn Thái Hiền, thiên II, chương sáu). Nhân và duyên ràng buộc với nhau thành ra quả. Thông xưng gồm có: sáu nhân, bốn duyên và năm quả, như biểu đồ sau:

lichsuphatgiaoando-06-06

- Pháp Thế Gian.

Pháp nhân quả, gom cả thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Nhưng các pháp thế gian và xuất thế gian cũng cần có thêm sự phân loại. Phẩm Thế Gian, Phẩm Nghiệp và Phẩm Tùy Miên của Luận Cu Xá là dùng để phân tích Quả, Nhân, Duyên thuộc mê giới. Mê giới lại được chia thành hữu tình thế gian và khí thế gian. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân, thiên thuộc hữu tình thế gian, đứng về mặt không gian mà an lập tầng thứ thì sự lưu chuyển sinh tử của hữu tình được chia làm bốn trạng thái là; sinh hữu, bản hữu, tử hữu và trung hữu. Còn y vào mười hai duyên khởi thì có ba đời với lưỡng trùng nhân quả, đấy là nói về mặt thời gian mà an lập thứ tự. Dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba giới này làm khí thế gian. Lại lấy bốn kiếp là: thành, trụ, hoại, không, chi phối sự tuần hoàn sinh diệt của khí thế gian (đồ chứa đựng gọi là khí), đây là nói thứ tự khí thế gian được an lập về mặt thời gian.

Song nếu không có pháp xuất thế gian thì sự an lập pháp thế gian bất luận đó là hữu tình thế gian, hay khí thế gian, kết cục vẫn cứ mãi quay vòng mà không có điểm dừng lại, thành ra vô thỉ vô chung, vì cứ nối tiếp nhau làm nhân rồi lại làm duyên tương tục không dứt.

Sở dĩ chúng sinh không thoát khỏi được sinh tử, đó là do tạo nghiệp, tạo nghiệp thị thọ quả báo. Do đó, Phẩm Nghiệp của luận này đặc biệt dành để phân tích thuyết nói về Nghiệp. Nghiệp được chia thành “tư nghiệp” và “tư dĩ nghiệp”. Nghiệp thuộc về ý gọi là tư nghiệp, nghiệp thuộc về thân và ngữ gọi là tư dĩ nghiệp. Lại lấy hai nghiệp thân và ngữ, mỗi nghiệp như thế lại chia thành “biểu nghiệp” và “vô lậu nghiệp”. Chúng sinh tạo nghiệp là do “hoặc” (mê mờ) sai sử, do đó Phẩm Tùy Miên của luận này là nhằm khai thông vấn đề “hoặc”. Tùy miên là do hoạt động của nghiệp mà dẫn dến khổ quả, ý vị của tùy miên trong đó có phiền não. Phiền não được phân ra thành căn bản (sáu thứ hoặc mười thứ) và chi mạt (có mười chín thứ). “Hoặc” có “kiến hoặc” - mê về lý, và “tư hoặc” - mê về sự; kiến hoặc là do mê muội không thấu rõ lý Tứ đế, kiến hoặc phối hợp cả trong tam giới mà thành tám mươi sử. “Tư hoặc” là bốn thứ: tham, sân, si, mạn trong căn bản phiền não, cọng cả thảy trong tam giới có mười thứ; trong đó dục giới có bốn, còn sắc giới và vô sắc giới ngoại trừ không có tham, còn thì mỗi giới đều có ba thứ, lại còn có một trăm lẻ tám phiền não, tức tám mươi tám sử thuộc kiến hoặc, mười thứ thuộc “tư hoặc” cộng với mười trên mà thành (108). (Các danh tướng vừa nêu xin đọc thêm Pháp số).

- Xuất thế gian.

Mục đích của việc phân chia pháp thế gian là nhằm tiến đến con đường xuất thế gian của thánh đạo. Phẩm Hiền Thánh, Phẩm Trí, Phẩm Định của Luận Cu Xá là để thuyết minh: quả, nhân, duyên thuộc thế giới chứng ngộ. Trí ở đây chỉ cho nghĩa quyết đoán, và được chia thành hữu lậu trí và vô lậu trí. Bốn thứ huệ là: sinh đắc huệ, văn huệ, tư huệ và tu hệ thì gọi là hữu lậu trí; hai thứ là pháp trí và loại trí, thì gọi là vô lậu trí. Công năng của trí là đoạn trừ kiến hoặc. Nói về định, cũng chia thành sinh đắc định và tu đắc định, hai định này mỗi định có bốn sắc giới định (tứ thiền) và bốn vô sắc giới định, mỗi định lại phân ra cận phần định và căn bản định. Do công năng của trí và định mà có thể thứ lớp chứng nhập quả vị hiền thánh. Quá trình đoạn hoặc chứng chơn là trải qua nhiều giai đoạn và quả vị vô cùng phồn phức. Xin lược qua như sau:

1. Hiền Vị thất gia (bảy bậc) và chia ra hai loại:

a) Tam hiền - Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trụ, tổng tướng biệt trụ.

b) Bốn thiện căn - Noãn thiện căn, đảnh thiện căn, nhẫn thiện căn (nhẫn thiện căn lại có thể tế phân ra làm: hạ, trung thượng ba phẩm), thế đệ nhất pháp.

2. Hai loại thánh vị, chia thành “tam đạo bát bối” (ba đường tám nhóm):

a) Hữu học vị chia làm Dự Lưu - hướng thuộc kiến đạo, Dự Lưu quả thuộc kiến đạo, Nhất Lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A la hán hướng.

b) Vô học vị thuộc vô học đạo, tức là quả A la hán. Những quả vị thanh văn này chỉ có khi thế gian có Phật. Khi đời không có Phật xuất hiện, tự mình có thể quán mười hai nhân duyên mà ngộ nhập Thánh quả, thì gọi là Độc giác, và tiếng Phạn là Bích Chi Ca Phật (Pratyekabuadha). Kiếp trước và hiện kiếp khi đức Thích Tôn chưa chứng đắc Phật quả, Ngài được xưng là Bồ tát. Trước tiên Bồ tát phải nỗ lực tu lục độ vạn hạnh, trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, lại còn phải trải qua trăm kiếp để gieo trồng “tướng hảo chi nghiệp” (nghiệp thiện để thành tướng hảo), sau rốt mới chứng Đẳng Chánh Giác (thành Phật). Sau cùng là Phẩm Phá Ngã. Đây là phẩm xiển minh lý vô ngã của Phật giáo, đồng thời dùng lý nghĩa này để phá bỏ ngoại giáo, và thuyết hữu ngã dị chấp.

(1) Đại Chánh tạng-49, cuối trang 15.

(2) Một tên gọi khác để chỉ chúng sinh.

(3) Một tên gọi khác để gọi chúng sinh.

(4) Vô học: Đạo học viên mãn, không phải tu học nữa thì gọi là vô học.

(5) Yết Lạt Lam Ka Lai,còn gọi là Ca La La v.v... dịch là ngưng hoạt, tạp uế v.v... tinh khí của cha mẹ khi mới hòa hợp ngưng kết, là thời kỳ thai nhi từ lúc thọ sinh cho đến 7 ngày sau. Từ Điển Phật Học - Hà Nội xuất bản 1994.

(6) Quyển 14 Đại Chánh tạng-22, cuối trang 340.

(7) Quyển 32 Đại Chánh tạng-22 cuối trang 501.

(8) Quyển 39, Đại Chánh tạng-22, trang 536.

(9) Đại Chánh tạng-24, giữa trang 676.

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37.

(11) Đại Chánh tạng-25, trang 192.

(12) Đại Chánh tạng-25, giữa trang 192.

(13) Đại Chánh tạng-25, đầu trang 70.

(14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Điển - cuối trang 903.

(15) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Độ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 7682)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 9309)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5420)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
30/12/2021(Xem: 3623)
Không phải lúc nào cũng được xem là nghệ thuật như bối cảnh ban đầu vốn có, các hiện vật mà bây giờ chúng ta phân loại là “nghệ thuật Phật giáo” (Buddhist art), mặc dù có được kỹ thuật thủ công tuyệt xảo và tính thẩm mỹ sâu sắc, chúng được tạo ra với mục đích tôn nghiêm thờ phụng, sinh hoạt văn hóa tâm linh và tích lũy công đức. Giống như nhiều thuật ngữ chính của Phật giáo bị hiểu sai ở phương Tây, thì hình ảnh Phật giáo cũng vậy. Trên thực tế, việc lạm dụng hình tượng Đức Phật trở nên tràn lan, đến nỗi cộng đồng Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan cảm thấy cần phải đặt dấu hiệu cảnh báo trên khắp thành phố để giáo dục du khách thập phương rằng "Đức Phật không phải để trang trí" (Buddha is not for decoration) một cách lạm dụng
22/12/2021(Xem: 4792)
Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo.
24/10/2021(Xem: 3498)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết, bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 tới, Vương quốc Phật giáo này sẽ mở cửa chào đón du khách thập phương hành hương từ 46 quốc gia, thay vì trước đây chỉ công bố 10 quốc gia có nguy cơ thấp bởi dịch Covid-19.
24/10/2021(Xem: 3257)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi đã phát biểu miêu tả rằng: "Đức Phật là nguồn cảm hứng cho Hiến pháp Ân Độ đến tận ngày nay; Đức Phật luôn Ngự trong tâm hồn của nhân loại và kết nối các nền văn hóa và quốc gia khác nhau."
23/09/2021(Xem: 5454)
Bài Khảo Luận nầy nay đã in lại và trở thành CHƯƠNG MỘT của tác phẩm nầy. Chương hai có tựa đề là: VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG QUỐC. Những chương khác nghiên cứu về Phật, Bồ Tát, các Kinh, Luận...là những Kinh, Luận, Bồ Tát... rất uyên thâm, nỗi tiếng, tiêu biểu cho Giáo Lý Phật Giáo của tất cả các tông phái Phật Giáo đang hành đạo tại Việt Nam. Phần cuối của tác phẩm là những phụ lục. Trong đó 3 phụ lục đầu là 3 bài tham luận đã thuyết trình trong 3 lần hội thảo quốc tế, có ghi rõ thời gian và nơi chốn hội thảo. Những phụ lục còn lại là những bài khảo luận nghiên cứu về giáo lý Phật Giáo. Như vậy xét về nội dung tác phẩm nầy không phải là sách chuyên khảo cứu về Lịch Sử Du Nhập và Truyền Thừa của Phật Giáo Việt Nam. Mục đích của tác giả là muốn cho thế hệ người Việt Nam trẽ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt, viết lên cho thế giới biết Dân Tộc Việt Nam có lịch sử Hào Hùng, Minh Triết về mọi thời đại, mọi lãnh vực tro
31/03/2021(Xem: 14311)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 9047)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]