Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Pháp Vấn Đáp (02) ngày 27/12/2023 tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại The Y Camp Adair, Auckland, New Zealand

08/04/202405:39(Xem: 2127)
Phật Pháp Vấn Đáp (02) ngày 27/12/2023 tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại The Y Camp Adair, Auckland, New Zealand
Phật Pháp Vấn Đáp (02) ngày 27/12/2023
tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21
tại The Y Camp Adair, Auckland, New Zealand

Chư Tôn Đức Chủ Tọa
HT. Thích Trường Sanh

HT. Thích Tâm Minh
TT. Thích Nguyên Tạng
TT. Thích Nhuận Chơn
TT. Thích Viên Trí
TT. Thích Hạnh Tri
ĐĐ. Thích Viên Thành


day 4-phat phap van dap (1)day 4-phat phap van dap (3)day 4-phat phap van dap (4)day 4-phat phap van dap (5)



 

Câu hỏi số 1:

Dạ thưa Thầy xin cho con hiểu rõ hơn như thế nào gọi là Y báo và Chánh báo?

Kinh Lăng Nghiêm Thầy giảng khi Ngài A Nan bị nạn, được Đức Phật cứu về. Ngài A Nan tán dương Đức Phật. Như vậy Kinh Lăng Nghiêm có là do Ngài A Nan bị nạn hay Đức Phật có Kinh Lăng Nghiêm để cứu Ngài A Nan?


Câu hỏi số 2:

Con xin quý Thầy Cô hướng dẫn cho chúng con làm sao để niệm Phật tâm bớt đi sự loạn niệm. Con xin cảm ơn.


Câu hỏi số 3:

Nam Mô A Di Đà Phật! Kính xin quý Sư giảng về lịch sử con đường Kinh Phật du nhập vào Việt Nam. Kinh theo đường Nam truyền và Bắc truyền có khác nhau không? Vì sao Kinh chữ quốc ngữ có nhiều mà không thống nhất tụng niệm cho dễ hiểu. Nam Mô A Di Đà Phật!



Câu hỏi số 4:

Kính thưa Thầy Nhuận Chơn cho con hỏi chứng Thiền và chứng Thánh khác nhau như thế nào? Con cảm ơn Thầy!


Câu hỏi số 5:

Nam Mô A Di Đà Phật! Con kính xin Thượng Tọa Nhuận Chơn cho chúng con biết thêm những hành giả tu thiền khi mất có nương tựa vào vị Phật nào tiếp dẫn như tu tịnh độ không? Và sẽ đi về đâu? Có như Tịnh Độ về cõi giới Cực Lạc? Con kính tri ân Thượng Tọa!


Câu hỏi số 6:

Kính bạch Thượng Tọa Nhuận Chơn, xin Thượng Tọa giảng thêm cho chúng con biết làm sao để biết được mình đã chứng được quả gì và ai mới có thể nhận ra được những vị chứng quả Thánh ạ? Kính tri ân Thầy!


Câu hỏi số 7:

Có một chú người tây từng hỏi con là trong đạo Phật dạy về vô ngã nhưng đồng thời cũng dạy về luân hồi. Như vậy có sự đối nghịch vì vô ngã sao lại còn luân hồi. Con không biết phải trả lời như thế nào nên đành làm thinh. Con kính mong Thầy và Sư Cô giúp con trả lời câu hỏi này. Nam Mô A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 8:

Xin giảng Sư hoan hỷ nói sự tương quan, dị biệt giữa hành trong thập nhị nhân duyên và hành trong ngũ uẩn.


Câu hỏi số 9:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Bẩm bạch Thầy! Xin Ngài nói cho chúng con biết cách đúng để cầm sách Kinh trước và sau khi đã đọc xong, vì con thấy có vị kẹp sách Kinh vào nách sau khi tụng xong, vậy là đúng hay sai. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Câu hỏi số 10:

Nam Mô A Di Đà Phật! Kính bạch quý Thầy và Sư Cô cho con hỏi trong lúc ngồi thiền, quy trình thân thọ tâm và Pháp luôn đan xen nhau ( bản thân con cảm nhận như vậy ). Vậy thiền chỉ và thiền quán nằm ở đâu trong quy trình này.

Nam Mô A Di Đà Phật! Con cảm ơn.






Câu hỏi số 11:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Con kính tri ân quý Ngài đã ban thí cho chúng con những thời pháp thoại thật quý báu để chúng con làm hành trang trên bước đường tu tập. Con kính xin quý Ngài cho con hỏi thọ bát quan trai và những khóa tu học cuối năm như bây giờ có gì khác nhau, cũng như giới giữ có giống nhau không? Và xin Thầy nhắc lại những giới cần giữ khi chúng Phật tử đến dự khóa tu ạ. Con kính tri ân.


Câu hỏi số 12:

A Di Đà Phật! Con xin quý Thầy hoan hỷ giải đáp giùm chúng con là khi cầm quyển Kinh có thể để trên túi xách, trên ghế ngồi có được không? A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 13:

A Di Đà Phật! Xin quý Thầy Cô hoan hỷ giải thích giùm con về sự khác biệt giữa: Kinh – Kệ - Chú.


Câu hỏi số 14:

A Di Đà Phật! Kính xin quý Thầy Cô hoan hỷ giảng 37 phẩm trợ Đạo. Cảm ơn quý Thầy Cô.


Câu hỏi số 15:

Nam Mô A Di Đà Phật! Trong quá khứ con có ăm chay mấy năm. Nhưng từ khi có con nhỏ, sợ con không đủ chất dinh dưỡng, con đã xin khước ăn chay trường, con sợ tội, nhưng vì hoàn cảnh. Con muốn khi con trai lớn rồi mới xin ăn chay trở lại có được không quý Thầy. Con xin các Ngài khai thị.


Câu hỏi số 16:

Con gnhe nói là thập loại cô hồn và hương linh thọ nhập bằng súc thực. Vậy những buổi cúng thí thực và chẩn tế thức ăn không có mở ra thí dụ như chips, bánh kẹo.v.v... vậy họ có dùng được không? Và có nên cúng sách vở và đồ chơi không? Con xin quý Ngài hoan hỷ giải thích cho chúng con hiểu thêm về chẩn tế. Con xin cảm ơn. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát.


Câu hỏi số 17:

Xin quý Ngài cho con biết một người gần lúc lâm chung, mời ban hộ niệm có được vãng sanh không? Một người khi được hộ niệm có hiện tượng thân mềm, sắc tướng đẹp, vậy người đó đã được vãng sanh chưa?


Câu hỏi số 18:

Kính bạch Thầy! Trong cuộc đời của con, con thấy từng bước đi của con dù khổ nạn hay niềm vui đèu có điềm báo trước. Con xin gỏi quý Thầy có phải con kiếp trước đã gặp Phật hay không?


Câu hỏi số 19:

Nam Mô A Di Đà Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức! Học Phật và Phật học ý nghĩa có khác gì?


Câu hỏi số 20:

Nam Mô A Di Đà Phật! Xin Thầy Cô hoan hỷ chia sẻ lại kinh nghiệm và nguyên nhân để trở thành Tu Sĩ như hôm nay? Có điều gì làm cho quý Thầy Cô luyến tiếc hay không?


Câu hỏi số 21:

Kính bạch Chư Tôn Đức! Kinh Chú Lăng Nghiêm con thường tụng vào mỗi buổi sáng. Nhưng chúng con có thể tụng vào các thời khác không?


Câu hỏi số 22:

Xin Thầy hướng dẫn chúng con tu phước và tu huệ đúng theo đạo Phật. A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 23:

A Di Đà Phật! Con xin quý Thầy giải thích cho con câu:

Giáo Pháp của ta không phải đến để tin, mà đến để thấy và thực hành.

A Di Đà Phật! Cảm ơn quý Thầy!


Câu hỏi số 24:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Ba con đã qua đời hơn 25 năm, nhưng cách đây vài tuần, mợ con đến thấp nhang bàn thờ, tự dưng ngồi xuống ôm mặt khóc nức nở và nói là ba con nhìn mợ với gương mặt rất buồn và khổ. Lúc đó khoảng 10 người. Có phải ba con chưa được siêu không? Kính xin Chư Tôn Đức giải thích hiện tượng trên và con phải làm gì? Nam Mô A Di Đà Phật.


Câu hỏi số 25:

Vì sao trong Kinh Đại Thừa Thầy hay nói đến việc đọc tụng Kinh nhiều lần thì sẽ có nhiều phước báu nhưng con không thấy việc này trong Kinh điển Nikaya. Vì sao có sự khác biệt này ạ? Con kính cảm ơn.


Câu hỏi số 26:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Con không hiểu đất, nước, gió, lửa, tứ đại giai không. Con xin quý Thầy, quý Sư Cô giảng cho con hiểu. A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 27:

Nhà con thờ Phật riêng, thờ ông bà bàn riêng. Bàn Phật thì đóng theo ở chùa vừa chừng để cúng. Bàn thờ ông bà thì mua nên cái tủ hơi cao hơn bàn Phật, thờ chung một phòng khách. Vậy có sai không? Xin quý Thầy chỉ dạy, tri ân quý Sư!


Câu hỏi số 28:

Muốn vãng sanh về xứ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà: có 3 điều kiện là tín, hạnh, nguyện. Vậy cái nào trước, cái nào sau, và cái nào quan trọng?


Câu hỏi số 29:

Kính bạch Thượng Tọa Hạnh Tri! Xin Thượng Tọa giải thích lại 4 cách niệm Phật vì sao cách thứ hai Thầy giảng là tham cứu niệm Phật mà trong sách khác con đọc là Quán Tượng ạ?


Câu hỏi số 30:

Cha mẹ của đệ tử đã mất rồi, tất cả những vật dụng liên quan đến tu học Phật, hiện vật như hình ảnh, sổ ghi chép .v.v.. đệ tử không biết phải xử lý như thế nào? Con xin quý Ngài khai thị!


Câu hỏi số 31:

Đệ tử luôn phân vân về vấn đề cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát. Đệ tử tự biết những trắc trở và phiền muộn trong cuộc sống này do nghiệp duyên tự tạo, nhưng theo bản năng thì sẽ kiếm chỗ để bám víu, van xin. Nhưng mặc khác lại sợ không trả dứt điểm nghiệp ấy. Vì sự độ trì của Ngài Quán Thế Âm sẽ đeo đẳng về sau. Có đúng thế không quý Ngài?


Câu hỏi số 32:

Cho con xin hỏi một người Phật tử đã quy y 5 giới, ăn chay ngày nào cho đúng người con Phật?


Câu hỏi số 33:

Cho con hỏi thời Phật hay dùng con số 84 có ý nghĩa gì?

Tại sao những ngày lễ lớn của Phật đều là ngày mùng 8?


Câu hỏi số 34:

Con xin quý Thầy, quý Sư Cô giải thích cho con hiểu thêm về báo thân và pháp thân.


Câu hỏi số 35:

Cho con hỏi lợi ích của việc cúng thí thực? Nam Mô A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 36:

Kính thưa quý Sư Thầy và ban tổ chức. Sau hai ngày tu tập, chúng con rất hạnh phúc và an lạc. Nhưng chúng con cảm thấy cần thỉnh cầu và mong muốn có được 15 – 20 phút để tập thể dục. Nếu không tập được, chúng con cảm thấy rất uể oải ( mệt ) vì ngồi nghe pháp và ăn xong về phòng lại nằm. Rất mong quý Thầy và ban tổ chức hoan hỷ thêm chương trình vào. CHúng con thành thật biết ơn. A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 37:

Kính xin Chư Tôn Đức cho con hỏi vì sao chúng ta có thể hồi hướng công đức cho loài ngạ quỷ và có thể sanh thiên nhưng không thể hồi hướng cho súc sanh ạ?


Câu hỏi số 38:

Con xin quý Thầy cho con hiểu thêm Thiền chỉ và Thiền quán khác nhau như thế nào? Con xin cảm ơn.


Câu hỏi số 39:

Kính mong quý Hòa Thượng, Chư Tôn Đức Tăng Ni giải thích và đưa lý thuyết về luật nhân quả trong đạo Phật và giải thích tại sao phải cúng dường cho chùa và các Tăng, Ni, Sư bằng tiếng anh cho con trai độ tuổi 6 – 16 của con. Hiện các bé đang học lớp giáo lý trẻ em. Nếu được trong các khóa học tới con mong ban tổ chức hướng cho các em nhỏ làm sao kiểm soát cảm xúc của các em và biết áp dụng thiền trong cuộc sống hàng ngày. Con xin cảm ơn.


Câu hỏi số 40:

Kính xin quý Ngài giảng nghĩa câu:

“Nam Mô vọng nam nhan cầu lễ bái Quán Thế Âm Như Lai già tỏa giải thoát nguyện” con xin cảm ơn. Và câu:

“Nam Mô Hiệu Viên Thông danh tự tại Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện”.


Câu hỏi số 41:

Xin quý Ngài giải đáp cho con vì hoàn cảnh điều kiện 1 người ít trì tụng Kinh goặc không tụng đọc Kinh, chỉ niệm Phật: “A Di Đà Phật”. Vậy có được vãng sanh không?


Câu hỏi số 42:

Nếu con niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhưng có những khi con niệm A Di Đà Phật. Vậy con có bị bất kính không?


Câu hỏi số 43:

Con xin hỏi sao con thấy quý Thầy khắp nơi hay đến SYD khất thực, con không thấy quý Thầy giáo hội, hóa duyên?


Câu hỏi số 44:

Xin quý Thầy hoan hỷ giải thích sự khác biệt và phương pháp tu của:

-        Chùa – Tịnh Độ Tông

-        Tu viện

-        Thiền viện

-        Thất


Câu hỏi số 45:

Con xin hỏi Bồ Tát Giới tại gia đắp y tại nhà có được không?  Bồ Tát giới đắp y đứng sau lưng những vị không đắp có tội không?


Câu hỏi số 46:

Con xin hỏi thọ Bồ Tát Giới ăn chay trường hay là chay kỳ? Cái nào đúng giới? A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 47:

Con xin hỏi một người Phật tử quy y 5 giới bao lâu mới được thọ 10 thiện giới! Và ăn chay vào mùng mấy? Mấy ngày? Con tri ân Thầy!


Câu hỏi số 48:

Theo góc nhìn của người tu Thiền, Bát Nhã Tâm Kinh mình tụng hằng ngày nói về sự tịch tĩnh / vô ngã của chơn tâm. Nay quý Thầy giảng về Chú Lăng Nghiêm ( lời tựa ) con cũng thấy lại quay về bản tánh chơn như của chơn tâm. Vậy cả hai bộ Kinh / Chú này cùng quy về điểm chung của bản tánh thanh tịnh chơn như của chơn tâm?


Câu hỏi số 49:

Cho con hỏi:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai”

Ý nghĩa là gì?


Câu hỏi số 50:

Con xin Thầy giải thích:  Thời công phu “khuya” luôn được thực hiện vào buổi “sáng sớm”?


Câu hỏi số 51:

Xin cho con hiểu thêm về chơn tâm và vọng tâm. Con xin cảm ơn!


Câu hỏi số 52:

Bạch Thầy! Chúng con làm thế nào để được hưởng nguồn nước thiêng liêng mát lành của Chư Phật cũng như của quý Thầy. A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 53:

Thế nào là giới – phá – phạm- trì?


Câu hỏi số 54:

Kính bạch Thầy! Thường quý Thầy hay nói đời này gặp nhau thì đời sau không muốn gặp lại. Nhưng trong Kinh có dạy Da Du Đà La đã theo hộ trì Đức Phật bao nhiêu kiếp rồi. Làm sao Da Du Đà La biết được Đức Phật sẽ thành Phật? Và xin Thầy cho con biết nguyện gì mà có thể đi theo hộ trì? Con kính cảm ơn quý Thầy!


Câu hỏi số 55:

Trong Kinh A Di Đà có câu: “ Tướng lưỡi rộng dài trong ba ngàn thế giới” nghĩa là sao?  Nam Mô Hoan hỷ Tạng Bồ Tát!


Câu hỏi số 56:

Kính xin Chư Tôn Đức giảng cho chúng con biết công dụng của Chú Vãng Sanh, có phải chỉ để cầu siêu cho người mất không ạ?


Câu hỏi số 57:

Con xin thưa hỏi các vị tu sĩ bên Nguyên Thủy có tụng Kinh Lăng Nghiêm hay không?

Nam Mô A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 58:

Mô Phật! Con xin hỏi hôm qua chúng con được Thầy Nguyên Tạng giảng về ý nghĩa lớn lao của Chú Lăng Nghiêm, con rất thích. Nhưng ở Chùa Ba Vàng- Uông Bí- Bắc Ninh lại khuyến cáo các Phật tử không nên tụng Chú Lăng Nghiêm vì Chú này chỉ giành cho các vị xuất gia đã ly dục, đủ lòng từ bi. Còn Phật tử tại gia còn tham dục, không đủ lòng từ bi, nếu tụng Lăng Nghiêm thường xuyên dễ bị đổ nghiệp, bị thử thách không đủ năng lực để chống đỡ. Con xin được tỏ ngộ ạ!


Câu hỏi số 59:

Con trai con 23 tuổi, sống ở Sydney, do con phải báo hiếu cha mẹ ở New Zealand nên không chăm sóc, bên cạnh được. Con trai đã bỏ Đạo và tin theo Chúa. Con ân hận lắm, và đôi khi không biết phải làm sao để con trở về chánh pháp. Đệ tử xin thỉnh giáo!


Câu hỏi số 60:

Nam Mô A Di Đà Phật! Chúng con có thắc mắc xin được hỏi Ôn Trường Sanh.

Câu “ Hòa Nam Thánh Chúng” con thường nghe Thầy chủ lễ thường xướng lên sau khi lễ hoàn tất và tất cả quý Thầy hòa theo...

Mấy mươi năm qua, con hầu như đã quên câu nầy vì từ khi qua Úc, con không còn nghe quý Thầy xướng tụng cuối khóa lễ. Hôm chủ nhật vừa rồi ở Chùa Giác Nhiên, con chợt nghe Hòa Thượng xướng câu “ Hòa Nam Thánh Chúng”. Con kính ming Hòa Thượng giải thích cho chúng con hiểu ý nghĩa câu nầy. Con kính lễ Thầy! A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 61:

Vì sao gọi Ngài Di Lặc là Phật Di Lặc trong khi Ngài còn ở trên Nội Viện cung trời Đâu Suất chờ đến Hội Long Hoa để tái sanh thành Phật? Như vậy Ngài đã là Phật chưa ạ? Con kính cảm ơn!


Câu hỏi số 62:

Mô Phật thưa quý Thầy! Con chỉ có một đứa con trai, mà nó nói sau khi có gì thì nó sẽ cúng hiến nội tạng và cúng luôn xác cho họ thực tập. Nhưng con hơi lo lắng, vì Đạo Phật của mình, sau khi tắt thở để yên 8 tiếng mà hộ niệm. Con kính xin Hòa Thượng Bảo Lạc hoan hỷ giải thích cho con được rõ. Con kính xin tri ân Hòa Thượng.


Câu hỏi số 63:

Dạ con xin hỏi hiện tại con đang đứng giữa hai người bạn, một miệng thì rất ngọt nhưng lòng thì không được tốt. Người thứ hai thì miệng mở lời khó nghe nhưng tâm rất tốt. Con xin hỏi làm cách nào để dung hòa được hai người bạn này. A Di Đà Phật!


Câu hỏi số 64:

Phẩm Phổ Môn là một phẩm trong Kinh Pháp Hoa, xin cho con hỏi như vậy thì Kinh Pháp Hoa có bao nhiêu phẩm tất cả và ngụ ý là gì?


Câu hỏi số 65:

Con xin quý Thầy chỉ cho con 2 chữ nhân quả. Sao là nói đúng chỗ là thiện là sao mà không thiện.

Trong gia đình con có một người mợ mà không biết sao lại bị ghét nhiều hơn những người mợ khác cho dù người mợ đó sống rất là trọn đạo vợ chồng.


Câu hỏi số 66:

Xin cho con hỏi người ngồi thiền mà ngủ thì thiền có đúng cách hay không? Như thế nào là thiền đúng cách?


Câu hỏi số 67:

Con xin quý Thầy giải thích cho con hiểu về ý nghĩa Sám Hối. Con xin cảm ơn!


Câu hỏi số 68:

Nam Mô A Di Đà Phật! Kính bạch Hòa Thượng, chư Đại Đức Tăng Ni giải thích giùm con có những vị Sư Nam Tông bảo đất nước Việt Nam mình không may mắn khi bộ Kinh Nikaya.

Con xin quý Thầy tóm giảng nội dung bộ Kinh này. Kinh Tứ Niệm Xứ và Kinh Quán Niệm Hơi Thở có phải nằm trong bộ Kinh này không? A Di Đà Phật! Con cảm ơn!


***

Đánh máy:

Lệ Trinh Diệu Tuyết

Nguyên Quảng Tánh Quang Lãnh

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13759)
Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ Phật Giáo tranh đấu từ Tháng 5 tới Tháng 11 năm 1963” (*) của tác giả Quốc Oai do nhà xuất bản Tân Sanh số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, điện thoại 22.641 phát hành chỉ ít tháng sau khi chế độ độc tài gia đình trị của Ô. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
05/04/2013(Xem: 10045)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6780)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7641)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3608)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3853)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3607)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19320)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3908)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7033)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]