Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần bi trí dũng trong ánh lửa Bồ tát Quảng Ðức

01/04/202216:35(Xem: 6267)
Tinh thần bi trí dũng trong ánh lửa Bồ tát Quảng Ðức

Bo Tat Quang Duc


Tinh thần bi trí dũng
trong ánh lửa Bồ tát Quảng Đức




Có những cái chết âm thầm lặng lẽ. Người nằm xuống rồi ra đi với chiếc quan tài đơn sơ được vùi trong đáy mồ hoang lạnh. Có những cái chết khổ sở, đau đớn, tủi nhục, tức tưởi, đành ôm mối hận ngàn đời vẫn chưa rửa sạch. Có những cái chết vinh quang hiển hách, họ là những người làm nên lịch sử, suốt cuộc đời hy sinh cho Tổ quốc, cho sự sống còn của dân tộc. Đó là cái chết của những vị anh hùng liệt sĩ mà toàn dân hằng tôn thờ kính ngưỡng từ thế hệ này qua thế hệ khác.


Thực ra, vấn đề chết là lẽ thường tình của thế nhân. Ai sinh ra trong cõi đời đều phải trải qua đoạn trường đó. Đó là đoạn đường không ngoại trừ một ai. Chết là một định luật tất yếu, ấy thế mà có người lại làm như mình không bao giờ chết. Chính vì thế nên hành động của họ không đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như tha nhân mà lắm khi gây ra nhiều đau khổ cho đồng loại cốt để thoả mãn lòng tham dục, óc vị kỷ, tính độc ác. Đó là những người chỉ biết sống cho hiện tại, đánh rơi quá khứ và xa rời tương lai. Do vậy họ dồn tất cả tâm tư vào việc mưu cầu giành giựt, đua tranh, hơn thua, thị phi, phải trái. Phải chăng là do dục lạc đưa tới một ảo tưởng về hạnh phúc.

Người con Phật hơn ai hết, đứng trước cái chết vẫn an nhiên bình thản vì ý thức được rằng "Sinh tử sự đại.

Xuất phát từ ý thức đó nên ý nghĩa của sự sống là vươn tới sự giải thoát tối hậu, tức là giải thoát khỏi sự sinh tử để đi tới "liễu sinh thoát tử ".

Cánh cửa " liễu sinh thoát tử " đã mở ra.
Bồ Tát Quảng Đức ung dung tự tại bước vào.
"Bồ Tát Quảng Đức vào đời
Lửa hồng thiêu đốt vẫn ngồi ung dung
Tuyệt thay là đạo nhập đời
Pháp môn bất nhiễm rạng ngời Việt Nam"
(Thích Thông Bửu - Từng giọt Ma Ni)

Trong giây phút trở thành thiên thu. Thế giới ba ngàn quy về một nẻo, Bồ Tát Quảng Đức đã thấu rõ sức vô úy:

" Gọi hết lửa xương da bỏ ngõ
Phật pháp chẳng rời tay "
(Vũ Hoàng Chương - Lửa Từ Bi)

Ngọn lửa thắp sáng lên từ một con người đã rọi hào quang giữa bầu trời đen tối vây phủ trên mảnh đất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ dưới sự cai trị của tập đoàn nhà Ngô thao túng trên nỗi đau của dân tộc.

Ngọn lửa cuồn cuộn đã thiêu rụi mọi thế lực vô minh, làm rung chuyển bao trái tim nhân loại, đánh tan mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật từ phía chính quyền Ngô Đình Diệm và một số người ở phương Tây đã lầm ý nghĩa tự thiêu với tự vẫn.

Bồ Tát Quảng Đức thực hành Bồ Tát Hạnh tự thiêu để cúng dường Tam Bảo mong cho Phật pháp được trường tồn giữa thế gian. Hành động dùng ngọn lửa đốt sạch trần uế để làm cho tinh hoa Phật pháp nẩy nở là hành động của bậc xuất trần thượng sỹ.

Bằng vào tâm cảm sâu xa, chúng ta hãy lắng nghe bức thông điệp của Bồ Tát Quảng Đức phản ánh qua nội dung bản Tuyên ngôn ngày 10 tháng 5 năm 1963 của Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo:

• Một là: Mong ơn Phật trời gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản Tuyên ngôn.
• Hai là: Nhờ ơn Phật Từ Bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn Bất diệt.
• Ba là: Mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho Đại Đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố và bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
• Bốn là: Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, dân nhân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng Bác ái Từ bi đối với quốc dân, hãy thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà vững yên muôn thuở.

Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật giáo.

Nam mô A Di Đà Phật.
Làm tại chùa Ấn Quang, ngày 04-06-01963
Tỳ kheo Thích Quảng Đức thủ ký

Qua bức thông điệp của Bồ Tát, chúng ta nhận rõ: Đây không còn là lửa của hận thù và tội ác. Đây là lửa Từ bi mở mắt cho người mê trong biển khổ, lửa đốt cháy hận thù cho Người với Người trở thành huynh đệ.

"Muôn vạn khối Sân Si vừa mở mắt
Nhìn nhau: Tình huynh đệ bao la "
(Vũ Hoàng Chương - Lửa Từ Bi)

Ngọn lửa Từ bi đó là cái chìa khóa giúp ta mở cánh cửa thực tại, nhận chân được con đường phụng sự dân tộc với tinh thần tín ngưỡng truyền thống của Phật giáo nhằm tránh cuộc tàn phá tâm hồn và mọi gía trị của con người dưới sự toan tính mưu mô của một thiểu số cai trị thâm độc. Ý thức được điều đó, Bồ Tát Quảng Đức kêu gọi hàng Phật tử tại gia hãy tiếp sức với quý Ngài trong Ủy Ban Liên Phái nhằm bảo vệ vận mệnh đất nước và dân tộc:

" Cùng hàng Phật tử tại gia
Hãy quên bản ngã bỏ cái Ta
Gấp sửa thân tâm nhìn đại cuỗc
Ngàn năm sử Việt vẫn Phật gia
Thân tôi dù cháy linh thiêng máu
Thần thức tôi luôn giúp Đạo nhà
Đã mang danh thế con dòng Thích
Bi Trí Hùng sao chẳng đem ra "

Hành Như Lai Sự - chính con đường truyền thừa sứ mệnh hoằng dương Chánh pháp bằng hành động thiết thực " lấy thân làm đèn" để chuyển hoá tâm thức con người và những thế lực vô minh trở về nẻo Thiện.

" Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh"

Ngọn đèn soi sáng đó chính là ngọn đèn Chánh pháp tràn đầy tính chất nhân bản của bậc Đạo sư với lời di huấn tối hậu cho cả hai phái: Xuất gia và tại gia.

" Thầy đã đến lúc biệt các con
Năm mươi năm hạnh nguyện đã tròn
Những gì đáng độ Thầy đã độ
Thầy tranh Chánh pháp lúc mất còn
Gia Định, Sài Gòn hỡi các con!
Hà Tiên, Cai Lậy Thầy vẫn còn
Nam Vang, Núi Lớn Thầy ghi dấu
Khánh Hòa, đệ tử giữ ấn son".

Người nằm xuống ngàn năm và mãi ngàn năm sau vẫn còn vang bóng. Trái tim Bồ Tát đã thánh hóa thành một thế giới của tinh khiết mầu nhiệm về mặt công phu tu luyện đạt đến chân lý tột cùng của Thiền quán.

"Chín cung Trời toàn vẹn trái tim tươi
Tỏa hương thơm dâng muôn nét tuyệt vời
Ngời ánh đạo đóa chân như hiển hiện"
(Thanh Trúc - Bóng Người Đi)

Nói cho cùng, hành động tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức hẳn nhiên không phải là hành động xa lạ đối với người con Phật.

Trong kinh Phật, dùng ngọn lửa để tự đốt thân xác mình nhằm mục đích cao cả, tinh khiết là cách thế cúng dường lớn lao nhất.

Bồ Tát Hỷ Kiến trong kinh Pháp Hoa khi đắc Đại Định đã dùng hỏa Định đốt cháy thân dể cúng dường Phật.

Hình ảnh đốt cháy các hương thơm và thân xác cùng cánh tay Bồ Tát Hỷ Kiến là cách đoạn trừ Ái, Thủ bằng ngọn lửa Trí Tuệ Thiền Định dụng vô sở đắc để Trang nghiêm Phật trí.

Xem vậy, đủ thấy rõ giá trị biểu tượng vô song của ngọn lửa hỏa thiêu cúng dường Tam Bảo là ngọn lửa của Trí Tuệ Vô Ngã.

Ngoài ra còn biết bao nhiêu hình ảnh của các nhà Sư đã tiếp nối con đường hỏa thiêu để giải kết cho thệ nguyện đem thân cúng dường mong Phật pháp được trường tồn miên viễn giữa thế gian để làm ngọn hải đăng định hướng cho dòng đời vẩn đục, khổ lụy.

Cho hay, cái bản chất Bi, Trí , Dũng, của đạo Phật có lúc sâu lắng chan hòa gieo rắc tình thương cho đồng loại, cho chúng sanh; nhưng cũng có lúc lại trổi dậy cao vút như ngọn sóng triều dâng khi ý thức dân tộc bị chà đạp, khi giá trị tâm linh bị phủ nhận.

Ý thức đó đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt, hình htành một cơ sở tinh thần cố hữu vững chắc tạo nên một nếp sống văn minh đầy tính nhân ái.

Có thể nói: Bồ Tát Quảng Đức mang tinh thần nhập thế vào đời bằng một căn bản đạo đức xuất thế. Trang bị cho mình bằng tinh thần Vô Trước, Bồ Tát Quảng Đức đã chiến thắng mọi ma chướng, mọi thế lực vô minh, dục vọng để viết nên trang sử vẻ vang cho dân tộc nói chung và Phật giáo nói riêng bằng ngọn lửa Bi Trí Dũng vô tiền khoáng hậu trong dòng sống Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 20 vậy.


Thanh Trúc



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7853)
Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận ( Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 3268)
Tháng sáu, trong lòng Phật tử Việt Nam không mấy ai không hồi tưởng lại biến cố bi tráng bốn mươi sáu năm trước, từng gây chấn động và bàng hoàng lương tâm nhân loại toàn cầu. Biến cố đó là ngọn lửa bùng lên trên thân xác một vị thầy tu đã vị pháp thiêu thân, hy hiến thân mình để đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người, trong đó, có quyền tự do tôn giáo.
10/04/2013(Xem: 4293)
Năm mươi năm trước tôi còn quá nhỏ Hiểu gì đâu chuyện thế sự quanh co Rồi năm mươi năm sóng gió trường đời Chuyện quá khứ quên đi không nghĩ tới
10/04/2013(Xem: 5862)
Đối với nhiều người Mỹ, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc về việc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức năm 1963 như là một ký ức lâu dài nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tháng 6 năm đó, sự phản đối của Phật tử chống lại Ngô Đình Diệm giúp họ có thêm động lực thúc đẩy, người tu sĩ già ngồi ở tư thế hoa sen tự thiêu trên đường phố náo nhiệt ở Sài Gòn.
10/04/2013(Xem: 4287)
Bốn mươi năm đã trôi qua, thời gian của hơn phân nửa tuổi thọ đời người, tính theo tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay. Ngày ấy, nhà tôi ven sông Sài Gòn, cả một vùng bến nước cũng xôn xao.
10/04/2013(Xem: 3729)
Thành kính quán niệm ngọn lửa Đại Hùng Đại lực Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại Ngã tư dường Phan Đình Phùng Lê Văn Duyệt Thành phố SÀI GÒN 50 năm trước, lúc 11 giờ trưa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 .
10/04/2013(Xem: 4736)
Lời Ban Biên Tập Khuông Việt :Trong cuộc tranh đấu bảo vệ Phật Giáo năm 1963, nhiều sự kiện nổi bật đã trở thành tiêu biểu cho cả phong trào. Trước tiên, đó là ngọn lửa Thích Quảng Ðức đã bùng lên như một ánh đuốc dẫn đường cho cả đại khối quần chúng đứng lên đòi hỏi quyền tự do căn bản của mình, ngọn đuốc đã đánh tan màn vô minh đang che phủ cả miền Nam Việt Nam khi đó.
10/04/2013(Xem: 7125)
Sau Thế Chiến Thứ II (1939-1945) hàng hóa và vũ khí của Mỹ để cung ứng cho chiến tranh bị tồn đọng rất nhiều. Mỹ thay chân Pháp ở Đông Dương biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống Cọng với khẩu hiệu “Để chận đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cọng sản tại vùng Đông Nam Á”, nhưng thực tế cũng còn để tiêu thụ hết số hàng hoá và khí giới thặng dư.
10/04/2013(Xem: 4319)
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay làhuyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Thơ ông sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567