Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 2: Tôn giáo ở Ấn Độ

05/01/201202:25(Xem: 5704)
Tiết 2: Tôn giáo ở Ấn Độ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC

TIẾT II: TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Nhìn xuyên suốt dòng lịch sử của đất nước Ấn Độ, người ta nhận thấy Ấn Độ là nơi phát xuất tổ chức mọi mô hình tôn giáo của thế giới. Cũng giống như Hy Lạp nơi mà từ thời xa xưa cho đến thời cận kim, luôn phát sinh những tư tưởng triết học trọng yếu trong nền triết học tây phương. Cũng thế, những tôn giáo và tư tưởng triết học của Ấn Độ từ trước giờ vẫn bảo trì tính cách “nhất thể”, và chưa bao giờ tách khỏi mối quan hệ nhất thể để tiến tới. Nền triết học tây phương phát sinh từ Hy Lạp và đạo Cơ Đốc phát sinh từ Do Thái, từ thời cổ đại hai ảnh hưởng trên thường xung đột nhau cho mãi đến thời trung cổ cả hai mới chịu điều hòa để rồi vào thời cận đại lại phân ly; điều này hoàn toàn khác với nền triết học và tôn giáo của Ấn Độ. (Phần tự luận của “Ấn Độ Triết Học và Tôn giáo Sử” do Cao Nam Thuận - người Thái Lan và Mộc Thôn Thái Hiền người Nhật bản cùng hiệp soạn).

- Tứ Vệ Đà.

Ấn Độ không những là nước đa sắc tộc, mà còn là một nước đa tôn giáo. Nếu lấy tôn giáo của người Aryan làm chính thống, thì Vệ Đà là nhất quán cả về tôn giáo lẫn tư tưởng. Bà La Môn giáo mà trong kinh Phật thường đề cập đến ngày nay gọi là Ấn Độ giáo, cả hai đều từ Vệ Đà mà ra cả.

Đại cương về nội dung tứ Vệ Đà:

1. Lê Cu Vệ Đà: gồm một nghìn không trăm mười bảy bài Thánh ca dài ngắn khác nhau, được dùng trong việc tế tự, chỉ chừng một một phần mười là có liên hệ đến thế tục, chín phần còn lại là liên hệ đến tôn giáo; trọng yếu nhất là bài “Lễ Kính Thái Dương Thần Ca”, bài Thánh ca này được các tăng lữ Bà La Môn sáng chiều đọc tụng trong các lễ cầu nguyện. Thời đại thành lập nội dung Lê Cu Vệ Đà là bất nhất. Chậm lắm nó cũng được biên tập trước công nguyên một nghìn năm. Đây là bộ Vệ Đà duy nhất được dùng làm tư liệu để khảo sát về trạng thái tối cổ của giống người Aryan.

2. Sa Ma Vệ Đà: gồm một nghìn năm trăm bốn mươi chín bài Thánh ca được các tăng lữ Bà La Môn xương lên trong lễ “tửu tế”.

3. Dạ Nhu Vệ Đà: về đại thể thì Dạ Nhu Vệ Đà tương đồng với Sa Ma Vệ Đà, ấy là dạy cách thực hành tế lễ phải như thế nào, nhưng bất đồng ở chỗ là trong đại bộ phận của Lê Cu Vệ Đà thì Dạ Nhu Vệ Đà chưa xuất hiện lời tế thần sáng tạo độc nhất và duy nhất.

4. A Thát Bà Vệ Đà: về nội dung chia làm hai mươi quyển, gồm bảy trăm ba mươi mốt bài Thánh ca. A Thát Bà Vệ Đà nói về mối quan hệ giữa người Aryan với cư dân gốc tại bản địa Ấn Độ sau khi hai bên có sự tiếp xúc qua lại và chịu sự hấp thụ nhiều yếu tố tín ngưỡng của nhau mà hình thành; do đó A Thát Bà Vệ Đà phần nhiều là thần chú và phép khống chế quỉ thần. Chỉ một số ít bài thơ được dùng để ca tụng Thượng đế; vì vậy A Thát Bà Vệ Đà phần lớn mang sắc thái mê tín.

- Bốn giai cấp: Ba đại cương lĩnh của Bà La Môn giáo. Một là chủ nghĩa thiên khải Vệ Đà, hai là chủ nghĩa vạn năng tế tự, ba là chủ nghĩa Bà La Môn chí thượng.

Ba thứ chủ nghĩa trên được coi là nét đặc sắc của thần giáo.

Vệ Đà là do sự khải thị của Phạm thiên thượng đế, vì vậy nên Thành thánh là vô tượng; cứ theo chỉ đạo của Vệ Đà mà thực hành tế tự thì không có gì là “bất năng” cả. Khi tế tự thì cần phải đến tăng lữ Bà La Môn, vì thế nên Bà La Môn là giai cấp chí thượng.

Thực thì chế độ giai cấp chỉ xuất hiện khi tộc người Aryan đã xâm nhập Ấn Độ, và do thi ca Vệ Đà cứ tăng dần nên nghi thức tế tự cũng theo đó tăng lên mới sản sinh ra chức Tư tế chuyên lo việc tế tự. Tư tế có quyền lợi của tư tế cho nên phải bảo vệ lợi ích của giới tính. Từ đó đưa đến chủ trương tế tự phải thế tập (cha truyền con nối), hoặc người cùng giai cấp mới được kế thừa. Nhân đó, giai cấp Tế tự cậy vào quyền uy của Thần thánh mà đề ra bốn giai cấp.

1. Giai cấp Bà La Môn:

Tôn giáo sư thuộc giai cấp Tế ti, giai cấp Tế ti trải qua nhiều đời, con cháu họ càng lúc càng đông nhân đấy mới hình thành một đại chủng tánh. Người của chủng tánh này một khi được sinh ra là liền trở thành tăng lữ. Lúc tuổi già vào rừng sống và sinh hoạt như người xuất gia (giai cấp Bà La Môn tự chia đời con người làm bốn giai đoạn, một là giai đoạn nhi đồng giáo dưỡng kỳ, hai là giai đoạn kết hôn và sinh hoạt gia đình, ba là giai đoạn vào rừng sinh sống, và bốn là giai đoạn trốn đời ẩn tu).

2. Giai cấp Sát Đế Lợi:

Là giai cấp vương giả thuộc tộc người võ sĩ. Đây là giai cấp thống trị về mặt đối nội. Và khống chế về mặt đối ngoại. Nhân đấy mà xuất hiện giai cấp “Võ nhân chủng tánh”. Đây là giai cấp lấy võ nghệ làm thế tập mà hình thành nên chức vụ chuyên về chiến sĩ. Chủng tánh võ nhân phải nhờ đến sự tế tự của giai cấp Bà La Môn để được Thần hộ, vì vậy, họ ở vào giai cấp thứ hai.

3. Giái cấp Phệ Xá:

Ngoài các Tế ti và Võ sĩ, người Aryan còn có hạng người theo đuổi các nghề như: thương mại, nông nghiệp và công nghệ, từ đó hình thành nên giai cấp thứ ba Phệ Xá.

4. Giai cấp Thủ Đà La:

Đây là giống người Đạt La Duy Gia (Dravidian); tộc người này xâm nhập Ấn Độ từ rất sớm và họ là tộc người đầu tiên bị chinh phục bởi tộc người Aryan, và họ bị biến thành giai cấp nô lệ tiện dân.

Trong bốn giai cấp trên, chỉ có ba giai cấp là Bà La Môn, Sát Đế Lợi và Phệ Xá là được tụng niệm Vệ Đà, được quyền tế tự. Sau khi chết cả ba giai cấp này sẽ được tái sinh lại cõi nhân thế. Do đó, cả ba được gọi là “tái sinh tộc”; còn chủng tộc Thủ Đà La do không phải là giống người Aryan, nên họ không những không được quyền tụng niệm Vệ Đà và tế tự, mà họ cũng không có hy vọng được tái sinh trở lại ở đời sau. Do đó, giai cấp Thủ Đà La còn gọi là “nhất sinh tộc” (tộc người chỉ được sinh một lần). Khi tộc người Bà La Môn chết thì chỉ cần bái Thần, tụng kinh là liền được trở về với Phạm thiên - tức bản thể vũ trụ, và gọi là “đốn ngộ pháp”. Trong khi tộc người Sát Đế Lợi và Phệ Xá thì ngoài việc tế tự và tụng kinh, họ cần phải khổ luyện tu thiền mới được sinh về với Phạm Thiên (sau khi chết) và gọi đó là “tiệm chứng pháp”.

- Tín ngưỡng Thần.

Không cần phải nói, ai cũng biết tín ngưỡng thần của người Aryan đều căn cứ vào kinh Vệ Đà. Lê Câu Vệ Đà chia vũ trụ thành ba giới là: thiên - không - địa, mỗi giới có mười một vị thần, cộng có ba mươi ba thần. Kỳ thực, những thần được cúng tế là rất nhiều, nhìn giống như đa thần giáo. Nhưng thường thì họ chỉ nhắm vào vị thần chủ yếu để tán tụng, và luôn luôn dùng những câu chữ rốt ráo nhất để hình dung; cho nên vị Thần chủ yếu không nhất thiết là vị nào, mà tùy vào địa vị của Thần được nhắm đến. Đây là lý do khiến có người gọi Bà La Môn giáo là “Giáo hoán Thần giáo” (Kathentheism), bằng như dựa vào trạng thái chủ quan của người tin, thì hiển nhiên tín ngưỡng của người Aryan là nhất thần giáo, và tôn giáo của họ được coi là “đơn nhất thần giáo” (Henotheism) tức tôn giáo chỉ sùng bái một vị thần trong số những vị thần.

Trên bình diện thông thường, người Aryan cùng bái năm sức mạnh thiên nhiên mang tính Thần cách, đó là Thái dương thần, Thiên thần, vũ Thần, Không khí thần và Hỏa thần. Đặc biệt người Aryan rất sùng kính thần Ba Thê Na (Yaruna), và thần lôi vũ là Nhân Đà La (Indra). Do vì họ đặc biệt sùng kính thần Indra, nên người ta lấy tên vị thần này đạt tên nước là Ấn Độ - India, Indian.

Thần của Vệ Đà trước tiên là Thiên thần, Không thần rồi dần dà tiến đến Địa thần. Nguyên Thỉ của thần trong Vệ Đà là thần Đặt Vưu Tư (Dyaus), thần Dyaus trong Vệ Đà vời thần Zeus của Hy Lạp và thần Jupiter của La mã có cùng ngữ căn dyu - Phất quang mà thành tên thần. Nghĩa là do sáng tỏ quang minh mà hóa thành Thần. Thần Yaruna xuất hiện sớm hơn thần Indra, thần Indra là sức mạnh của không giới, trong khi thần A Kỳ Ni (Agni) là vị thần chủ yếu của Địa giới.

Bất luận là gì, tuy thần trong Vệ Đà có nhiều nhưng mỗi khi lễ bái các Thần điều chắc chắn là họ không thể quên vị Thần chủ tể của vũ trụ. Sở dĩ vậy, nên trong Lê Câu Vệ Đà nói: “tuy nhiên, người đời có gọi vị thần của họ là Indra, Mật Tư La (Mỉta là thần biểu trưng ân huệ của thái dương) hay thần Varuna đi nữa. Kỳ thực cũng chỉ có một thần, chẳng qua là do các thi nhân dùng nhiều danh xưng khác nhau để gọi đó thôi”. (tư liệu vừa nêu được trích từ cuốn Ấn Độ Triết Học Tôn Giáo Sử, do Cao Nam Thuận - người Thái Lan và Mộc Thôn Thái Hiền - người Nhật Bản cùng trước tác, và Ấn Độ Thông Sử của Chu Tường Quang).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2014(Xem: 6782)
Roberto Baggio, 47 tuổi, gần đây đã mở một trung tâm Phật giáo ở ngoại ô thành phố Milan. Gần 1,000 người đã tập trung tại trung tâm Phật giáo lớn nhất châu Âu này. Baggio nói với các phóng viên, “ Điều quan trọng nhất của đời tôi là khi tôi tìm thấy Phật giáo. Ngày nay nhiều người đang cố gắng tìm hiểu triết lý này, vì vậy việc lập ra trung tâm này, trong một ý nghĩa nào đó, là khởi điểm của một dự án lớn.” Baggio được đám đông đón chào nồng nhiệt, và anh đã hướng dẫn một buổi thiền định tại đây. Thường được gọi với biệt danh (tóc) Đuôi ngựa Thần thánh, Baggio đã ghi bàn 27 lần trong 56 trận bóng đá cho đội tuyển Ý. Baggio cải đạo sang Phật giáo cách đây 27 năm và trở thành một trong những người Ý nổi tiếng nhất làm như vậy. Ghi bàn hơn 200 lần trong bóng đá Ý, Baggio được xem là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại ở đất nước này. (tipitaka.net – November 1, 2014)
07/11/2014(Xem: 31834)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
25/10/2014(Xem: 20661)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
21/10/2014(Xem: 10539)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
18/10/2014(Xem: 43755)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
16/10/2014(Xem: 10375)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
17/08/2014(Xem: 20167)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
17/08/2014(Xem: 8489)
Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.
26/05/2014(Xem: 10557)
New Delhi, India – Nhà truyền bá Phật giáo Toàn cầu đầu tiên của thế giới Anagarika Dharmapala và người đàn ông được nói đều nhiều nhất ở Ấn độ ngày nay, và có lẽ những người có quyền thành lập chính sách và đưa ra quyết định, Thủ tướng Ấn độ, ông Narendra Modi, đều có một số điểm chung. Cả hai đều sinh ngày 17 tháng 09 mặc dầu cách nhau 86 năm. Anagarika Dharmapala sinh ngày 17 tháng 09 năm 1864 và Narendra Modi chào đời ngày 17 tháng 09 năm 1950.
28/04/2014(Xem: 12417)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]