Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tra Am và sư Viên Thành

26/07/201204:24(Xem: 7712)
Tra Am và sư Viên Thành


tra-am-va-su-vien-thanh-so-ban

TRA-AM và SƯ VIÊN-THÀNH

(1879 - 1928)

  • Tên sách : Tra Am và sư Viên Thành
  • Tác giả : Nguyễn Văn Thoa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 356
  • Nhà xuất bản : Môn Đồ Ba La và Tra Am
  • Năm xuất bản : 1972
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000005950
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 

LỜI PHI LỘ

 

          Thầy tôi khuất bóng nay đã 46 năm. Tôi cũng đã trãi qua mấy chục năm trường, đem tài sức hữu hạn của mình chung lo hành đạo và hóa đạo, cho đến bây giờ tuổi gần bảy mươi, mà ân hưởng của Thầy tôi ngày nào vẫn thấy còn đầm ấm bên lòng. Tình Thầy trò ngoài cái nghĩa là tình thiện tri thức được xông ướp trong mùi hương đạo, còn có nghĩa của một thứ tình gắn bó vô túc duyên không sao nói hết được.

          Tôi xuất gia theo Thầy năm mười bảy. Cũng là số tuổi đời mà Thầy tôi xả vọng tìm chơn. Đến năm hai mươi tuổi, tôi được thiện duyên thọ cụ túc giới. Trong giới đàn nầy tôi đỗ thủ Sa Di và lúc trở về chùa, tôi cảm thấy nỗi hoan hỷ sâu xa nơi Thầy tôi đối với con đường đạo tương lai mà tôi đã bước được một bước đầu. Nỗi hoan hỷ đó, ngày nay hồi tưởng lại, cũng còn thấy tình Thầy như đám mây lành phủ bóng trên người. Tôi không khỏi bùi ngùi tưởng tượng Thầy, đã không được như tôi, mà đơn độc một mình một bóng trở về chùa lặng lẻ sau khi đỗ thủ Sa Di và thọ Cụ Túc giới: bấy giờ Thầy đã hai mươi tuổi, mà Sư Tổ thì đã thị tịch trước đó rồi.

          Có lẽ nhờ túc duyên hiếm có, nên mỗi bước đường đạo của tôi đều gần như bước trùng lên dấu bước của Thầy, khiến cho mỗi lần nghĩ nhớ thời gian quá khứ của đời mình, tôi thấy bóng dáng của mình lồng trong bóng dáng vĩ đại của Thầy.

          Trước khi thị tịch, Thầy có di ngôn cho tôi rằng, cảnh Tra Am chỉ là cảnh tạm cho Thầy tu dưỡng mà thôi, chứ tâm trí của người tu Phật thì lấy thế giới chúng sanh làm nhà; nơi nào đủ thiện duyên hành đạo và hóa đạo thì hãy đến. Rồi Thầy trao tay một bộ kinh Pháp Hoa và tập Lược Ước Tùng Sao, vốn là tập sách ghi chép các sáng tác thi văn của Thầy. Từ đó, đi đâu tôi cũng mang theo hai bộ sách ấy. Kinh Pháp Hoa thì để tụng niệm, lấy đó làm kim chỉ nam bước theo, đưa về cứu cánh nhất thừa của Chư Phật. Lược Ước Tùng Sao thì để hằng đọc và hằng nhớ di âm và thâm tình trời biển của Thầy.

          Tâm nguyện tôi là làm sao có cơ duyên thuận tiện để sao dịch và ấn hành "Lược Ước Tùng Sao".Nhưng năm nầy qua năm khác, giữa cảnh đời náo nhiệt thì Phật sự cũng đa đoan, cho nên tâm nguyện chưa thành tựu. Nhân gặp Phật tử Nguyễn Văn Thoa, có ý biên soạn về cuộc đời và thi văn của Thầy, tôi vô cùng hoan hỷ trao cho tập "Lược Ước Tùng Sao", và nhận phần ấn loát.

          Tập sách được viết gồm có hai phần, phần đầu là tiểu sử, phần kế là dịch trọn thi văn. Sau khi đọc xong bản thảo, tôi gỏi ngay đến Thượng Tọa Trí Quang Nhờ đọc và viết bài tựa. Tôi cũng muốn có thêm nhiều ý kiến bổ túc khác, hầu cho tập sách được hoàn bị, nên đã nhờ Thầy Nguyên Hồng, hiện là Khoa Trưởng Phân khoa Giáo Dục; Thầy Tuệ Sỹ, nguyên Giáo sư Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh; Giáo sư Bửu Cầm, Giáo sư Trường Đại Học Văn Khoa Sài gòn; Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đọcvà nhuận sắc.

          Việc ấn loát được giao phó cho nhà in Hoa Sen của Phật Học Viện Nha trang. Vì xa cách tác giả, vì phương tiện eo hẹp của nhà in, nên sách không tránh khỏi những lỗi lầm đáng tiếc. Mong tác giả hoan hỷ cho điểm nầy.

          Nói về tình riêng, thì việc ấn hành là để tưởng nhớ và báo đáp công ơn muôn một của Thầy. Nói về nghĩa chung, thì tôi mong được nương bóng Thầy để đóng góp cho gia tài văn học Phật giáo Việt Nam.

          Phải trãi qua một năm sách mới in xong. Tôi viết mấy lời phi lộ nơi đây. Tôi không quên tán thán công đức biên soạn và phiên dịch của tác giả, cảm tạ Thượng tọa Trí Quang, và các Thầy Nguyên Hồng, Tuệ Sỹ, Giáo sư Bửu Cầm, Thi sĩ Vũ  Hoàng Chương, đã hỗ trợ cho công trình của tập sách nầy.

 

Tu Viện Quảng Hương Già Lam

Mùa Phật đản 2518, đầu mùa hạ năm Giáp Dần

Thiện Thệ Tử THÍCH TRÍ THỦ


 

 

MỤC LỤC

Chân thành cảm tạ

Tựa

Duyên khởi

Dẫn nhập

Phàm lệ

THIÊN  I

KHÁI QUÁT VỀ THÂN THẾ SƯ VIÊN THÀNH

Chương I: THUỞ ẤY THỜI

Dòng dõi

Thực trạng gia đình

Thuở ấu thời

Thi sĩ măng non

Chương II: GẶP GỠ VIÊN GIÁC ĐẠI SƯ

Gặp gỡ Viên Giác Đại Sư - Trú trì chùa Ba La Mật

Đậu thủ sa di ở Phú Yên - Rời chùa Ba La Mật

Chương III: LÊN TRA AM

Dựng Tra Am

Đời sống hàng ngày

Vân du

Giao du với chư Tôn túc

Giao du với văn thi hữu

Hoằng dương chính pháp

Những ngày cuối cùng

Chương IV: TRA AM HIỆN NAY

Đệ tử

Tra Am hiện nay

THIÊN  II

THI VĂN TRÍCH TUYỂN

Chương I: THƠ

Thơ chữ hán

Thơ chữ nôm

Chương II: VĂN

Văn chữ nôm

Văn chữ hán

Chương III: PHỤ LỤC VỀ VIÊN GIÁC ĐẠI SƯ

Dòng dõi

Xuất chính

Ở Ba la mật

Viên tịch

 

Tài liệu tham khảo

Mục lục

Ý kiến bạn đọc
14/06/201902:20
Khách
Xin file pdf bản điện tử sách tra am và sư viên thành
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50636)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 19157)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12383)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27602)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4902)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 21149)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6510)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10383)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3482)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]