Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu diễn lại: Từ điểm nhìn chuyên môn

05/11/201107:24(Xem: 7008)
Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu diễn lại: Từ điểm nhìn chuyên môn

CLIP HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU DIỄN LẠI
TỪ ĐIỂM NHÌN CHUYÊN MÔN

Minh Thạnh

image004_697848263

Vi
c đóng din li videoclip Hòa thượng Thích Qung Đc theo kiu biến mt vtthiêu thành mt vgiết người, mt cuc đu tranh bt bo đng biến thành vu đthô bo giang hnhưth, không gì khác hơnlà nhm bôi nhhình nh thiêng liêng ca Pht giáo Vit Nam

Trong bài trước, chúng ta đã có thể kết luận video clipHòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hiện đang phổ biến trên mạng internet làmột sản phẩm được đóng diễn lại, không phải quay tại hiện trường.

Trong bài này chúng ta sẽ cũng điđến cùng một kết luận, nhưng không phải trong sự so sánh với những bức ảnh chụptại hiện trường, mà từ những điều rút ra từ chính video clip trên.

Chắc chắn là phần đông Phật tử chúngta đều không phải là người dễ bị lừa gạt bởi những trò tiểu tâm như thế.

Nhưng dù có một vài Phật tử ngộ nhậnđi nữa, thì thiết tưởng chúng ta cũng vẫn nên tìm hiểu để lên tiếng làm chosáng rõ, với tinh thần “Chânthật biết là chân thực, phi chân biết làphi chân” (Kinh Pháp cú).

Tuy nhiên, điều đáng nói đây làvideo clip duy nhất về sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu được quảngbá trên mạng không được giới thiệu rõ ràng, nhưng được dịch ra nhiều thứ tiếng,thậm chí tiếng Nga, do đó số khán giả trên khắp thế giới lầm tưởng có thể làrất nhiều. Do đó, việc làm sáng rõ, thực hư, giả chân video clip này lại càngcần thiết hơn nữa.

Những lời giới thiệu xuất xứ videoclip trên trang Youtube, một trang mà hầu như ai cũng có thể post video lên,thường là không đáng tin. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin ghi nhận lại ở đây đểbạn đọc tham khảo.

Video clip Hòa thượng Thích QuảngĐức tự thiêu (bắt đầu bằng hình ảnh chư tăng vây quanh Hòa thượng được trích từmột đoạn phim dài hơn, nói về mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền Ngô ĐìnhDiệm). Đoạn phim đó được giới thiệu như sau:

“Một trích đoạn trong bộ phim tàiliệu “MONDE CANE” của hai nhà làm phim Guatiero Jacopettit, FrancoProsperi (Italia) sản xuất năm 1963 về những vụ đàn áp biểu tình tại Sài Gòn vàvụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan ĐìnhPhùng”.

Trước hết, về mặt chuyên môn, ý kiếncho rằng vào năm 1963 chưa có phim màu để nói rằng video clip màu màchúng ta đang tìm hiểu đây là giả mạo, thì không hẳn đúng. Phim màu được dùngđể quay phim tài liệu từ Thế chiến thứ II. Chỉ có điều là nó không thông dụngvì đắt tiền, việc in tráng khó khăn. Trên kênh National Geographicvẫnthường xuyên chiếu những phim “World War II in color”. Mới đây, chúng tacũng mới có được bản màu phim về Điện Biên Phủ do một đạo diễn Xô Viết nổitiếng thực hiện (1954).

Đoạn trích video clip có thuyết minhbằng tiếng Ý, vì vậy, không thể hiểu được lời thuyết minh.

Nhưng trong cách dựng phim (suốt cảtrích đoạn dài, gồm trường đoạn biểu tình trước đó) không hề có dấu hiệu nào từtác giả cho biết đây là phim đóng lại để thể hiện sự minh bạch đối với khángiả.

Phim tài liệu đóng lại vẫn là mộtloại hình phổ biến. Thường có hai dạng đóng lại:

1. Dùng chính khung cảnh đã xảy ra sự kiện và những người đã tham gia sự kiện đểđóng lại những giờ phút lịch sử mà việc ghi hình thực tế tại lúc diễn ra sựkiện đã không thực hiện được. Việc tái tạo là đúng như thật, như đã diễn ra,với chính những người có mặt khi sự kiện diễn ra. Để phục vụ cho một số mụctiêu như cổ động, tuyên truyền chẳng hạn, việc đóng lại không được thông báocho khán giả.

2. Phim đóng lại theo lời kể của một nhân vật có mặt tại hiện trường. Trong trườnghợp này, thông báo phim tư liệu đóng lại được thể hiện bằng nhiều cách: lời kểcủa nhân vật đã trực tiếp chứng kiến, các thông tin bằng chữ...

Nếu không có những yếu tố như trên,phim tài liệu (không có cốt truyện, nhân vật) về một sự kiện nhưng lại là phimđóng diễn lại, không phải thu hình vào thời điểm sự kiện diễn ra thật sự, tạocách hiểu lập lờ nơi tác giả, thì đó là một dạng phim tài liệu ngụy tạo.

Để phim giả đóng dựng lại trông cóvẻ giống như phim thực, những đạo diễn không đứng đắn thường sử dụng thủ thuậttrộn lẫn những đoạn phim quay ngay tại hiện trường (phim tài liệu thực) vớinhững đoạn phim đóng diễn lại (phim tài liệu giả). Trích đoạn “Monde Cane”,trong đó có trường đoạn Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu thuộc loại xen lẫnthật giả này (1).

Riêng trường đoạn Hòa thượng QuảngĐức tự thiêu lại là trường đoạn hoàn toàn giả.

Như đã nói, việc so sánh video clipvới ảnh chụp tư liệu để chứng minh video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức tựthiêu là phim đóng diễn lại coi như đã xong, đã đi đến kết luận rõ ràng.

Ở đây, chỉ căn cứ vào nội dung videovà có thể với những so sánh khác. Dưới đây là một số điểm phân tích:

- Trợ lý đạo diễn đã sơ suất rất nặng nề khi chọn địa điểm quay. Hẳn là theo tàiliệu, họ đã tìm một địa điểm có trạm xăng để thu hình. Nhưng họ không biết gìvề trạm xăng góc Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám (Phan Đình Phùng – LêVăn Duyệt vào năm 1963) vẫn còn tồn tại cho đến khi tháo dỡ để xây tượng đài BồTát Thích Quảng Đức. Nhưng nhìn từ góc đặt máy quay thì trạm xăng không phải làbối cảnh. Đàng này, vì không có thực tế, nên đạo diễn (đúng hơn là trợ lý đạodiễn phụ trách chọn cảnh quay) đã thể hiện bối cảnh là một trạm xăng, với dòngchữ Esso. Trạm xăng này, đã ở sai vị trí, lại rất khác với trạm xăng thực tế.Sơ suất này của trợ lý đạo diễn đã khiến người xem ở TPHCM dễ dàng nhận ra đâylà phim dựng lại.

- Sai sót thứ hai là sai sót của giám đốc thiết kế mỹ thuật (art director) hoặccó thể là họa sĩ phục trang (costume designer). Toàn bộ các nhà sư trong đoạnphim đều mặc pháp phục theo kiểu Nam tông, chỉ một màu vàng sẫm. Điều này tráivới thực tế là trong các cuộc biểu tình chống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo doỦy Ban Liên phái Phật giáo tổ chức, y phục của các vị sư có sự khác biệt (donhiều tông phái khác nhau).

Chung quanh Hòa thượng Thích QuảngĐức, một vị giáo phẩm Bắc Tông, nhưng toàn là tăng chúng Nam tông là điều vôlý. Giám đốc nghệ thuật không hiểu gì về Phật giáo Việt Nam, nói chi là có thểbiết được chính xác y phục của tu sĩ Phật giáo có mặt lúc đó. Họ chỉ cho “diễnviên quần chúng” mặc một kiểu y phục như chư tăng Campuchia, Thái Lan...

- Một sơ suất nữa của Giám đốc nghệ thuật hay nhân viên phục trang là ở trangphục của cảnh sát. Cảnh sát chế độ Sài Gòn không mặc như thế (dây đeo quântrang màu trắng), mà họ dùng dây đeo quân trang màu sẫm (nâu).

- Sơ suất của đạo diễn, có thể kể trước tiên là vị trí đặt camera. Quay theo kiểutrong video clip là kiểu quay lén như bằng điện thoại di động hiện nay, kiểuquay nghiệp dư.

Còn phóng viên vào năm 1963 có máyquay phim, lại là phim màu, phải là loại phóng viên chuyên nghiệp hàng đầu. Họkhông bao giờ chấp nhận góc quay như thế. Mà ít ra, họ phải thu hình ở vị trínhư phóng viên ảnh với bức ảnh đã chụp, tức ở vị trí hàng đầu, không sau ai cả.

- Một sơ suất nữa của đạo diễn là hoạt động của toán cảnh sát. Đạo diễn khônghiểu gì về nghiệp vụ cảnh sát có tính chất toàn cầu. Khi thấy có một biến cốnào sắp xảy ra, mà chết người là điều nghiêm trọng, thì công việc của cảnh sátlà phá vỡ ngay biến cố đó, cụ thể là ngăn chận ngay việc người khác đổ xăng lênnhục thân Hòa thượng, thu giữ bình xăng, giữ người tưới xăng (tức kẻ đang chuẩnbị một vụ giết người).

Còn khi ngọn lửa bùng lên rồi, nếucó cảnh sát, thì việc của cảnh sát là dập lửa, cứu nạn nhân, không cho xảy raviệc chết người.

Nếu tình huống diễn biến có thể đãđến mức chết người, thì cảnh sát phải cứu người, đưa đi bệnh viện (có thể làgiữ ngay tử thi, phòng ngừa hệ quả sau đó).

Đàng này, trong video clip cảnh sátđã hành động như những người bảo vệ việc tư thiêu, mà video clip diễn tả nhưmột vụ giết người, không cho người chung quanh cản trở việc tưới xăng.

Những diễn viên “cảnh sát Sài Gòn”đã được chỉ đạo diễn xuất kỳ quặc đến mức không chút nào là cảnh sát, khiến chokhán giả đã thấy là giả, nhưng dàn dựng quá ấu trĩ.

Nếu xem trường đoạn trong đoạn tríchtrước cảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, thì chúng ta cũng có thể thấynhiều sai sót vụng về của đạo diễn. Đoạn phim thuyết minh bằng tiếng Ý nên tôikhông hiểu gì. Nhưng khi đạo diễn thể hiện một tượng Phật với động tác zoom máynhanh, góc quay hấc, tạo nên người đọc cảm tưởng về sự trả thù của Đức Phật saunhững vụ đánh đập nhà sư và đàn áp biểu tình trước đó. Nhưng tượng Phật làtượng Phật đứng khá lớn kiểu... Nam tông, dựng nơi công cộng. Còn nhà sư bịbinh lính đánh đập đổ máu cũng mặc y Nam Tông!

Cuộc biểu tình chống chính quyền SàiGòn sau việc nhà sư bị đánh đập được thể hiện là một cuộc biểu tình bạo động,lật xe, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, hết sức xa lạ với tinh thần bất bạo độngcủa Phật giáo Việt Nam. Cuộc xô xát hỗn loạn giống như những cảnh xung đột ởPalestin, lại lấy bối cảnh là nơi dáng dấp thôn quê, càng trái ngược với nhữngcuộc biểu tình của Phật giáo Việt Nam năm 1963 tập trung ở trung tâm Sài Gòn.

Sai trong thể hiện diễn xuất là củađạo diễn. Còn sai trong chọn địa điểm, thì theo giáo khoa điện ảnh, là do trợlý đạo diễn.

Vì vậy, đoạn phim tài liệu dựng lạilà một đoạn phim hết sức vụng về, cẩu thả.

Dường như chỉ có vài mươi giây ghihình Bà Ngô Đình Nhu đi vài bước tươi cười trước cửa một dinh thự là phim tàiliệu thật. Điều này làm cho khán giả tưởng lầm tất cả đều thật.

Cái cách làm phim tài liệu giả nàykhông lạ gì với điện ảnh phương Tây, nói chi là Holywood. Khi học ở trường sânkhấu điện ảnh, tôi đã được thầy cho xem một số ảnh từ những phim tài liệu đượcđóng diễn lại sự kiện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, một sự kiện mà khán giả truyềnhình rất quan tâm lúc đó.

Thật không thể nhịn cười khi thấynhững cô gái Huế chèo đò trên sông “Hương” mặc áo sườn xám kiểu Trung Quốc, cònviệc tấn công vào Huế thì được đóng diễn theo kiểu công thành thời Trung cổ,những người lính dùng một cây to để húc vào cửa thành...

Việc đóng diễn lại video clip Hòathượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người,một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể,không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Namtrước khán giả truyền hình mạng toàn thế giới, hạ thấp giá trị tinh thần củaPhật giáo Việt Nam, xuyên tạc lịch sử và cung cấp tư liệu cho những kẻ có ý đồxuyên tạc lịch sử Phật giáo Việt Nam khai thác.

MT
(Phật Tử Việt Nam)

(1) Không nên lầm với loại phimbán tài liệu (semidocumentary) hay còn gọi là docudrama, hay docudrame, là phimtài liệu đóng diễn lại các sự kiện lịch sử, tập trung mô tả sự kiện ở mức chânthực tối đa, sử dụng thi pháp điện ảnh mang tính văn học, có thể có hư cấu đểlàm dịu đi tính chất tư liệu vốn khô khan khó tiếp thu, cũng như thể hiện cảmxúc, suy nghĩ chủ quan của đạo diễn. Ngoài ra còn có loại phim tài liệu dàndựng (docufiction) hoặc phim truyện lịch sử (historical fiction), khác rất xavới đoạn phim tào liệu mà chúng ta đang bàn luận ở đây.

Xem đoạn phim tài liệu có thuyếtminh bằng tiếng Anh:

Phản hồi (8 bài gửi):

Dũng Trungvào lúc 04/11/2011 10:00
Tôi nghĩ kết luận của Minh Thạnh là quá vội vàng và thiếu căn cứ. Các nhà làm phim phương Tây nhìn sự kiện, thực hiện phim dưới con mắt của họ, cách đánh giá của họ không có nghĩa là để bôi nhọ.

Nguyễn Kha
vào lúc 04/11/2011 11:32

Xin góp ý với bạn Dũng Trung: Các nhà làm phim phương Tây rất cẩn thận khi thực hiện những phim lịch sử, nhất là lịch sử về một biến cố tôn giáo nhậy cảm mới cách đây chưa đến 50 năm (mà tài liệu thì tràn đày trong hàng trăm thư khố trên thế giới, nhất là ở Mỹ và Việt Nam). Họ nghiên cứu lịch sử khá kỹ càng và cố gắng tái hiện càng chính xác càng tốt.

Cái chết của Ngài Quảng Đức chỉ có ý nghĩa khi đó là một cuộc TỰ thiêu (tự hy sinh thân mình để chuyên chở một thông điệp đến chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm như di chúc của Ngài đã nói rõ), cho nên bất kỳ chi tiết nào chệch ra khỏi hành động "tự" thiêu thì ý nghĩa "hy sinh để thúctỉnh" đó sẽ mất đi. Và cái chết của Ngài Quảng Đức sẽ không còn giá trịgì nữa.

Đoạn phim tái dựng đã cố tình "đánh" vào cái tinh yếu nhất của sự hy sinh: Người KHÁC đổ xăng (phút 6.06) và "AI ĐÓ" bật lữa (phút 6.40/6.41 -đúng vào phút lữa bắt đầu phực cháy lên thì camera lại bị ... che mất !) chứ không phải chính ngài Quảng Đức tự đốt thân mình.

Điều nầy là để yểm trợ cho một lời tuyên truyền của nhóm người Việt Cônggiáo Cần Lao tại hải ngoại tung lên trên Internet từ hơn 5 năm nay (nhưcác ông Tú Gàn, Mathew Trần, Minh Võ, Hồng Lĩnh ....) rằng Ngài Quảng Đức đã bị chích thuốc mê man trước, và rồi bị tưới xăng đốt cháy. Thậm chí họ còn đề nghị truy tố các cấp lãnh đạo Phật giáo năm 1963 ra tòa ánquốc tế về tội đốt người !

Cho đến nay, chúng ta chưa biết ai là tác giả "thật" của đoạn clip nầy (Tây phương hay Việt Nam? Mỹ hay Vatican? Hay một nhóm amateur nào đó được thuê làm? ), và ý đồ thực sự của "tác giả" là gì? Nhưng chúng ta cóthể kết luận rằng clip video đó không tái hiện đúng sự thật, và không đúng ở điểm quan trọng nhất: ý nghĩa cái chết của Ngài Quảng Đức. Clip video đó không phải là một phim tài liệu, rõ ràng đó là một phim tuyên truyền cho một ý đồ nhất định. Và ý đồ đó là không tốt cho Phật giáo Việt Nam. Và ý đồ đó, ngược lại, là tốt cho chính quyền Công giáo Ngô Đình Diệm.

Họ có muốn "bôi nhọ" hay không thì ta cần thảo luận thêm, nhưng điều chắc chắn là họ đang cố gắng bóp méo lịch sử. Mười người xem, chỉ cần một người tin rồi loan truyền trong không gian cyberspace là họ thành công rồi.
Xin có vài lời chia sẻ chủ quan để mời gọi ý kiến của các độc giả khác ...

BÌNH MINH
vào lúc 04/11/2011 15:46

Trước kia mình xem lip này mình nghi chắc chắng là không phãi phim tài liệu thật rồi,con chiên bây giờ chuyện gì mà liên quan cácthầy tu Phật giáo có công truyền bá phật pháp là họ tìm cách bịa đặt bôi nhọ đủ điều,chẵng hạn như thiền sư Nhất Hạnh và thượng tọa Chân Quang v.v.

vào lúc 04/11/2011 16:00Huy vọng anh chị phật tử nào chịu khó tìm những bác phật tử thời năm 1963 chứng kiến tự thiêu của BỒ TÁT QUÃNG ĐỨC để quây phim và lời kể lại tự thiêu ĐỂ LÀM TÀI LIỆU CHO CON CHÁU SAU NÀY HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ BỒ TÁT QUÃNG ĐỨC.

Ngọc Trâm
vào lúc 04/11/2011 17:21

Tôi ủng hộ sự lên tiếng của tác giả Minh Thạnh.
Đã là phim tài liệu thì nó cũng giống như ký sự, nghĩa là bảo đảm các tư liệu, người và vật đều phải chính xác.
Bồ Tát Quảng Đức là nhân vật lịch sử Phật giáo của Việt Nam chứ không phải nhân vật hư cấu mà các tác giả làm phim tài liệu lại có thể dàn dựng lại thì dù đạo diễn có tài ba đến đâu cũng không thể có tính chân thực. Vì đó là người giả, vật giả. Trừ khi là phim sáng tác thì có thể làm như vậy được, nhưng cũng không thể thay tên nhân vật thật trong lịchsử.

Cũng như vài bộ phim nhựa sáng tác về Bác Hồ, các nhà làm phim vẫn phải để tên thật của Bác và các nhân vật liên quan, trang phục, cảnh quan dù có mới nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa của thời xẩy ra sự kiện và đúng địa danh mà các nhân vật hoạt động. Có những sự kiện không thể tạo ngườiđóng thế và cảnh dàn dựng mới mà buộc phải dùng phim tư liệu để bảo đảmtính xác thực lịch sử.

Nếu phim tài liệu của nước ngoài tạo cảnh giả rồi dựng lại sự kiện BỒ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu là không thể chấp nhận được. Hình ảnh lịch sử vốn có chính là ngôn ngữ điện ảnh có tính giá trị nhân văn gấp nhiều lần so với việc tái tạo lại hình ảnh lịch sử. Ngọn lửa giả thì không chuyển tải ngọn lửa taam của một Bồ Tát.

minh ngọc
vào lúc 04/11/2011 18:13

Gửi bác Nguyễn Kha.
Tôi đồng tình với nhận xét của bác:"...Cái chết của Ngài Quảng Đức chỉ có ý nghĩa khi đó là một cuộc TỰ thiêu (tự hy sinh thân mình để chuyên chở một thông điệp đến chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm như di chúc củaNgài đã nói rõ), cho nên bất kỳ chi tiết nào chệch ra khỏi hành động "tự" thiêu thì ý nghĩa "hy sinh để thúc tỉnh" đó sẽ mất đi. Và cái chết của Ngài Quảng Đức sẽ không còn giá trị gì nữa.

Đoạn phim tái dựng đã cố tình "đánh" vào cái tinh yếu nhất của sự hy sinh: Người KHÁC đổ xăng (phút 6.06) và "AI ĐÓ" bật lữa..." Thế nhưng theo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%E1%BB%A9c
thì lại khác:

"...Một người đặt một tấm nệm xuống đường còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễu hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh mình, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật" trước khi tự tay châm lửa bằng diêm..."

Phải chăng có vấn đề gì ở đây khi có chi tiết "Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông."???

ChanhKhaivào lúc 04/11/2011 21:21
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam MÔ Bổn Sư Thích Ca Mâu NI Phật!

Tôi hoàn toàn tán thành bài viết của chú Minh Thạnh và các phản hồi của Nguyễn Kha ,Bình Minh ,Ngọc Trâm,Minh Ngọc ....Dù không sống qua thời kỳđó nhưng qua xem hình ảnh cũng như phim trước đây về sự tự Thiêu của BồTát Thích Quảng Đức thì tôi thật cảm động và đáng trân quý trước hạnh nguyện Cao cả của Ngài.

Thế mà giờ đây không biết ai lại quay giả bóp méo sự kiện Tự thiêu của Ngài làm xấu thêm hình ảnh <Đấu tranh bất bạo động của Phật giáo Việt Nam >.Điều này vô tình xúc phạm đến những hàng Tăng Ni Phật tử Việt Nam vì ai ai cũng rất kính Ngài và ngay cả nhà nước cụ thể là chínhquyền UBND TP HỒ CHÍ MINH còn giúp Phật giáo ta xây Công viên Tượng ĐàiNgài khá đẹp tại Q3.

Nhìn vào video clip ta thấy rõ ràng là trang phục của người Phật tử nữ sao mặc xà rông như các dân tộc Đông Nam Á lục địa là Thái Lan ,Lào..rồigương mặt họ không phải là nét mặt của người Việt Nam.Trong nhóm nhà sưsao không có các NI bắc tông?...Tôi thấy bác Nguyễn Kha nói đúng là video clip đó tung lên mạng rất có lợi cho chính quyền Công Giáo Ngô Đình Diệm.

Sự việc biểu tình của Phật giáo Sài Gòn thời đó cũng đã có một vị sinh khoảng thập niện 60 của thế kỷ xx mà tôi đang làm việc chung tỏ thái độkhông thích vì họ chỉ nghĩ đơn giản là NHÀ SƯ SAO KHÔNG Ở CHÙA MÀ RA BIỂU TÌNH LÀM GÌ?Tôi có giải thích nhưng họ vẫn không thích các sư cho đến tận hôm nay?Nếu họ xem được video clip này thì rõ ràng là họ càng xarời Phật giáo?

Cuối cùng tôi tha thiết mong báo Phật giáo :Giác Ngộ, các trang mạng Phật giáovà các báo đài cùa nhà nước phải lên tiếng cho mọi người biết dây là video clip giả ....Cứ cái đà này thì không phải có Sư Ông Làng Mai ,Thầy Chân Quang bị nói xấu ở các trang mạng Hải NGoại .... Mà một có ngày đẹp trời nào đó họ cũng quay cả các vị lãnh đạo Phật giáo khác với hành vi ...không thân thiện thì sao???Chúng ta không im lặng nữa???

Trân trọng kính chào

Nam MÔ Hộ Pháp Chư TÔn BỒ tát

phi
vào lúc 04/11/2011 23:03

Tôi đề nghị dịch các ý kiến, quan điểm của chúng ta ra tiếngAnh, Hoa, Ý, Pháp... phổ biến trên internet hoặc các kênh thông tin khác (Đại sứ, Tổng lãnh sự, Phóng viên quốc tế...) để người dân khắp nơitrên thế giới thấy và hiểu ý đồ xấu xa của bọn họ; qua đó giúp họ hiểu hơn sự thật lịch sử của Phật giáo, của dân tộc đã chịu biết bao đau thương của ngoại bang và ngoại đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13665)
Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ Phật Giáo tranh đấu từ Tháng 5 tới Tháng 11 năm 1963” (*) của tác giả Quốc Oai do nhà xuất bản Tân Sanh số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, điện thoại 22.641 phát hành chỉ ít tháng sau khi chế độ độc tài gia đình trị của Ô. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
05/04/2013(Xem: 9926)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6758)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7624)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3599)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3845)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3601)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19213)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3897)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
02/11/2011(Xem: 4232)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]