Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát hiện một ngôi chùa và giếng cổ

10/04/201316:14(Xem: 3471)
Phát hiện một ngôi chùa và giếng cổ

Phát hiện một ngôi chùa và giếng cổ

56chuaco_phathien200

Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện một ngôi chùa cổ và một chiếc giếng cổ thời Trần - Lê tại thôn Trại Xoan (xã Nhữ Hán, Yên Sơn).

Trên đỉnh Gò Chùa của thôn Trại Xoan, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích của một kiến trúc cổ và những viên gạch vuông chuyên dùng để lát sân.

Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím sẫm, độ nung cao, khá cứng. Một số viên có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc được in nổi với cánh nhỏ, đều và uốn lượn mềm mại trong khung nổi hình tròn, ở góc cũng in nổi các cánh hoa cúc nhỏ; một số được trang trí họa tiết hoa sen cách điệu.

Tại đây còn phát hiện được những bộ phận kiến trúc bằng đất nung dùng để xây những những ngôi tháp nhỏ nhiều tầng.

Đó là những mảnh phù điêu khắc hình hoa sen với 2 lớp cánh sen xòe nở lên trên, một lớp cánh sen rủ xuống; nhiều mảnh trang trí thân rồng, chân rồng thể hiện một con rồng có thân khá mập, thân uốn cong, nhiều vảy, chân nhiều ngón; một số mảnh ngói âm dương có trang trí hoa cúc trên sống lưng.

Cũng có mảng trang trí được phủ men màu xanh có chạm nhiều hình Phật ngồi khoanh chân xếp bằng trong những vòm khum hình lá sen...

Các nhà khảo cổ học cho rằng tất cả những loại gạch và những di vật trên đều mang những nét đăc trưng của vật liệu kiến trúc thời Trần thế kỷ 13-14.

Ngoài những đồ bằng đất nung, trên bề mặt Gò Chùa còn tìm thấy nhiều chân tảng đá dùng để kê cột nhà và hai lớp bờ kè đá bó nền. Đào hố thám sát, các nhà khảo cổ tìm thấy một số mảnh gạch vỡ nhỏ và một số mảnh vỡ đồ gốm sứ hoa lam thời Lê.

Căn cứ vào quy mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè đá và khối lượng lớn của vật liệu kiến trúc, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là dấu tích của một ngôi chùa khá lớn được xây dựng vào thời Trần và tồn tại ít nhất đến cuối thời Lê.

Phát hiện này đóng góp quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử và những giá trị văn hóa của văn minh Đại Việt thời Trần ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Chiếc giếng cổ được phát hiện một cách ngẫu nhiên ở một cánh đồng, nằm cách khu vực chùa Trần khoảng 800 m về phía Đông.

Giếng được xây bằng những viên gạch hình khối chữ nhật có kích thước 30cm x 20 cm x 11cm, bề mặt bên trong cong lõm hình máng, tạo độ cong tự nhiên của lòng giếng.

Lòng giếng hình tròn, có dường kinh 1,31 m, đương kính bên ngoài 1,53 m. Trong lòng giếng, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều mảnh gạch vỡ và nhiều mảnh ngói bản.

Căn cứ vào kỹ thuật xây giếng, vào vật liệu xây dựng và những di vật chứa trong lòng giếng, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng đây là chiếc giếng được xây dựng từ thời Lê ( khoảng thế kỷ 15 - 16). Đây là loại hình di tích rất hiếm gặp ở khu vực vùng núi phía Bắc.

Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện những việc tiếp theo để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của 2 di tích này.

(TheoTP)

---o0o---

Sưu tầm: Diệu An - Lê Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9380)
Thiền sư Trí Quang làm việc được hơn một năm thì cuộc tàn sát tín đồ Phật giáo bằng xe tăng và súng đạn xảy ra trước đài phát thanh Huế. Nguyên do của cuộc tàn sát là lệnh cấm treo cờ Phật giáo của chính quyền trước ngày Phật Ðản năm ấy.
10/04/2013(Xem: 7994)
Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận ( Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5497)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung.
10/04/2013(Xem: 7275)
Trong bài diễn văn khai mạc lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền sư Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà lạt, người có ảnh hưởng lớn nhất đến việc xây dựng các Thiền viện Trúc Lâm ở Việt Nam trong đó có Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và là người mang tâm nguyện lớn lao làm sống lại tinh thần Thiền phái Trúc Lâm của dân tộc.......
10/04/2013(Xem: 5376)
Như một dòng chảy liên tục trong dòng chảy lớn của lịch sử dân tộc, kể từ khi được các tăng sĩ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Hùng Vương, Phật giáo đã hội nhập vào dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp những nỗ lực làm thăng hoa nếp sống chung của dân tộc. Trên đất nước lớn lên từ huyền thoại Tiên Rồng, Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó đã trở thành một lối sống gắn liền với dòng sống của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5062)
Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam không chỉ là vấn đề riêng của Phật giáo. Nó liên quan tới giai đoạn cổ sử của đất nước, một giai đoạn xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tộc có nhiều huyền thoại hơn sự thật, nhiều giả thuyết hơn là chứng liệu lịch sử. Cho nên những sử liệu Phật giáo trong giai đoạn này tuy ít ỏi cũng góp phần quan trọng giúp soi rọi lại một thời quá khứ xa xưa mà chúng ta có thể hãnh diện, một di sản tiền nhân để lại trong đó Phật giáo góp phần quan trọng.
10/04/2013(Xem: 19208)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3893)
Từ cuối năm 1995, sau khi đã thấy rõ 36 quân của Trò Khép-Mở KIANO Close-Open Game [một trò-chơi kết-tinh giữa Văn-hóa truyền-thống của Việt-Nam (mà hình ảnh mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn buộc bằng 4 lạt, từ thời Tổ Hùng-Vương truyền ngôi cho con-thứ Lang-Liêu, là chính) và luật đối-xứng quân-bình của thiên-nhiên (mọi sinh-vật đều có trục đối-xứng quân-bình tự-thân để dễ tồn-tại)] là 64 tượng-quẻ của Việt Dịch, tôi nhận ra những di-tích của Văn-Minh Việt-Nam (như Gậy-Thần 9 đốt, Thành Cổ-Loa, Chùa-Một-Cột...)
10/04/2013(Xem: 5573)
Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.
10/04/2013(Xem: 4175)
Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567