Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bức Tượng được trả lại với ý niệm hòa giải

11/08/201812:25(Xem: 9817)
Bức Tượng được trả lại với ý niệm hòa giải

BỨC TƯỢNG TRẢ LẠI VÀ Ý NIỆM HÓA GIẢI 
HOÀNG CÔNG DANH



buc-tuong-tra-lai-1

Đại đức Thích Mãn Toàn cùng đại diện thôn, các bậc cao niên trong làng Bồ Bản nhận lại bức tượng



Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến.

Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa.

Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà vẫn nghi ngờ mình đến nhầm chỗ, vì ngôi chùa bây giờ đã khang trang hơn, cây cối trong khuôn viên xanh tốt, không còn dấu tích hoang vu ngổn ngang nửa thế kỷ trước, thuở ông hành quân qua đây.

Suốt cuộc trò chuyện Anderson vẫn ôm khư khư bức tượng trên tay và quan sát cảnh vật để tìm dấu tích xưa. Gần cuối câu chuyện, ông Anderson mới nhìn thấy cái giếng phía trước và ồ lên, chính cái giếng đó ngày xưa ông từng múc nước lên uống cho đỡ khát. Nhưng để xác minh thêm, Anderson hỏi sư thầy: “Ông có cái gì để chứng minh đây là chùa Trường Khánh không?”.

Đại đức Thích Mãn Toàn lấy tờ bìa đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó ghi rõ đất cấp cho chùa Trường Khánh - Niệm Phật đường Bồ Bản. Đến lúc đó Anderson mới hoàn toàn tin mình đã đến đúng chỗ cần tìm và đặt bức tượng xuống bàn để trả lại cho chùa Trường Khánh. Dường như có chút hiểu lầm trong ngôn ngữ, sắc mặt Anderson thoáng thay đổi, ông xua tay bảo:

“Không phải tôi lấy bức tượng này. Tôi chỉ mang về trả thôi. Người lấy tượng là đồng đội của tôi, ông Muller”.

Chuyện người lấy tượng Phật

Tháng 4 năm 1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Cliff ord chỉ thị cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam thực hiện ba nhiệm vụ cấp bách. Một trong ba nhiệm vụ đó là tiến hành các cuộc hành quân càn quét để giải tỏa các thành thị, căn cứ, đường giao thông, ngăn chặn quân giải phóng tiến công. Lúc này trên mặt trận Đường 9 - Khe Sanh chiến sự đang căng thẳng và ác liệt; còn ở phía đông Quảng Trị thì Mỹ tăng cường càn quét. Muller là người chỉ huy một đại đội Mỹ thực hiện càn quét.

Một lần, Muller dẫn đại đội qua làng Bồ Bản, ông thấy cảnh vật hoang vu. Trước đó người dân đã được sơ tán, di cư lánh nạn. Muller đi vào một ngôi chùa đầu làng có tên hiệu Trường Khánh. Chùa tiêu điềubởi đạn bom, chỉ còn bốn cột gỗ, dưới đất có nhiều tượng Phật bị đánh rơi ngổn ngangNổi bật trong số đó có một tượng Phật ngồi, tạc từ đá thạch anh trắng phau, cao tầm gang tay. Muller lấy bức tượng cho vào túi mang đi.

Những cuộc hành quân sau đã lấy mất của ông Muller một chân. Khi về Mỹ, ông luôn ám ảnh cảnh bom đạn tang thương ở Việt Nam. Nhiều đêm Muller nằm mơ thấy mình đi qua những đổ nát hoang tàn khói lửa, và hiện lên một ngôi chùa làng, ông thấy chính mình trong giấc mơ đã lấy bức tượng PhậtHình ảnh này cứ lặp đi lặp lại khiến Muller ấp ủ ước mơ phải trở về Việt Nam, phải trở về Quảng Trị, phải trở về ngôi chùa Trường Khánh để trả lại bức tượng. Muller không theo tôn giáo và không biết tên cũng như ý nghĩa bức tượng, song qua những giấc mơ, ông nghĩ hẳn đây là vật linh thiêng nên ông đặt chưng trên một giá sách.

Không may, những ám ảnh chiến tranh giày vò đã khiến ông đột quỵ, không thể đi lại được dù đầu óc vẫn tỉnh táoƯớc nguyện trở lại Việt Nam càng xa vời đối với ông. Năm 2006, Muller mất. Trong giấy tờ để lại, Muller có bản di nguyện gửi gắm những người đồng đội nếu có dịp quay về Việt Nam hãy giúp ông trả bức tượng cho chùa Trường Khánh.


Chuyện người trả tượng Phật


Ông Anderson, một người dưới quyền chỉ huycủa Muller, sau này về Mỹ cũng là người bạn thân của Muller. Những ám ảnh Muller trải qua, cũng chính là những ám ảnh chung về chiến tranh Việt Nam của bao nhiêu binh lính Mỹ được gọi chung là “Hội chứng Việt Nam” (Vietnam Syndrome). Khi Muller mất, Anderson nghĩ phải “tiếp quản di nguyện” của bạn, để bạn và mình cùng được thanh thản.



buc-tuong-tra-lai-2
Lần theo tấm bản đồ quân sự cũ, ông Anderson tìm lại được ngôi chùa.

Năm 2008, Anderson có chuyến trở lại Việt Nam nhưng không tìm được thông tin gì về ngôi chùa để trả bức tượng. Các ngôi chùa làng ở Việt Nam hầu hết đều có tên hiệu Hán Việt nhưng ít được dùng, thay vào đó người dân lấy tên làng để gọi tên chùa. Chùa Trường Khánh dân gọi là chùa Bồ Bản, vì nằm ở làng Bồ Bản. Chính điều này mà Anderson hỏi thăm chùa Trường Khánh thì không nhận được câu trả lời xác đáng.

Quay về Mỹ, Anderson tìm đến Viện Bảo tàng quân đội Mỹ mượn tấm bản đồ chiến tranh tại Quảng Trị. Trên bản đồ chi chít những chấm đen là căn cứ quân sự Mỹ, các mũi tấn công càn quét và thời gian càn quét được ghi chú rõ ràng. Dò tìm mãi cuối cùng Anderson cũng tìm ra tên địa danh Bồ Bản (trong bản đồ ghi Bo Bang), ghi chú thời gian càn quét qua đây là ngày 7/4/1968. Đặc biệt trên bản đồ có một đường khoanh đậm bao quanh ngôi chùa thành một cụm cứ điểm Mỹ dày đặc. Sự trùng hợp trong bản di nguyện Muller và tấm bản đồ đó đã giúp cho Anderson định vị được chính xác địa chỉ ngôi chùa Trường Khánh.

Lại thêm nhân duyên khác, một lần tình cờ Anderson đi thăm một ngôi chùa Việt Nam ở bang Texas thì gặp Sư cô Thích Nữ Minh Hòa. Sư cô Minh Hòa quê ở làng Vĩnh Lại (xã Triệu Phước, bên cạnh làng Bồ Bản) sang đây định cư tu hành rồi xây chùa, trụ trìSư cô Minh Hòa đã khẳng định với Anderson về ngôi chùa Trường Khánh chính là chùa Bồ Bản và kết nối, chỉ đường để Anderson về Quảng Trị một lần nữa.

Ý niệm hóa giải

Bức tượng “lưu lạc” đúng 50 năm. Trong khoảng thời gian đó có gần bốn mươi năm là dằng dặc ám ảnhchiến tranh của người cựu binh Mỹ Muller và hơn mười năm ông Anderson day dứt thực hiện nguyện vọng sau cùng của bạn. Nên ngay cả vào giờ chỉ tịnh chốn thiền môn, một buổi trưa nắng nóng Quảng Trị, Anderson vẫn phải làm phiền nhà chùa để được vào trả lại bức tượng, bởi người bạn quá cố Muller và cả ông đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi.

Cả người lấy bức tượng lẫn người mang trả tượng đều không theo tôn giáo. Nên khi đặt bức tượng xuống bàn, Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn tượng có tên gì, ý nghĩa thế nào. Vị sư trụ trì trả lờiđấy là tượng Quán Thế Âm Bồ-tát, mang hình ảnh của người mẹ hiền lắng nghe những khổ đau và cứu độ chúng sanh.

Đại đức Thích Mãn Toàn có hỏi Anderson về động cơ của Muller khi lấy bức tượng. Nhưng ông Anderson bảo không biết, chỉ khẳng định chắc chắn rằng đó không phải là hành động cố ý đánh cắp. Có thể vì thấy bức tượng nằm nghiêng ngả dưới đất mà Muller cảm thương rồi mang đi thôi. Và cũng không thể không phán đoán về một lý do mang tính tâm linh, như ý nghĩa của bức tượng. Nhờ đó mà ông Muller được sống sót để trở về Mỹ, và đại đội do ông chỉ huy trong đó có Anderson cũng qua được nguy nạn chiến tranh chăng?

Không thể biết chính xác mục đích của người lấy tượng để làm gì. Nhưng việc mong muốn trả lại tượng của Muller, và hành trình lần tìm về của Anderson cho thấy những người lính dù bên kia chiến tuyến vẫn đầy trách nhiệm. Một bức tượng bằng đá trọng lượng chừng năm cân, không phải là nhẹ so với hành trang của người lính, nhưng Muller đã mang đi theo suốt những năm chiến tranh ở Việt Nam cho tới khi sang Mỹ. Kể cả khi một chân đã gửi lại trên chiến địa, thì ông vẫn mang theo một khối đá như giữ đức tin nào đó, hoặc để nuôi dưỡng một sự ăn năn. Ông Anderson cũng đã hai lần đưa đi mang về bức tượng vượt nửa vòng trái đất, hẳn cũng là một việc làm không dễ dàng khi quá cảnh các sân bay.

Dân gian có mấy thành ngữ nói về việc này, chẳng hạn tích “Châu về hợp phố” để nói rằng những điều quý giá không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chốn cũ. Hay một câu châm ngôn xuất pháttrong điển tích Thiên Chúa giáo cũng tương tự: “Cái gì của Caesar phải trả lại cho Caesar”.

Sau cùng, Anderson nói với Đại đức Thích Mãn Toàn: “Dù chúng tôi không theo tôn giáo nào, nhưng tôi nghĩ khi lấy bất kỳ một vật gì đó, dù của nhà Phật hay của nhà thờ Thiên Chúa giáo thì chúng tôi cũng trả lại như vậy. Ở một nơi nào đó, hẳn linh hồn Muller cũng đã thanh thản mãn nguyện, và tôi cũng mừng khi đã thực hiện xong di nguyện của người bạn. Càng kỳ diệu khi hôm nay tôi mới biết ý nghĩa của ngài Quán Thế Âm Bồ-tát như biểu tượng lắng nghe và cứu khổChúng tôi đã gây ra cho người dân Việt Nam bao nhiêu khổ đau, nên hôm nay mang bức tượng này về cũng như xoa dịu một phần nào quá khứđau buồn, và hy vọng có thể hàn gắn, hóa giải được những khúc mắc, hàn gắn vết thương chiến tranh”.




Source:

http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/phong-su/phong-su-ghi-chep/item/37003502-buc-tuong-tra-lai-va-y-niem-hoa-giai.html 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2018(Xem: 15314)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 5852)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5351)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 14628)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 40125)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8139)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 22304)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4946)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4137)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
02/07/2017(Xem: 5467)
Tôi viết “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” không phải từ một nhà học giả, nhà nghiên cứu, mà từ trái tim. Tôi lớn lên dưới nhịp thở mái chùa, dưới bóng Từ Bi, Trí Tuệ và Hùng lực của Đức Phật. Và đây là những gì tôi từng được học hỏi, từng nghe thấy và từng cảm xúc tận đáy lòng. Lịch sử đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam không thể nào quên những bậc Tăng già chống thiền trượng kiến lập những triều đại vàng son thịnh trị. Chúng ta không thể nào không nhớ đến những bậc tiền bối nhìn thấy sự suy đồi Đạo Pháp mà lên tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Việt Nam; không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức mà ngọn lửa, trái tim đã thành hào quang và sự bất diệt trong lòng dân tộc, nhân loại. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh chư tôn Hòa thượng trưởng lão khi bước xuống đường, nói vào một chính quyền tàn bạo rằng: tăng ni và phật tử Việt Nam nhất quyết bảo vệ đạo - pháp bằng con đường dân tộc, bất bạo động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567