Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời của dịch giả

02/05/201314:26(Xem: 24718)
Lời của dịch giả


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP BA 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

TÂP DUY THỨC TAM THẬP TỤNG NÀY CHIA LÀM 3 PHẦN:
1. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 
2. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG CHÁNH VĂN 
3. PHỤ HAI CÁI BIỂU 

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

Phật ra đời độ sanh gần nửa thế kỷ, thuyết pháp trên 300 hội, nói ra 84.000 pháp môn, nào quyền, thiệt, đốn, tiệm, các phương tiện đều dạy bày; chung qui lại chỉ có hai phần: pháp tướng và pháp tánh. Duy thức tôn là một trong Pháp tướng. 

Lý Duy thức, trong các kinh điển, Phật đã nói nhiều. Về sau các vị Bồ Tát trích lục lại, sắp xếp theo hệ thống, có thứ lớp, biên thành sách, lập thành tôn, gọi là Pháp tướng tôn hay Duy thức tôn. 

Như vào khoảng 900 năm, sau khi Phật diệt độ, có Ngài Bồ Tát Thiên thân, y theo các Kinh, viết qua quyển "Duy thức tam thập tụng" v.v...Đến sau có 10 vị Đại luận sư (1) ra đời, tuần tự giải thích quyển "Duy thức tam thập tụng" lập thành mười bộ đại luận. Trong số ấy, bộ sớ giải của Ngài Hộ pháp là có phần hoàn bị hơn hết. 

Đến đời Đường, ở Trung Hoa có Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, trí tuệ vô saong, thông minh xuất chúng, phát tâm qua Ấn độ, nghiên cứu Phật pháp 18 năm trường (xem bộ Huyền Trang của Võ Đình Cường), Ngài rất thông về Duy thức tôn. Sau khi trở về nước, Ngài phiên dịch rất nhiều kinh sách, mà quyển "Duy thứ tam thập tụng" của Bồ tát Thiên Thân là một. Ngài lại còn lượm lặt những tinh hoa sớ giải trong 10 bộ luận của 10 vị Đại luận sư, rồi phiên dịch ra chữ Trung Hoa, làm thành một bộ 10 quyển, mệnh danh là "Thành Duy thức luận". 

Đệ tử lớn của Ngài Huyền Trang là Khuy Cơ, trải qua thời gian mấy mươi năm hầu Thầy, được đắc truyền về môn Duy thức học này, nên sớ giải lại bộ "Thành Duy thức luận" đến 60 quyển, đặt tên là "Thành Duy thức luận thuật ký". 

Đến sau, Ngài Huyền Trang muốn cho người học dễ nhớ, nên làm 12 bài tụng (mỗi bài bốn câu) tóm tắt nghĩa lý rộng rãi u huyền của Duy thức, đặt tên là "Bát thức qui củ tụng". 

Đành rằng sách vở Duy thức rất nhiều, vì các vị Bồ Tát nhắm nhiều khía cạnh của Duy thức mà phân tích giảng giải, song có ba bổn, từ xưa đến nay được xem là chánh tông, là căn bản của Duy thức học: 

1. Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận: Nói về pháp số (danh từ chuyên môn) của Duy thức. 

2. Duy Thức Tam Thập Tụng: Nói về nghĩa chánh của Duy thức. 

3. Bát Thức Qui Củ Tụng: Tóm tắt nghĩa lý bao la của Duy thức. 

Về sau các học giả hoặc sang tác hoặc giải thích sách vở Duy thức, đều căn cứ vào ba bổn luận ấy, khai thác nhiều khía cạnh, rồi tán rộng ra hoặc làm cho nổi bật những điểm quan trọng. 

Bổn "Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận" và bổn "Bát Thức Qui Củ Tụng" Tôi đã dịch và giải rồi, hiệp chung lại dưới nhan đề là "Duy Thức Nhập Môn". 

Còn bổn "Duy Thức Tam Thập Tụng" này, nay mới dịch xong. Nội dung của luận này, do Ngài Bồ Tát Thiên Thân dùng 24 bài tụng đầu, nói về Duy thức tướng, bài tụng thứ 25 nói về Duy thức tánh, 5 bài tụng sau là nói về Duy thức vị; hay nói một cách khác là: Duy thức cảnh, Duy thức hành và Duy thức quả (xem 2 cái biểu ở cuối quyển này). 

Quí vị muốn nghiên cứu về Duy thức học, trước nhứt nên đọc kỹ 3 bổn luận này. Cũng như người học nghề võ, trước phải học đường thảo, rồi sau mới phân miếng. 

Huyền diệu thay! Cũng ba bổn luận này, mà từ xưa đến nay, không biết bao nhiêu vị Đại luận sư và các nhà học giả, sớ giải mãi cũng không cùng. 

Chúng ta chớ nên có ý nghĩ nông cạn: học sơ lược chánh văn hay đọc lời sớ giải thô sơ của ba bổn luận này, rồi cho là đầy đủ. Phải học mãi, coi nhiều, chúng ta sẽ thấy rừng hoa Duy thức, thật không biết bao nhiêu màu sắc tốt tươi xinh đẹp. 

Kính đề 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA 

LỜI TỰA

Trong Duy thức nói "Thức A lại da", tức là nói về pháp chúng sanh, đáng lẽ phải dễ hiểu, tại sao lại rất khó hiểu ? 

Tuy nói về pháp chúng sanh, song chúng sanh có vô lượng vô biên, nên lời nói cũng phải vô lượng vô biên; đây là điều khó thứ nhứt. 

Lại nữa, bên Thiền tôn thì chỉ thẳng về "Tâm pháp" nên không cần văn tự ngữ ngôn; còn Duy thức tôn lại khai phương tiện, dùng văn tự, ngữ ngôn. Đã dùng văn tự biên chép và lời nói luận bàn, những sự lý vô lượng vô biên, cho nên lời nói phải nhiều, văn tự phải thâm; đây là điều khó thứ hai. 

Bởi hai điều khó trên, nên môn học Duy thức này ngày xưa bị bặt tăm, cho đến ngày nay người học Phật, phần nhiều cũng tránh chỗ khó mà tìm nơi dễ: nghe nói đến Duy thức thì thối lui. Đôi khi cũng có người cố gắng tìm học, song lại không gặp cửa để vào ! 

Đại Viên này đã ôm ấp chí lợi tha từ lâu, nên đối với việc khó khăn này đã nhiều lần lưu ý. 

Nền tảng đầu tiên của Duy thức học là quyển: 

"Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận"và quyển "Duy Thức Tam Thập Tụng"

Song, nếu theo những bản chú giải về đời Đường thì rất khó khăn; người sơ học không dễ gì nhập được. Còn những bản Duy thức thuộc về đời Minh chú giải, lại sợ nguỵ truyền. Bởi thế nên tôi căn cứ theo bản chú giải xưa (đời Đường), rồi cải tạo văn thể những chỗ nghĩa lý thâm thuý khó hiểu, thì tôi làm cho rõ ràng dễ hiểu; còn những chỗ phiền phức, thì tôi thanh giản cho gọn gàng. Vì thế nên tôi đặt tên quyển sách này là "Duy thức dị giản" (Duy thức dễ gọn). 

Bởi "dễ", nên người đọc dễ hiểu và có thể đọc lâu, vì "gọn" nên người học dễ theo và có thể đọc nhiều. 

Nay tôi giảng 30 bài tụng Duy thức này là muốn cho người học dễ hiểu và dễ theo, dễ tiến đến việc đọc nhiều, đọc lâu về môn Duy thức học vậy. 

ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN 

___________________________________________________________________________________(1) Đại luận sư: Thắng Thân, Hòa Biện, Đức Huệ, An Huệ, Nan Đà, Tinh Nguyệt, Thắng hữu, Trần Na, Trí Nguyệt, Hộ Pháp.

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8825)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8279)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
09/04/2013(Xem: 6375)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
09/04/2013(Xem: 12844)
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc([1]), Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ ([2]), xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sanh nhiều mặt ảnh hưởng.
09/04/2013(Xem: 11270)
Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.
09/04/2013(Xem: 3876)
Nguồn gốc nguyên thủy của vương tộc Shakya bắt nguồn từ Kosala, một vương tộc thuộc dòng Aryan cai trị vùng đất ở chân dãy Terai. Câu chuyện bắt đầu từ vua Okkaka. Vua Okkaka thuộc dòng dõi mặt trời, tông tộc Ikshanku. Sau khi người vợ đầu tiên chết, nhà vua cưới một người vợ khác. Hoàng hậu trước đó đã sinh cho nhà vua chín người con (4 trai, 5 gái).
09/04/2013(Xem: 18573)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 12907)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyê? bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
09/04/2013(Xem: 14836)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.
09/04/2013(Xem: 8596)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]