Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Lý nhân duyên

10/10/201112:59(Xem: 8164)
06. Lý nhân duyên

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 2: GIÁO LÝ CĂN BẢN

Lý nhân duyên

I.- Định nghĩa:Nhân là phần chính có năng lực phát sanh, Duyên là phần phụ để hổ trợ cho nhân phát sanh ra sự vật. Nhân duyên là một định lý, theo đó mọi sự vật trong vũ trụ đều có nhân duyên phối hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên đã hết sự vật ấy sẽ không còn.

II.- Thí dụ:Hạt đậu là nhân, phải có người gieo trồng, có đất, nước, không khí, tia nắng mặt trời là những phần phụ, chúng hòa hợp lại, làm cho hạt đậu nẩy mầm, ra lá, lớn lên rồi đơm bông, kết trái. Như cái chén ta dùng để ăn cơm, đất là nhân, người thợ, khuôn, nước, lửa nung là phần phụ phối hợp với nhau làm thành cái chén.

III.- Những đặc điểm của lý nhân duyên: Nhân duyên là một định lý hiện thực, nêu rõ mọi sự vật được hình thành đều do nhân duyên phối hợp mà sanh ra, cho nên Lý nhân duyên chi phối tất cả sự vật.

Iv.- Sự ứng dụng của lý nhân duyên:Chúng ta cần phải hiểu rõ lý Nhân duyên để thấy được sự thật của cuộc đời, nhờ đó nó giúp cho chúng ta tu học ngày càng tinh tấn hơn, nhất là trong các trường hợp :

1) Lý nhân duyên cho chúng ta biết, mọi sự vật (pháp) do nhân duyên phối hợp chớ không phải sự vật có thật mà nhân duyên cũng chỉ là sự vật, chúng cũng do sự hòa hợp mà thành chớ không có thật.

2) Lý nhân duyên nêu rõ sự tương quan của các sự vật, sự vật hình thành nhờ sự tương hợp giữa các pháp. Trong các nhân duyên hoà hợp thành sự vật, nếu nhân hay một duyên trong sự vật thay đổi thì sự vật ấy thay đổi, ví dụ nếu ta lấy gỗ làm bàn, ta có cái bàn gỗ, nếu ta lấy sắt làm bàn ta có bàn sắt, còn cũng thời bàn gỗ, nếu gỗ ta lớn, ta đóng thành bàn lớn, nếy gỗ ta nhỏ, ta đóng thành bàn nhỏ mà thôi.

3) Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật do nhân duyên phối hợp tạo thành nhất thời chớ không phải tự nhiên có mà cũng không do một đấng quyền lực nào tạo ra.

4) Lý nhân duyên cũng cho chúng ta biết rằng khi nhân đã có mà không có đủ duyên thì sự vật cũng không thể hình thành được. Ví dụ chúng ta có gạo, có nước, có củi, có nồi chúng ta muốn có cơm ăn mà không có lửa thì chúng ta cũng không thể nấu cơm, lại nữa, chúng ta có gạo, có nước, có củi, có lửa mà không có nồi cũng không thể nấu cơm mà ăn. Lý nhân duyên nầy cũng để chúng ta tự chủ đời của mình, nó tốt, xấu, giàu, nghèo đều là những nhân duyên do chúng ta tạo tác nên.

5) Lý nhân duyên giải thích cho chúng ta biết vì sao người làm việc nầy thành tựu nhanh, ta cũng làm việc ấy mà thành tựu chậm, chẳng hạn như hai người cùng tu pháp môn như nhau mà người thành tựu kẻ lại chưa kết quả ! Có người tu sao suông sẻ, mình tu lại có lắm trở duyên ! Tất cả do nhân duyên, đầy đủ thì thành mà chưa đủ nên còn chậm đó thôi. Tại sao anh B thích tu với Thiền sư Nhất Hạnh, chị B thích tu với Thiền sư Thanh Từ, cô A thích tu với Ni sư Huệ Giác theo pháp môn Niệm Phật, đó cũng do nhân duyên thầy trò. Xưa Tế Công Hòa Thượng muốn cứu độ cho một người mà không thể độ được, vì người đó không chịu làm theo, ngài buộc miệng than: "Vô duyên bất năng độ".

V.- Kết Luận:Lý nhân duyên cho chúng ta thấy mọi sự vật hòa hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên không còn đủ chúng tự nhiên thay đổi hay tan rã, sự vật đều không tự nhiên có nên không có thật, hiểu được như thế chúng ta sẽ dễ dàng tu học, dễ dàng thực hành hạnh bố thí, nhìn đời là một tuồng huyễn hóa, tan hợp đều do nhân duyên. Nhờ đó tích cực tạo cho mình một đời sống an lạc, tự tại và giải thoát.

Ghi chú: PhápDharma (Phạn ngữ): Bất cứ việc chi dầu nhỏ, dầu lớn, hữu hình hay vô hình, tốt hoặc xấu, hữu vi hay vô vi, chơn thật hay hư vọng đều có thể gọi là PHÁP.

Sách tham khảo:

Minh-châu Thiên-Ân Chơn-Trí Đức-Tâm Phật PhápTổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Sàigòn, 1951.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7708)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
10/04/2013(Xem: 4282)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3914)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3945)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 5237)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3755)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4525)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4733)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8817)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8264)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]