Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bí ẩn của pho tượng Phật chùa Bút Tháp

10/04/201316:07(Xem: 5975)
Bí ẩn của pho tượng Phật chùa Bút Tháp


Bí ẩn của pho tượng Phật chùa Bút Tháp

Lê Đình Quỳ

53tuongphat-butthap1

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở
chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17. 

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).

Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn(dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:

1. Tượng Quán Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân.Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

53tuongphat-butthap2

Các thế tay của tượng Quan Âm.

Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.

2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm;hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".

3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.

53tuongphat-butthap3


Chú thích về bố cục của pho tượng.

4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.

5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi:Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.

Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ,


---o0o---
Source: www.mevietnam.org
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 10086)
Thiền sư Trí Quang làm việc được hơn một năm thì cuộc tàn sát tín đồ Phật giáo bằng xe tăng và súng đạn xảy ra trước đài phát thanh Huế. Nguyên do của cuộc tàn sát là lệnh cấm treo cờ Phật giáo của chính quyền trước ngày Phật Ðản năm ấy.
10/04/2013(Xem: 8858)
Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận ( Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 6037)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung.
10/04/2013(Xem: 7668)
Trong bài diễn văn khai mạc lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền sư Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà lạt, người có ảnh hưởng lớn nhất đến việc xây dựng các Thiền viện Trúc Lâm ở Việt Nam trong đó có Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và là người mang tâm nguyện lớn lao làm sống lại tinh thần Thiền phái Trúc Lâm của dân tộc.......
10/04/2013(Xem: 3779)
Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím sẫm, độ nung cao, khá cứng. Một số viên có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc được in nổi với cánh nhỏ, đều và uốn lượn mềm mại trong khung nổi hình tròn, ở góc cũng in nổi các cánh hoa cúc nhỏ; một số được trang trí họa tiết hoa sen cách điệu.
10/04/2013(Xem: 5804)
Như một dòng chảy liên tục trong dòng chảy lớn của lịch sử dân tộc, kể từ khi được các tăng sĩ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Hùng Vương, Phật giáo đã hội nhập vào dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp những nỗ lực làm thăng hoa nếp sống chung của dân tộc. Trên đất nước lớn lên từ huyền thoại Tiên Rồng, Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó đã trở thành một lối sống gắn liền với dòng sống của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5487)
Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam không chỉ là vấn đề riêng của Phật giáo. Nó liên quan tới giai đoạn cổ sử của đất nước, một giai đoạn xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tộc có nhiều huyền thoại hơn sự thật, nhiều giả thuyết hơn là chứng liệu lịch sử. Cho nên những sử liệu Phật giáo trong giai đoạn này tuy ít ỏi cũng góp phần quan trọng giúp soi rọi lại một thời quá khứ xa xưa mà chúng ta có thể hãnh diện, một di sản tiền nhân để lại trong đó Phật giáo góp phần quan trọng.
10/04/2013(Xem: 20856)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 4266)
Từ cuối năm 1995, sau khi đã thấy rõ 36 quân của Trò Khép-Mở KIANO Close-Open Game [một trò-chơi kết-tinh giữa Văn-hóa truyền-thống của Việt-Nam (mà hình ảnh mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn buộc bằng 4 lạt, từ thời Tổ Hùng-Vương truyền ngôi cho con-thứ Lang-Liêu, là chính) và luật đối-xứng quân-bình của thiên-nhiên (mọi sinh-vật đều có trục đối-xứng quân-bình tự-thân để dễ tồn-tại)] là 64 tượng-quẻ của Việt Dịch, tôi nhận ra những di-tích của Văn-Minh Việt-Nam (như Gậy-Thần 9 đốt, Thành Cổ-Loa, Chùa-Một-Cột...)
10/04/2013(Xem: 4616)
Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]