Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4

31/05/201114:43(Xem: 9904)
Chương 4

AM MÂY NGỦ
Truyện Ngoại Sử của Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản, Paris 1982

CHƯƠNG IV

Jaya Simhavarman đệ tam băng mà không trối trăn lại được lời nào. Quần thần tụ họp trong điện quyết định đưa thái tử Harijitputra lên ngôi trước khi báo tin vua băng cho thần dân trong nước biết. Sáng ngày hôm sau, lễ suy tôn được cử hành rất sớm trên điện và ngay sau đó vua Harijitputra thiết triều lấy danh hiệu là Jaya Simhavarman đệ tứ. Hôm ấy tin dữ được truyền ra, cả kinh kỳ Vijaya nhốn nháo. Dân chúng đổ tới hoàng thành, bứt tóc đấm ngực và than khóc. Họ tiếc thương vị vua trẻ anh hùng đã từng chiến thắng giặc Mông Cổ, đã từng là niềm tin và sự tự hào của họ trong suốt hai mươi năm trời. Cả nước để tang Harijit. Tất cả mọi cuộc vui chơi đều bị hủy bỏ. Hàng triệu người cắt tóc để tang vua. Suốt trong bảy ngày đêm, trước hoàng cung không lúc nào không có hàng ngàn người đến ngồi để than khóc. Sáng ngày thứ tám, dân chúng hạng vạn người theo gót vua mới và triều thần lên đường đưa cha ra dàn hỏa thiêu. Xác vua được quàng trên một cái kiệu lớn để trên lưng một con bạch tượng, phía trên có lọng che. Theo sau là một hàng voi sắp hàng đông tới một trăm con, trên lưng đều phủ lụa. Hai bên quân lính đi dàn hầu, mặc áo giáp bằng mây. Kiệu của Huyền Trân và các cung phi đi sát kiệu của Harijit. Các cung phi này đều sẽ bị hỏa tang một lần với vua Chế Mân. Hoàng hậu vì đang mang thai thế tử con vua nên sẽ được trà tỳ sau khi sinh nở.

Đàn hỏa thiêu của vua được dựng trên bờ biển. Đó là tục lệ nước Chàm. Trong trường hợp của dân thường thì người chết được thiêu ngay ngày hôm sau. Nếu là quan chức lớn thì lễ hỏa thiêu được tổ chức ba ngày ba đêm sau khi chết. Trong trường hợp của vua thì phải đợi đúng bảy ngày bảy đêm. Đám rước đi tới xế chiều mới đến được hỏa đàn ở bờ biển Thí lị bì nại. Đàn được dựng toàn bằng gỗ trâm hương. Trong tiếng trống và tiếng tù và não nuột, linh kiệu được hạ xuống và đưa từ từ lên hỏa đàn. Xác vua đã được tẩm liệm rất kỹ lưỡng và tưới đầy dầu thơm. Các đạo sĩ Bà La Môn bắt đầu đọc kinh bằng tiếng Phạn. Tiếng kinh vang dội rất lớn, có thể là hàng trăm người đọc một lần. Giàn hỏa đã bắt đầu bốc cháy. Tiếng tù và, tiếng kèn và tiếng trống lại bắt đầu nổi dậy. Huyền Trân không dám nhìn về phía đàn hỏa. Nàng sợ trông thấy cảnh những người cung phi bị đưa lên để hỏa thiêu.

Tất cả những gì đã và đang xảy ra, Huyền Trân thấy như trong một giấc mộng. Mới ngày nào đây, nàng nấu cháo cảm cho vua ăn, rồi bây giờ thân xác Harijit đang bốc cháy trên giàn hỏa. Nàng gắng khóc nhưng không khóc được. Nếu giờ này nàng không mang một giọt máu của Harijit trong người thì thân hình nàng cũng đang bốc cháy. Thôi thế là tan tành giác mơ. Thôi thế là tan tành cả một cuộc đời. Cuộc đời mà nàng đã quyết tâm hiến dâng cho tình hữu nghị giữa hai nước Chiêm Việt. Huyền Trân đưa cánh tay trái lên nhìn. Nàng nhớ lại buổi chiều nào cùng Phụ hoàng ngồi bên bờ suối trước am Long Động. Bàn tay này đã làm được gì? Trong vòng bốn năm tháng nữa bàn tay này sẽ bốc cháy trên giàn hỏa. Bỗng nhiên nàng nghĩ đến cái bào thai trong bụng mình. Con nàng sẽ là trai hay gái? Đứa con này sẽ mang bàn tay nàng đê đi vào đời hậu lai. Bàn tay của cha mẹ và của giống nòi, nàng đã trao về cho một thế hệ hậu lai. Như vậy là nàng có thể san tâm mà lên giàn hỏa sau khi đưa nó ra đời. Nàng sẽ không tiếc nuối cuộc đời.

Huyền Trân tự hỏi: Mình có còn tiếc nuối cuộc đời hay không? Harijit chết trồi thì mình sống làm gì? Nàng đã yêu người thanh niên anh dũng này. Harijit cũng đã yêu nàng thắm thiết. Nàng đã được sống hạnh phúc trong tình yêu ấy. Một tình yêu ngắn ngủi nhưng chất chứa bao nhiêu mặn nồng, và đứa con trong bụng nàng là chứng tích cụ thể cho tình yêu ấy. Chết đi, nàng không tiếc nuối. Nàng chỉ xót xa cho đứa bé sau này. Nó sẽ được nuôi nấng trong cung điện vua Chàm, sẽ lớn lên và sẽ nghe kể về mẹ của nó ngày xưa, một bà công chúa Đại Việt. Chỉ có thế thôi. Nó không được ấp ủ bằng hơi hướm của nàng, hơi hướm của một bà mẹ Đại Việt. Tội nghiệp cho nó hay tội nghiệp cho chính nàng?

Trong da thịt mình, Huyền Trân cảm thấy hai nỗi đau. Nỗi đau thứ nhất là sự thiếu vắng Harijit. Mất chàng, cuộc đời nàng không còn hứng thú gì nữa. Nỗi đau đó chỉ có lửa mới đốt cháy được, và vì vậy nàng không sợ lên giàn hỏa. Lửa sẽ đốt da thịt nàng cùng một lúc với niềm đau của nàng. Nàng cảm thấy không thể mổ xẻ và lấy nỗi đau ấy ra khỏi da thịt nàng. Nhưng còn một niềm đau thứ hai: Đó là sự xót xa của nàng đối với đứa con không cha và trong bốn tháng nữa, không mẹ. Nỗi đau đó nàng cảm tưởng dù thân thể nàng có bị đốt ra tro bụi, nó cũng không tan. Nó sẽ đọng thành khối bất diệt.

Lửa vẫn cháy; tiếng tù và, tiếng trống và tiếng kèn vang dội. Thấp thoáng, Huyền Trân thấy bóng những đoàn vũ công nhảy múa quanh giàn hỏa, những điệu múa nghi lễ tống tiễn linh hồn vua về thượng giới. Tiếng đọc kinh văn trầm hùng kéo dài. Quanh giàn hỏa dân chúng quỳ trên mặt đất để cầu nguyện đông đến hàng vạn. Giờ này, trên toàn quốc thổ Chiêm Thành, già trẻ trai gái đều biết là Harijit thân yêu của họ đang nằm trên giàn hỏa. Cả nước sẽ để tang cho Harijit, có người sẽ để tang trọn đời. Huyền Trân nhớ lại những lời Văn Túc Vương dạy nàng về tục hỏa thiêu của người Ấn Độ. Tập tục đó người Đại Việt gọi là trà tỳ. Tiếng Chiêm gọi là sati. Văn Túc Vương kể rằng, tuy tập tục này người Đại Việt đã bỏ từ lâu, nhưng vào đời Lý. Các cung phi có người vẫn còn chết theo vua và chôn theo vua. Tục lệ này đến đời Trần đã gần như được bỏ hẳn, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn có những cung phi muốn được chết với vua một lần.

Lửa đã tắt, những tro xương còn lại của Jaya Simhavarman đệ tam được thu nhập và cất chứa vào trong một cái bình bằng vàng gắn kín. Bình vàng này được đưa lên kiệu và rước ra thuyền ngự đậu sẵn ở bờ biển. Đèn đuốc được thắp lên, hàng trăm chiếc thuyền nhẹ phò chiếc thuyền ngư ra khơi. Huyền Trân cũng được rước xuống một chiếc thuyền đi sát bên thuyền ngự. Từ trên những chiếc khác, tiếng đọc kinh lại bắt đầu nổi dậy. Khi đoàn thuyền ra tới ngoài khơi thì người ta làm lễ thả bình vàng đựng tro xương của vua xuống biển. Tiếng kèn và tiếng tù và, lại nổi lên ai oán. Đệm sau hai thứ âm thanh ấy, có tiếng trống từng hồi vang dội. Những tràng hoa được liệng xuống biển. Lễ thủy táng chấm dứt. Đoàn thuyền từ từ quay mũi hướng về đất liền.

Nhìn những tràng hoa nhấp nhô lên xuống trên sóng, lấp lánh dưới ánh đuốc, Huyền Trân kêu thầm: "Vĩnh biệt, Harijit, vĩnh biệt". Thuyền nàng cũng đã quay mũi hướng về đất liền. Nhìn ra chân trời phía đông, Hoàng hậu thấy biển cả bao la bát ngát. Harijit đã trở về với thế giới bất sinh bất diệt. Huyền Trân thầm đọc Tâm Kinh Bát Nhã cho chồng.

Vua Chế Mân băng vào tháng bảy Chiêm Thành, tức là vào giữa tháng năm Đại Việt. Tháng sáu năm ấy Thị Khánh vẫn chưa chịu về nước. Nàng xin ở lại cho đến khi Hoàng hậu sinh hạ thế tử. Huyền Trân gầy ốm hẳn đi. Vua Harijitputra khuyên nàng nên giữ gìn sức khỏe. Vua nói với nàng là tuy tục lệ Chiêm Thành buộc Hoàng hậu phải hỏa thiêu theo Vua, nhưng trong thâm tâm vua không muốn bà hỏa thiêu. Không ai dám đi ngược truyền thống của đất nước. Dân chúng cũng thương mến nàng như thương mến Harijit, và họ muốn Harijit của họ không bị cô đơn ở thiên đường. Tuy vậy, theo vua, việc hỏa thiêu của Hoàng hậu có thể được trì hoãn cho tới không những sau khi thế tử qua đời mà có thể đên khi có sứ giả của Đại Việt tới. Huyền Trân cám ơn vua và nói rằng ba không sợ hỏa thiêu, xin vua yên tâm. Bà cũng ngỏ ý xin vua tổ chức lễ đăng quang nay cho Hoàng hậu mới, đừng đợi đến sang năm. Vua Chế Chí nghe lời. Mười hôm sau, kinh thành Vijaya lại treo đèn kết hoa. Cả nước lại tổ chức hội hoa đăng và hát xướng. Trong hai năm liền Chiêm Thành đã làm lễ tấn phong cho hai vị Hoàng hậu. Hoàng hậu của vua mới là con của một vị đại thần trong triều, Huyền Trân bây giờ đã đứng lên hàng Hoàng thái hậu.

Đu tháng tư năm ấy, Huyền Trân lâm bồn và hạ sinh một thế tử, đúng như nàng mong ước. Thế tử được đặt tên là Dayada; cái tên nà đã do Harijit đặt cho hồi vua còn sinh tiền. Huyền Trân ôm con trong tay. Nhớ tớiHarijit, nàng khóc như một đứa trẻ thơ. Thế tử rất bụ bẫm hai mắt đen láy. Vua cho bốn thị nữ đến phục vụ cho thái hậu và săn sóc đứa bé. Thị Khanh và Thị ngọc rất ít khi được ẵm Dayada.

Bảy ngày sau khi Thế tử Dayada sinh, Huyền Trân vào gặp vua Chế Chí, tức là Jaya Simhavarman đệ tứ. Bà xin với vua phái một sứ đoàn qua Đại Việt cáo ai về việc vua Chế Mân băng hà và đồng thời cũng để báo hỷ về việc Thế tử Dayada ra đời. Vua bằng lòng và chỉ định một phái bộ do đại thần Bảo Lộc Kê dẫn đầu, đem theo nhiều cống phẩm. Một thớt bạch tượng được mang theo để dâng lên vua Anh Tông, nhân danh Thế tử Dayada. Huyền Trân nhân dịp ấy cho Thị Khanh theo về. Nàng viết một lá thư cho Thượng hoàng kể hết mọi việc và cũng để vĩnh biệt ngài. Nàng cũng viết một lá thư cho Thái hậu Tuyên Từ và một lá thư khác cho vua Anh Tông. Ba lá thư này nàng viết bằng chữ Hán và niêm phong cẩn thận. Nằng dặn Thị Khanh cất giữ cả ba lá thư và khi về tới nơi thì lập tức dâng ngay lên vua Anh Tông, không được chậm trễ. Rồi nàng vào cung lấy cho Thị Khanh một ít nữ trang riêng của nàng để Khanh làm vốn liếng sau khi lấy chồng.

Sứ đoàn Chiêm Thành lên đường mười hôm sau đó. Huyền Trân tính thầm trong bụng để xem chừng nào phái đoàn mới tới được Thăng Long. Có đem voi theo thế nào cũng đi chậm. May mắn lắm thì đến cuối tháng chín, phái đoàn mới tới được kinh sư. Một mặt nàng mong được phụ hoàng qua thăm trước khi nàng lên hỏa đàn, một mặt lại sợ cảnh lên hỏa đàn của nàng sẽ thương tâm qua đối với bậc cha già. Nàng chẳng biết nghĩ sao, chỉ biết niệm đức Bồ Tát Quán Thế Âm, cầu mong Bồ Tát sắp đặt cho nàng mọi chuyện.

Từ hôm ấy, Huyền Trân theo gương Phụ hoàng ăn chay. Mỗi buổi sáng nàng thức dậy thật sớm và hàng sám theo nghi thức Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi của vua Trần Thái Tông soạn. Vua Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần, là ông cố của Huyền Trân. Ngài đã từng sáng tác nhiều sách Phật trong đó có tác phẩm Thiền Tông Chỉ Nam mà hồi còn nhỏ nàng chỉ mới được đọc bài tựa. Tác phẩm ấy hiện giờ không có đây. Huyền Trân rất làm tiếc. Nàng muốn ngồi thiền như phụ hoàng nàng nhưng nàng chưa được dạy về cách thức thiền tập. Tuy vậy, nàng cũng cứ ngồi, một ngày nhiều bận, và đem hết tâm trí để niệm Phật. Thỉnh thoảng nàng cùng các thị nữ lên chùa lạy Phật. Chùa này là ngôi vihara lớn nhất ở thủ đô Vijaya. Ngày xưa Phụ vương nàng đã cư trú ở đây trong suốt thời gian làm thượng khách của quốc vương Chiêm Thành. Các tăng sĩ ở đây rất kính mến nàng. Họ đã từng biết mặt Phụ hoàng của nàng. Huyền Trân hỏi các thầy về cuộc viếng thăm của Phụ hoàng ngày xưa. Các vị đưa nàng tới thăm liêu phòng mà ngài đã từng cư trú, cho nàng xem đôi dép năm xưa mà ngài đã để lại chùa làm vật kỷ niệm. Huyền Trân xúc động khi trông thấy những kỷ vật ấy.

Hồi Harijit còn sống, chàng đã nói cho Huyền Trân nghe về Phụ hoàng của nàng. Vua kể lại rằng vua đã nhiều lần khẩn khoản mời Trúc Lâm đại sĩ vào cư trú trong cung nhưng ngài không thuận, bảo rằng ngài chỉ muốn cư trú tại vihara. Harijit từng hỏi các vị tăng sĩ trong chùa về ngài, và vị nào cũng tỏ vẻ kính mến và khâm phục đức độc của đại sĩ. Họ nói Trúc Lâm đại sĩ là một vị dhuta, nghĩa là một tăng sĩ tu theo khổ hạnh, y phục đơn sơ, ăn mỗi ngày một bữa và rất chuyên cần về thiền định. Tất cả các vị tăng sĩ trong vihara, kể cả vị trưởng lão, đều không theo kịp ngài. Từ Đại Việt qua, ngài đã đi bộ theo sứ đoàn Chiêm mà không chịu ngồi kiệu theo lời yêu cầu của sứ thần. Đi theo ngài có một vị tăng sĩ làm thị giả cho ngài; vị tăng sĩ này biết nói tiếng Chiêm Thành. Nhờ vị tăng sĩ phiên dịch, ngài đã giảng về Thiền học cho đại chúng tại vihara. Mỗi khi Harijit cho người thỉnh ngài về cung thọ trai, ngài cũng chỉ đi bộ. Harijit đã ngự tới chùa hơn mười lần để thăm ngài. Chàng nói là sự gặp gỡ với vị tăng sĩ Đại Việt này đã làm thay đổi cuộc đời của chàng.

Harijit nói vói Huyền Trân rằng cũng như bất cứ người thường dân nào của vương quốc Chiêm Thành, chàng lớn lên với ý niệm Đại Việt là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Chàm. Tuy Chiêm Thành bị buộc phải sang triều cống Đại Việt ba năm một lần, sứ Chiêm và sứ Việt gặp nhau ở nước Tống không bao giờ nhìn mặt nhau, và thường trực tránh né nhau. Khi Thượng hoàng nước Đại Việt mới vào đến Vijaya, Harijit vẫn nghĩ rằng một ông vua mà đi tu thì đó không phải là ngoài mục đích chính trị. Nhưng đời sống và nhân cách Thượng hoàng đã làm cho Harijit mở mắt, và từ sự ngạc nhiên, vua Chàm đã đi tới sự mến phục. Các vị tăng sĩ Chàm có mặt ở kinh đô Vijaya đều xác nhận với vua rằng vị Thượng hoàng Đại Việt là một bậc chân tu. Trúc Lâm đại sĩ đã nói với vua Chế Mân rằng ngài rất mừng khi thấy cuộc kháng chiến của Chiêm Thành đạt được thắng lợi vẻ vang và quân binh Hốt Tất Liệt đã phải rút về. Ngài nói phải chi hai nước Chiêm Việt xem nhau như hai nước anhh em để có đủ sức tự cương mã chống lại những âm mưu xâm chiếm của phương Bắc. Ngài có nhắc tới những cuộc binh lửa xưa nay giữa hai nước Chiêm Việt mà ngài mong ước rằng sẽ không bao giờ những cuộc binh lửa như thế lại tái diễn. "Khi tôi còn chưa nhắm mắt thì tôi quyết không để cho có một cuộc xung đột giữa hai nước chúng ta", người đã từng nói với vua. Vua Chế Mân thấy được lòng dạ của ông thầy tu Đại Việt. Thượng hoàng nói khi ngài mang bình bát vân du trong các làng mạc Chiêm Thành, ngài cảm thấy thương yêu người dân Chiêm không khác gì người dân Việt, và ngài nghĩ rằng đưa hai dân tộc vào binh lửa là một điều tội lỗi lớn, vì vậy khi ngài đề nghị gã công chúa Huyền Trân cho mình. Harijit thấy dây không phải là một việc xếp ngoại giao, có tính cách chính trị. Đó là một tiếng nói của trái tim, của tình thương. Thượng hoàng đem con mình mà phú thác cho vua Chiêm, đó cũng là đem trái tim của mình mà phú thác cho dân Chiêm. Có thể là nhân duyên lịch sử này sẽ xóa đi được bao nhiêu thù hận đã từng chất chứa lâu ngày trong lòng người Chàm. Harijit thấy được rằng hòa bình là một điều quý hóa. Chân Lạp đã từng đem binh qua xâm phạm lãnh thổ Chiêm Thành, và nhiều lần kinh đô Vijaya đã bị họ tàn phá. Nếu Chiêm Thành cứ theo đuổi chiến tranh liên miên với nước láng giềng miền Bắc thì tránh sao được cái ngày lưỡng dầu thọ địch, làm sao nước nhà tồn tại được trong cảnh trên đe dưới búa? Cũng vì vậy mà vua Chế Mân đã thấy được trong đề nghị của Thượng hoàng câu trả lời thỏa mãn được cả lý trí lẫn con tim của vua, và vua đã nghe theo lời Thượng hoàng.

Muốn cho cuộc hòa giải lịch sử này được thực hiện tốt đẹp, vua Chế Mân quyết định cắt hai châu Ô và Ri để làm lễ nạp trung. Việc nhượng đất này đã gây sóng gió trong triều Chiêm, nhưng cuối cùng triều thần đã chiều theo ý vị vua anh hùng của họ. Thế là một năm sau, Huyền Trân về Chiêm. Trong suốt thời gian nàng làm Hoàng hậu, ở vùng biên giới hai nước không hề xảy ra một cuộc xung đột nào. Huyền Trân nghe nói dân Chàm tại các thôn La Thủy, Tác Hồng và Đà Bồng thuộc châu ô không chịu thuận phục triều đình Đại Việt, cho nên vua Anh Tông đã sai quan Hành Khiển Đoàn Nhữ Hài vào đất mới, chọn người Chàm ra làm quan, cấp ruộng đất và miễn tô thuế cho dân chúng trong vòng ba năm. Đất hai châu từ đó được đổi tên là Thuận và Hoá, nhưng cuộc tình duyên giữa vua Chiêm và nàng công chúa Đại Việt ngắn ngủi quá. Nàng về tới kinh đô vào cuối tháng sáu năm ngoái thì đến giữa tháng năm năm nay vua Chế Mân băng. Mười một tháng làm Hoàng hậu ở xứ Chiêm đã qua mau như một giấc mộng, nhưng đó không phải là một giấc mộng. Thái tử Chế Đa Gia mà nàng đang ẵm trong tay là một chứng tích của cuộc tình duyên kỳ lạ giữa nàng và quốc vương Chiêm Thành.

Bây giờ là đã vào gìữa tháng mười một. Chỉ còn có mười hôm nữa là Dayada được tròn ba tháng. Mắt Dayada rất sáng. Chú bé đã biết nhìn theo bàn tay mẹ, và đã biết cười mỗi khi Huyền Trân nói nựng với nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 8423)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
21/03/2018(Xem: 15067)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 5755)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5259)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 14556)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 39786)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 7964)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 21873)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4901)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4073)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567