Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Cúng dường Tam Bảo

10/10/201112:59(Xem: 8517)
13. Cúng dường Tam Bảo

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 2: GIÁO LÝ CĂN BẢN

Cúng dường Tam Bảo

I.- Vì sao phải cúng dường Tam Bảo: Người Phật Tử nhớ ơn Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi; sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn Tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo để đền đáp ân đức mà Tam Bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

Ii.- Mục đích của sự cúng dường:Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ Phước báo và Trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục,một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức Kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

III.- Cúng dường tam bảo như thế nào?

1) Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

2) Cúng dường Pháp bảo:Nhờ giáo lý của đức Phật, người Phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu học. Vậy người Phật tử phải ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp (cassette hay video).

3) Cúng dường Tăng bảo: Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người Phật tử phải cúng dường chư Tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn, chớ đừng dâng cúng những gì làm cho Tăng, Ni bị tha hóa.

Người Phật tử có thể thỉnh từ ba vị Tăng, Ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là Trai Tăng, hay đến cúng Trai Tăng ở chùa cũng gọi là Quá Đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực Lạc. Nghi lễ như sau :

Sau khi thỉnh Chư Tăng, Ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng Trai Tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh.

Kính Bạch Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên Tam Bảo, xin chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát ma ha tát !

Sau đó hoặc Hoà Thượng hoặc Thượng Tọa, một vị sẽ ban giáo từ, tán thán công đức. Vị chủ trì sẽ bạch tiếp:

Trên Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 lạy)

Rồi chư Tăng hành lễ Quá Đường, trong khi chư Tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư Tăng, Ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư Tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức nầy chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ bồ tát ma ha tát !

Iv.- Thanh tịnh cúng dường:Người Phật Tử khi cúng dường Tam Bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

1) Về tâm thanh tịnh:Mỗi khi cúng dường Tam Bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.

2) Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường Tam Bảo, lễ vật nầy do đồng tiền có được từ những việc làm bất chánh.

V.- Kết Luận :Một người Phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường Tam Bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 10690)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
21/03/2018(Xem: 17303)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 6465)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5883)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 15439)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 42200)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9426)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 25356)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 5401)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4561)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]