Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ nhứt: Duy thức tam thập tụng dị giải

02/05/201314:27(Xem: 22846)
Bài thứ nhứt: Duy thức tam thập tụng dị giải


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP BA 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ NHỨT 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

GIẢI ĐỀ MỤC 

"Duy thức" - Thức là phân biệt; có hai phần: 1. Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, hoặc gọi là sự vật, tức là núi, sông, ruộng, vườn ...2. Năng phân biệt (cái biết) gọi là thức, tức là cái tác dụng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật. 

Cảnh vật có hình tướng, thức không hình tướng. Người đời đều nói hai vật này (vật chất, tinh thần) riêng khác; thật ra năng phân biệt (biết) và sở phân biệt (bị biết) cũng đều là thức; ngoài thức ra không có vật gì khác. Bởi thế nên gọi là Duy thức. 

Người đời vì chấp tất cả sự vật là thật có, nên không tin lý Duy thức. Nay môn học này, giải thích cho người biết: tất cả sự vật, chỉ có thức biến hiện, không phải thật có, nên gọi là "Duy thức học". 

"Tam thập tụng"- Theo lệ thường, trong kinh Phật, mỗi một bài là bốn câu; nay dùng 30 bài tụng, để giải thích nghĩa mầu nhiệm của Duy thức, cho nên quyển luận này gọi là "Duy thức tam thập tụng". 

"Dị giải"- Nguyên văn bổn luận này có 30 bài tụng, do ngài Bồ Tát Thiên Thân tạo ra. Văn tự đã khó mà nghĩa lý lại thâm, người học rất khó hiểu. Nay tôi giải thích bổn luận này, dùng những lời lẽ gọn gàng dễ hiểu, nên gọi là "Dị giải". 

CHÁNH VĂN

Hỏi: - Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo, đều nói có Ngã và Pháp ? 

LƯỢC GIẢI

Người đời chấp tất cả sự vật, như núi, sông, cỏ, cây v.v...đều thật có. Nay lại nghe nói:"Các cảnh vật ấy đều do thức biến hiện, chỉ là giả tướng, chớ không phải thật có", thì họ quyết định không tin. Bởi thế nên Luận chủ đề xướng Duy thức học, đặt ra những lời vấn đáp, để giải thích các điều nghi ngờ đó. 

Có người hỏi: - Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại làm sao, người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã, Pháp ? Nếu lý Duy thức đúng, thì lời người thế gian và Phật giáo nói sai, còn nếu thế gian và Phật giáo nói đúng, thì lý Duy thức phải sai. Hai thuyết rất mâu thuẫn nhau, vậy bên nào nói đúng lý ? 

Câu hỏi này rất khó, nếu không phải bực Bồ Tát trí huệ vô biên, thì không dễ gì trả lời được. 

"Ngã pháp"nghĩa là gì?- "Ngã"là chủ tể (tự chủ, có quyền sắp đặt). Như người đời chấp thân này là "ta"; có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp đặt các việc, như thế gọi là "Ngã". 

"Pháp"là khuôn phép và giữ gìn; nghĩa là tự nó giữ gìn bản chất của nó, làm cho người xem đến, thì biết là vật gì. (Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải). 

Như cái bàn ở trước mặt đây, tự nó giữ gìn bản chất cứng nhắc, hình dáng dài rộng hoặc cao thấp và có công năng chứa vật. Một khi người xem đến thì biết là cái bàn. Như thế gọi là "pháp". 

Người thế gian chấp ngã, như chấp thân mạng loài hữu tình, đều có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp xếp mọi việc. 

Người thế gian chấp pháp, không ngoài ba điểm: Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Năng (công dụng). Như họ chấp nhà cửa, cỏ, cây, v.v... là thật có (thật) hình dáng tốt hay xấu (đức) và công dụng của nó (nghiệp); mỗi món đều gọi là một pháp. 

Trong Phật giáo nói ngã, như nói "Tu Đà hoàn, Tu Đà hàm, A Na Hàm, A la Hán, v.v ...". mỗi tên đều hàm ẩn ý nghĩa: ta đã chứng, ta được tự chủ và tự tại. 

Trong Phật giáo nói Pháp, như nói "5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v...". mỗi pháp đều tự giữ gìn bản chất (tự tánh) và hình dáng của nó; khi người xem đến, có thể biết đó là vật gì. 

Nhưng chúng ta phải chú ý ở điểm này: Trong Phật giáo nói "ngã" , không đồng với người thế gian "chấp ngã". Như kinh Kim Cang nói: "Gọi là Tu Đà Hoàn (Nhập lưu) mà không có Tu Đà Hoàn (vô sở nhập) thế mới gọi là Tu Đà Hoàn, v.v ..." 

Đem đoạn kinh này để chứng minh, thì chúng ta thầy trong kinh tuy nói "Ngã", song chỉ có giả danh mà thôi, không phải như thế gian chấp có thật Ngã. 

Đáp: - Nguyên văn chữ Hán 

Tụng viết: 

Do giả thuyế Ngã Pháp 
Hữu chủng chủng tướng chuyển 
Bỉ y thức sở biến. 

Dịch nghĩa: 

Luận chủ nói ba câu tụng để trả lời rằng: Thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp; bởi vì các tướng Ngã, Pháp kia đều do thức sanh ra vậy. 

LƯỢC GIẢI

Đại ý ba câu tụng này nói: Do thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp, rồi từ trên thức của người nghe tự biến ra hình tướng của Ngã, Pháp. 

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP CỦA THẾ GIAN 

Như có người đang ngồi yên trong nhà tối, bổng nghe người nói: "Ở góc nhà kia có con quỉ". Lúc bấy giờ trên thức của họ liền biến ra con quỉ, tóc tai xù xụ, hình tướng rất ghê sợ, muốn chụp bắt người. Thật ra không có quỉ, nhưng trên thức người nghe lại biến ra quỉ. Đây là tướng Ngã của thế gian, do thức biến vậy. 

Có người ngồi trong nhà, nghe nói: "Tuyết rơi ngoài sân". Lúc bấy giờ trên thức họ tự biến ra hình tướng tuyết bay trắng xoá. Thật ra không có tuyết, nhưng trên thức của người nghe lại biến ra có hình tướng của tuyết. Đây là tướng Pháp của thế gian, do thức biến ra vậy. 

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP TRONG THÁNH GIÁO 

Như có người nghe trong kinh nói: "Phật có 32 tướng". Rồi từ trên thức của họ tự biến ra tướng Phật tốt đẹp lạ thường. Đây là tướng "Ngã" trong Thánh giáo, do thức biến ra. 

Hoặc nghe nói: "Cõi Phật có 7 món báu trang nghiêm"; rồi từ trên thức của họ biến ra cảnh Tịnh độ. Đây là tướng "Pháp" trong Thánh giáo, do thức biến hiện. 

***

Ngoại nhơn đã nghe Luận Chủ nói: "Các tướng Ngã, Pháp đều do thức biến hiện", thế tất nhiên họ phải nghi rằng: 

Hình tướng của thức thế nào? 

Và có bao nhiêu chủng loại? 

Vì đoán tâm lý của ngoại nhân, nên Luận chủ nói tiếp ba câu tụng, để trả lời rằng: 

Nguyên văn chữ Hán: 

Thử năng biến duy tam 

Vị: Dị thục, Tư lượng 

Cập Liễu biệt cảnh thức 

Dịch nghĩa: 

Thức Năng biến này có 3 loại: 

1. Dị thục thức (thức thứ Tám) 

2. Tư lương thức (thức thứ Bảy) 

3. Liễu Biệt cảnh thức (6 thức trước). 

LƯỢC GIẢI

Đoạn trên nói: "Do thức biến ra các tướng Ngã, Pháp". Đã có cảnh sở biến (bị biến) tất nhiên phải có thức năng biến. 

Đoạn này nói về thức năng biến. Thức năng biến có ba loại: 

1. Dị thục thức, tức là thức thứ Tám. 

2. Tư lương thức, tức là thức thứ Bảy. 

3. Liễu biệt cảnh thức, tức là 6 thức trước (từ nhãn thức cho đến ý thức). 

Ba loại thức Năng biến này, nếu phân tích ra thì có tám thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức) 

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8825)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8279)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 6375)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
09/04/2013(Xem: 12844)
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.
09/04/2013(Xem: 11270)
Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.
09/04/2013(Xem: 3876)
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái).
09/04/2013(Xem: 18573)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 12907)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyê? bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
09/04/2013(Xem: 14836)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.
09/04/2013(Xem: 8596)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]