Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Các Bộ Phái Phật Giáo Ấn Ðộ

10/10/201112:59(Xem: 9633)
05. Các Bộ Phái Phật Giáo Ấn Ðộ

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 1: ĐẠI CƯƠNG

Các Bộ Phái Phật Giáo Ấn Độ

*

Như kinh sách đã ghi, sau khi Phật tịch diệt được 7 ngày, trên đường du hóa trở về để an cư kiết hạ, đoàn du tăng do Ngài Đại Ca Diếp thống lãnh, được tin này từ một đạo sĩ, nhiều tăng chúng u buồn, có một vị tỳ kheo trẻ Subhadha phát biểu: “Khi đức Thế Tôn còn tại thế, mọi hành động đều phải bó buộc trong phạm vi giới luật, mất quyền tự do. Ngày nay, đức Thế Tôn đã diệt độ, từ đây trở về sau sẽ được tự do hành động, không bị giới luật ràng buộc”. Tương truyền rằng đó là nguyên nhân để Ngài Đại Ca Diếp triệu tập tăng đoàn Kiết tập kinh điển lần thứ nhất.

Tư tưởng ấy đã bày tỏ sự manh nha cách tân, nhưng trong kỳ kiết tập này toàn bộ giới luật và những lời Phật dạy đều được tôn trọng như lúc Phật còn tại tiền.

Đến khoảng 100 năm sau khi Phật tịch diệt, tại thành Phệ Xá Lỵ (Vesaly) có chúng tỳ kheo Tỳ Xá Lỵ (Vrji), ở phương Đông áp dụng 10 điều luật mới, Trưởng Lão Da Xá (Yasas) ở phương Tây đến, thấy thế liền phản đối và vận động với giáo đoàn khắp Ấn Độ, thỉnh được 700 vị tăng đến Vệ Xá Lỵ để nghị quyết về 10 điều luật mới ấy, kết quả hội nghị do 8 vị Tỳ Kheo Trưởng Lão ở phương Đông và Tây đại diện, phán quyết đó là 10 điều phi pháp. Nhưng phần đông không chấp nhận phán quyết nầy, lại họp riêng một nơi khác, từ đó giáo đoàn Phật Giáo chia làm 2 bộ phái chính cho đến ngày nay, đó là Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, trước tiên chỉ phân liệt về giáo đoàn, chớ chưa có phân liệt về giáo nghĩa.

Sau đó, Thượng tọa bộ hoạt động ở vùng Bắc Ấn, còn Đại Chúng bộ ở vùng Nam Ấn, về sau đến triều đại vua A Dục (vùng Bắc Ấn), vua phái một đoàn truyền giáo thuộc Thượng Tọa bộ sang Tích Lan, đó là nguồn gốc Phật Giáo Nam Tông. Đến khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, các vị tăng thuộc Đại chúng bộ ở Nam Ấn theo thuyền buôn sang nước ta (Giao Chỉ) truyền đạo, từ Giao Chỉ đạo Phật cũng được truyền sang Trung Hoa, đến thế kỷ thứ 13 vì đạo quân Hồi Giáo tiêu diệt Phật Giáo trên đất Ấn nên Phật Giáo được truyền sang Tây Tạng, hướng truyền nầy được gọi là Phật Giáo Bắc Tông. Năm 1951, hội nghị Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên ở Colombo (Tích Lan), ra quyết nghị chính danh Thượng Tọa bộ là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Phật Giáo Nam Tông, còn Đại Chúng Bộ là Phật Giáo Phát Triển hay Phật Giáo Bắc Tông. Để tránh hiểu lầm, chúng tôi mạnh dạn đề nghị chúng ta nên dùng những danh xưng do quý đại biểu Nam và Bắc Tông Phật Giáo đã chấp thuận trong Đại hội nêu trên.

Đảo sử Tích Lan ghi rất chi tiết về cuộc Kiết Tập Kinh điển do vua A Dục đề xướng triệu tập, nhưng các bộ phái đều không ghi về cuộc Kiết Tập nầy, một số sử gia cho rằng việc ấy chỉ xảy ra tại Tích Lan, vì dưới triều vua thứ sáu của nước ấy là Devanampiya, ông lên ngôi năm 250 TCN, đồng thời với vua A Dục ở nước Ma Kiệt Đà, tên hai vua nầy trong nguyên ngữ đều gọi là Devanampiya, do đó có sự nhầm lẫn. Nhưng xét ra thì dưới triều đại vua A Dục mới có đoàn truyền giáo sang Tích Lan, lần đầu do Trưởng Lão Minhali là con trai của vua A Dục đã xuất gia, và lần sau con gái của vua A Dục mang sang tặng Tích Lan một cây Bồ Đề, lấy giống nơi cây Bồ đề đức Phật đã thành đạo.

Cuộc Kiết Tập Kinh điển lần thứ hai, nguyên nhân là do vua A Dục biệt đãi Phật Giáo, nên có nhiều người ngoại đạo trà trộn vào, để hưởng những biệt đãi đó. Nhưng họ lại áp dụng những giáo lý của ngoại đạo, làm cho Phật giáo bị sai lệch, chính vì lẽ đó vua A Dục muốn chấn chỉnh lại Phật Giáo, nên thỉnh ngài Mục Kiền Liên Đế Tử Tu đứng ra triệu tập cuộc Kiết Tập Kinh điển lần thứ hai vào 236 năm sau khi Phật Nhập Niết Bàn, nhằm năm 308 TCN.

Có một sự kiện được ghi lại ở Tỳ Bà Sa Luận: “Ở nước Ma Thâu La (Mathura) thuộc Trung Ấn, có người con của một thuyền chủ tên là Đại Thiên (Mahadeva), tới tuổi trưởng thành đi tu, làu thông tam tạng kinh điển, chứng quả A La Hán, được đại chúng kính nể, gặp ngày Bố Tát tại chùa Kê Viên (Kukkutarama), Đại Thiên ở trước đại chúng đọc bài kệ gồm có 5 việc:

Du sở dụ vô tri
Do dự tha linh nhập
Đạo nhân thanh cố khởi
Thị danh chân Phật giáo”
.

Đại khái nghĩa là mặc dù chứng quả A La Hán, thân vẫn còn, sinh lý chưa dứt, những việc thế tục có điều chưa biết hết, có bậc cao hơn ấn chứng mới biết mình đã chứng quả A La Hán, đạo do nương vào âm thanh mà sinh khởi.

Và ở trước chúng ông nói:“Khi Phật còn tại thế, chư Thiên và tứ chúng nói ra điều chi được Phật ấn chứng mới gọi là kinh, nay Phật đã diệt độ, nếu trong đại chúng có người thông minh, có tài thuyết pháp, cũng có thể trước tác được kinh điển”.

Tựu trung, những sự việc nêu trên người ta cho rằng, năm tân thuyết (ngũ sự) của Đại Thiên cũng là nguyên nhân của cuộc Kiết Tập Kinh điển lần thứ hai, sách Đại Đường Tây Vực Ký của Biện Cơ có ghi chép sự liên hệ của vua A Dục với Đại Thiên, cho nên Tân thuyết cũng là nguyên nhân Kiết Tập và chính nó đã manh nha tư tưởng Đại Thừa, cũng từ đó, đã phân biệt về giáo nghĩa Phật Giáo. Nam truyền hay Thượng Tọa bộ giữ nguyên thủy Phật Giáo, Bắc truyền hay Đại Chúng bộ canh tân, phát triển Phật Giáo.

Sau khi đã phân liệt Thượng Tọa và Đại Chúng bộ, trước tiên từ Đại Chúng Bộ(Mahàsamghikàh) ở nước Ương Quật Đa La (Angottara) khi nghiên cứu kinh điển, đại chúng đã thuận và không thuận giáo nghĩa, nên trước tiên phân ra hai bộ là Nhất Thiết và Thuyết Xuất Thế sau đó là Kê Dận bộ.

Nhất Thiết Bộ (Ekavyavahàrikàh) :Bộ nầy chủ trương tất cả các pháp chỉ ở sát na sinh diệt là thực, ngoài ra đều là giả danh, không thực hữu. Họ chủ trương “Tam thế chư pháp giả danh vô thể”.

Thuyết Xuất Thế Bộ (Locottaravavàdinà): Bộ nầy chủ trương do hư vọng mà có các pháp, nên các pháp là hư vọng, giả danh, chỉ có các pháp xuất thế gian mới thật có, vì nó được khởi lên từ cảnh và trí chân thật. Họ chủ trương “Tục vọng, chân thực”.

Kê Dận Bộ (Kankkutikàh): Họ cho rằng Kinh và Luật tạng là giáo lý do đức Phật phương tiện tùy căn cơ thuyết pháp, chỉ có Luận tạng mới là giáo lý chân thật vì nó giải thích rõ ý nghĩa của Kinh và Luật.

Sau đó đến Đa Văn Bộ.

Đa Văn Bộ (Bàhusrutiyàh): Do ngài Tự Y Bì (Yajnavalkya) khởi xướng, tương truyền rằng ngài xuất gia theo Phật, sau vào Tuyết Sơn ẩn dật, khoảng 200 năm sau khi Phật nhập diệt, ngài xuất hiện ở Ương Xà Quật, ngài cho rằng Tam Tạng kinh điển lưu truyền giáo nghĩa thô thiển, nên ngài thành lập Đa Văn Bộ để tuyên dương nghĩa lý thâm sâu của Phật pháp.

Sau đó lại có Thuyết Giả Bộ.

Thuyết Giả Bộ (Prajràptivadinàh): Do ngài Đại Ca Chiên Diên (Mahakatyayana), ở nước Ma Ha Lạt Đà (Mahàrattha) sáng lập. Bộ nầy chủ trương thánh giáo có nhiều cấp độ, do Phật giả lập thuyết, nên pháp thế gian và xuất thế gian đều có giả và thực. Chủ trương của họ là: “Chân, giả tịnh hữu”.

Sau cùng lại có ba bộ : Chế Đa Sơn bộ, Tây Sơn Trụ bộ và Bắc Sơn Trụ bộ

Chế Đa Sơn Bộ (Caityasailàh): Từ Đại chúng bộ, ở vùng núi Andhra, họ đem Ngũ sự của Đại Thiên ra thảo luận, do coi trọng và cúng dường các Caityas (bảo tháp thờ xá lợi Phật), nên có tên là Chế Đa Sơn Bộ

Sau do bất đồng kiến giải, họ lại chia thêm hai nhóm, một ở phía Tây và một ở phía Bắc của núi Andhra, nên có tên là :

Tây Sơn Trụ Bộ(Aparasailàh) và

Bắc Sơn Trụ Bộ(Uttarasailàh) :

Thượng Tọa Bộ (Sthaviràh): Bộ nầy chủ trương đề cao Kinh tạng, xem thường Luật và Luận tạng, với khuynh hướng cố hữu thủ cựu, coi trọng sự truyền thừa nên giữ được sự hợp nhất lâu dài, nhưng vì Đại Chúng bộ đã phân hóa nên Thượng Tọa bộ cũng bị ảnh hưởng, khoảng 200 năm sau, Thượng Tọa bộ hình thành Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, sự phân hóa nầy làm cho Thượng Tọa bộ mất dần ảnh hưởng, nên về sau nầy phải lui về trú ngụ ở vùng Tuyết Sơn (Hy Mã Lạp Sơn), do đó còn có tên là Tuyết Sơn Bộ (Haimavàtàh).

Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Saivàtivàdàh) gọi tắt làHữu Bộ:Trước tiên, khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, trong Thượng Tọa bộ có nhiều người chủ trương đề cao Luận Tạng, nổi bật là Ca Đa Diễn Ni Tử (Katyayaniputra) có tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận (Abidharma Jnanaprasthàna sàstra), họ thành lập Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, họ chủ trương hiện tượng các pháp nương vào thế gian, trải qua bốn trạng thái: sinh, trụ, dị, diệt, nương vào không gian phải có sự: ly, hợp, tập, tán biến hóa vô thường trong sát na sinh diệt, nhưng thể tính các pháp vẫn thường tồn, không sinh diệt trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Đó là thuyết: “Tam thể thực hữu, pháp thể hằng hữu”.

Sau đó lại có Độc Tử Bộ.

Độc Tử Bộ (Vàtsiputriya) cũng gọi làTrụ Tử Bộ :Chúng ta biết La Hầu La - đệ tử của ngài Xá Lợi Phất - có đệ tử là ngài Độc Tử (Vàtsiputra), hậu duệ của Độc Tử thành lập nên bộ này, nếu gọi cho đủ phải là Độc Tử Đệ Tử Bộ, bộ nầy chủ trương đề cao Luận Tạng, nhưng chỉ căn cứ vào A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận (Abhidharma prajnàtipàda sastra) của Ngài Xá Lợi Phất. Đặc biệt, Độc Tử bộ có hệ thống giáo nghĩa riêng, chia các pháp làm 3 tụ: Hữu vi tụ, vô vi tụ, phi nhị tụ hoặc chia các pháp thành 5 tạng: Hiện tại, quá khứ, vị lai, vô vi và bất khả thuyết cũng gọi là là phi nhị tụ. Trong bất khả thuyết có một thứ NGÃ gọi là Bố Đặc Già La (pudgala), nó thường trụ, luôn liên tục để duy trì nghiệp nhân, nó không phải ngũ uẩn cũng không ngoài ngũ uẩn, không thuộc hữu vi cũng không thuộc vô vi, nên gọi là Phi Nhị Tụ.

Sau đó, nhân vì kiến giải bất đồng về một bài kệ trong Luận này, nói về bốn quả thánh, có quan điểm dùng ý kinh thêm vào, nhằm bổ túc nghĩa lý cho bài kệ, do đó Độc Tử Bộ phân hóa thành lập thêm 4 bộ nữa: Pháp Thượng Bộ (Dharmottariyàh),Hiền Trú Bộ (Dhadrayàniyàh),Chánh Lượng Bộ (Sammitiyàh)Mật Lâm Sơn Bộ (Sandagirikàh).Bốn bộ này vẫn theo chủ trương của Độc Tử bộ, chấp nhận có Bố Đặc Già La (Nhân thể) thường tồn để chịu nhân quả trong luân hồi.

Khoảng 300 năm sau khi Phật nhập diệt, từ Hữu bộ phân hóa ra Hóa Địa Bộ.

Hóa Địa Bộ(Mahìsarakàh) : Lấy tên bộ chủ đặt cho bộ nầy, ngài Hóa Địa nguyên trước kia theo Bà La Môn thông hiểu kinh Vệ Đà, sau khi quy y đầu Phật, khi giảng kinh điển, chỗ nào khó hiểu, ông đem lời văn của kinh Vệ Đà và Phạn ngữ để diễn tả. Các đệ tử về sau lập thành phái riêng, nên người ta dùng tên ông để đặt tên cho bộ này.

Pháp Tạng Bộ(Dharmaguptakàh): Do ngài Pháp Tạng (Dharmagupta), tương truyền là đệ tử của ngài Mục Kiền Liên, nhân theo thầy du hóa, ghi nhớ những lời thầy dạy, sau khi ngài Mục Kiền Liên viên tịch, ngài Pháp Tạng đem kinh điển chia thành 5 tạng: Kinh, Luật, Luận, Mật Chú và Bồ Tát Tạng, có một số người từ Hóa Địa Bộ tin tưởng theo phép chia nầy, lập thành Pháp Tạng Bộ.

Ẩm Quang Bộ(Kàsyaplyàh) cũng gọi là Thiện Tuế Bộ(Suvarsakàh): Nguyên khi Phật còn tại tiền, có ngài Ẩm Quang (Kasyapa), chứng quả A La Hán, kiết tập những lời Phật dạy, chia thành 2 phần, một phần để đả phá các thuyết ngoại đạo và một phần để đối trị phiền não của chúng sinh, đó là chủ trương “phá tà hiển chánh”, do đó nên sau này lập thành một bộ.

Kinh Lượng Bộ(Sautràntikàh) còn gọi là Thuyết Chuyển Bộ(Samkràntivàdàh): Bộ nầy có mục đích phục cổ, để tái lập lập trường của Thượng Tọa Bộ lấy Kinh Tạng làm mục đích, không y cứ vào Luật và Luận Tạng. Chủ trương nếu nương theo kinh tạng, thì đời hiện tại chuyển đến vị lai, dù chưa đắc đạo, hạt giống kinh pháp cũng không tiêu diệt.

Người ta cho rằng sự phân chia các bộ phái là “phong phú đến phức tạp về học thuyết”, nhưng về tư tưởng, nhờ đó Phật Giáo thêm phong phú vì các bộ phái đều nỗ lực phát huy chủ trương của mình, kết quả đạt được là hệ thống Văn Học Phật Giáo A Tỳ Đàm (Abhidharma).

Dĩ nhiên, ngày nay nhiều tài liệu ghi lại còn thiếu kém, không thể tránh khỏi những nhầm lẫn tên người, thời gian, số lượng. Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có được nhiều tài liệu từ những nguồn khác nhau, nhờ đó rọi sáng cho nội dung bài này sẽ phong phú và chính xác hơn.

Nov. 26th. 1999

Tài liệu tham khảo :

HT. Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ,Vạn Hạnh, Sàigòn, 1963
Cao Hữu Đính, Văn Học Sử Phật Giáo, Hương Sen, Việt Nam, 1996
HT. Thích Thiền Tâm, Phật Học Tinh Yếu, Thiên thứ nhất, Việt Nam, 1999
ĐĐ. Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư Tưởng và Triết Học Tánh Không, Việt Nam, 1999
ĐĐ. Thích Tâm Hải, Phật Học Cơ Bản, Tập 2, Việt Nam, 1999


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7731)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
10/04/2013(Xem: 4301)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3944)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3966)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 5253)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3771)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4540)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4771)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8911)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8416)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]