Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

09/08/202216:21(Xem: 4522)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 8, 2022)
 
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

SINGAPORE: Lần đầu tiên của loại hình này, một ngôi Chùa Thái Lan hợp tác với tác giả sách thiếu nhi Singapore để xuất bản cuốn sách thiếu nhi về hành trình cuộc đời của Đức Phật

Apple Sophia Lim, một tác giả sách dành cho trẻ em, và Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama đã hợp tác để xuất bản cuốn ‘Cuộc đời của Đức Phật dành cho người mới bắt đầu’. Mục tiêu của sự hợp tác này là giúp nhiều trẻ em hơn được học và được tiếp xúc với một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử và tiểu sử của Ngài - Đức Phật.

‘Cuộc đời của Đức Phật dành cho người mới bắt đầu’ đưa người đọc vào hành trình cuộc đời của Đức Phật, với ngôn từ đơn giản và hình ảnh minh họa tươi sáng, đầy màu sắc.

‘Cuộc đời của Đức Phật dành cho người mới bắt đầu’ không phải để bán và sẽ được phát miễn phí. Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama và Apple Sophia Lim cảm ơn các nhà tài trợ đã thực hiện ấn phẩm này.

Nhà chùa sẽ phân phối bản in đầu tiên gồm 500 bản cho các chùa và tổ chức Phật giáo khác nhau và sẽ sử dụng chúng trong các lớp học vào Chủ nhật của họ để dạy trẻ em về hành trình cuộc đời của Đức Phật. Nhà chùa cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà tài trợ cho những lần in ấn trong tương lai bằng nhiều ngôn ngữ để cuốn sách này có thể tiếp cận với càng nhiều trẻ em ở các quốc gia khác càng tốt.

(asiaone.com -  August 5, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-08-1-000

Sách  thiếu  nhi ‘Cuộc đời của Đức Phật dành cho người mới bắt đầu’
Photo: asiaone.com

 

 

HOA K Ỳ: Lễ hội Obon Phật giáo trở lại Nam California sau đại dịch COVID

Santa Maria, CA - Sau 2 năm bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Guadalupe đã tổ chức Lễ hội Obon hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Tưởng niệm Cựu chiến binh ở thành phố Santa Maria vào ngày 31-7-2022.

Sự kiện này có phần đánh trống, múa, võ thuật và các nghề thủ công truyền thống lấy từ di sản người Mỹ gốc Nhật Bản của cộng đồng. Lễ hội Obon đã được tổ chức tại địa phương trong 75 năm.

Theo truyền thống, Obon (Lễ hội Ma) là một ngày lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Á vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, mặc dù thời gian tổ chức lễ hội ở địa phương có thể khác nhau. Đối với Phật tử Nhật Bản lễ hội này thường kéo dài 3 ngày.

Nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 ở Trung Hoa, nơi nó được gọi là Lễ Vu Lan.

Ở Nhật Bản, lễ này đã được tổ chức trong hơn 500 năm. Lễ Obon đã trở nên phổ biến khắp đất nước và là thời điểm mọi người trở về nhà của gia đình để làm lễ, thăm mộ tổ tiên và tôn vinh người thân.

Lễ hội Obon đến California, Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 với làn sóng đầu tiên của những người Nhật Bản nhập cư vào lục địa này.

(Buddhistdoor Gobal – August 4, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-08-1-001

TinTuc_PGTG_2022-08-1-002TinTuc_PGTG_2022-08-1-003
Hình ảnh Lễ hội Obon hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Tưởng niệm Cựu chiến binh ở thành phố Santa Maria, Hoa Kỳ
Photos: santamariatimes.com
 

 

HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu mở rộng chi tiêu với hầu hết các dự án

Tổ chức nhân đạo Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR) đã thông báo rằng họ đang xem xét tổng số 54 dự án để tài trợ, với khoảng 1.5 triệu USD có sẵn để chi tiêu. Trong khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong năm nay, BGR báo cáo rằng các nhà tài trợ đã đóng góp được lên đến 500,000 USD.

Nhiệm vụ trung tâm của tổ chức n ày là chống suy dinh dưỡng và nạn đói trên khắp thế giới. Khi thành lập, BGR chỉ có 20,000 đô la Mỹ để tài trợ cho 3 dự án nhỏ ở Đông Nam Á. Kể từ đó, mỗi năm BGR đã ghi nhận sự tăng trưởng về nguồn vốn và số lượng các tổ chức mà BGR có thể hỗ trợ.

Sự phát triển của tổ chức Phật giáo từ thiện này đã gây ngạc nhiên cho ngay cả các nhân viên và tình nguyện viên của chính nó.

BGR tuyên bố sứ mệnh của mình là: “Để chống lại nạn đói kinh niên và suy dinh dưỡng. Hãy ghi nhớ những tuyên bố của Đức Phật rằng “đói là loại bệnh tật tồi tệ nhất” và “món quà thực phẩm là món quà của cuộc sống”, chúng tôi tài trợ cho các dự án thúc đẩy cứu đói cho các cộng đồng nghèo trên khắp thế giới.”

BGR theo đuổi điều này bằng cách cung cấp thực phẩm trực tiếp cho những người có nhu cầu, giúp phát triển các giải pháp lâu dài cho các vấn đề gây ra nạn đói, thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ, và hỗ trợ những phụ nữ nào bắt đầu các dự án sinh kế đúng đắn để hỗ trợ gia đình của họ. Ngoài ra, BGR tìm cách nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề đói ăn và tìm kiếm và hỗ trợ các hệ thống lương thực tốt hơn.

(Tonnews.com - August 2, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-08-1-004

Một hoạt động gây quỹ “Đi bộ để nuôi ăn người đói” của BGR
Photo: religionnews.com

 

 

THÁI LAN: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) ra Tuyên bố khẩn cầu lòng Từ bi và chấm dứt bạo lực ở Miến Điện

Trong bức thư ngỏ ngày 29-7 với tiêu đề “Kêu gọi đoàn kết và bảo v ệ sự bất khả xâm phạm của sinh mạng ở Miến Điện,” Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) đã đưa ra một tuyên bố công khai kêu gọi từ bi để kiểm soát và tôn trọng sự bất khả xâm phạm mạng sống ở Miến Điện nhằm đối phó với bạo lực leo thang và đổ máu xảy ra sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính  phủ dân sự của đất nước này vào tháng Hai năm ngoái.

Tuyên bố của INEB được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quân đội tuyên bố vào ngày 25-7 rằng họ đã hành quyết 4 thường dân - gồm một cựu thành viên của chính phủ dân sự, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và 2 tù nhân chính trị khác - những người bị buộc tội hỗ trợ “hành động khủng bố”. Các vụ hành quyết đầu tiên này của đất nước trong gần 50 năm đã thu hút sự lên án rộng rãi của quốc tế.

INEB, tổ chức chuyên tâm về vượt qua đau khổ thông qua việc thực hành Phật giáo gắn bó với xã hội, được thành lập ở Thái Lan vào năm 1989 bởi nhà phê bình xã hội và học thuật nổi tiếng Sulak Sivaraksa cùng một nhóm các nhà tư tưởng Phật giáo và phi Phật giáo và các nhà hoạt động xã hội.

Tổ chức này được thành lập để kết nối các Phật tử dấn thân trên khắp thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và kết nối giữa các nhóm Phật giáo và liên tôn giáo, đồng thời giải quyết các vấn đề toàn cầu như nhân quyền, giải quyết xung đột và khủng hoảng môi trường. Thành viên toàn cầu của INEB đã tăng lên bao gồm chư tăng ni, nhân viên xã hội, nhà hoạt động và học giả từ hơn 25 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ, cùng làm việc dưới sự bảo trợ của đạo hữu Phật tử.

(Buddhistdoor Global – August 3, 2022)

 

TinTuc_PGTG_2022-08-1-005

Biểu trưng của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB)
Photo: buddhistdoor.net
 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Hội Khyentse trao tặng Đại học Sydney 3.5 triệu usd để tiếp tục tài trợ cho học bổng Phật giáo Tây Tạng

Hội Khyentse - một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2001 bởi Lạt ma Bhutan, nhà làm phim và tác giả Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche - đã trao tặng cho Đại học Sydney, Úc Đạị Lợi, 3.5 triệu đô la Mỹ để bảo đảm tương lai của các nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Nguồn tài trợ nói trên sẽ trang trải một loạt các chi phí liên quan đến học bổng nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng trong 20 năm.

“Món quà có tầm nhìn xa và rộng rãi này cho phép trường đại học thiết lập vững chắc các nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng ở Úc thông qua giảng dạy chuyên môn, nghiên cứu sau đại học, đào tạo ngôn ngữ và tiếp cận cộng đồng,” Tiến sĩ Jim Rheingans, Giảng viên Cao cấp về Phật giáo Tây Tạng Khyentse Macready trong khoa Ngôn ngữ và Văn hóa của Đại học Sydney, nói.

Giáo sư Yixu Lu, người đứng đầu khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, cho biết khoản tài trợ này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nghiên cứu ngôn ngữ tại đại học Sydney.

Giáo sư Lu nói,“Trường chúng tôi có một lịch sử đáng tự hào trong việc phát triển ngôn ngữ, văn học và văn hóa. Nhờ Hội  Khyentse, chúng tôi hiện có thể tiếp tục cung cấp ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, vốn được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017, cho sinh viên tại Đại học Sydney trong nhiều thập kỷ tới. Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu về Phật giáo Châu Á và tác động của nó đối với xã hội, văn hóa và triết học.”

(NewsNow – August 2, 2022)  

TinTuc_PGTG_2022-08-1-006TinTuc_PGTG_2022-08-1-007

Lạt ma Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, người sáng lập Hội Khyentse, trong chuyến thăm Đại học Sydney, Úc Đạị Lợi vào năm 2017
Photos : khyentsefoundation.org

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 4026)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
18/10/2017(Xem: 7567)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
08/06/2017(Xem: 6507)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
20/04/2017(Xem: 7522)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
26/12/2016(Xem: 5884)
Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là
26/12/2016(Xem: 8769)
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi. Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
09/11/2016(Xem: 9418)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
09/06/2016(Xem: 9408)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31490)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
01/05/2016(Xem: 5773)
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron trở thành vị nữ tu sĩ Phật Giáo kể từ năm 1977. Lớn lên tại Los Angeles, ni trưởng tốt nghiệp với bằng danh dự trong ngành lịch sử từ Đại Học UCLA và tốt nghiệp ngành giáo dục tại Đại Học USC. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Phật Học tại Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ, ni trưởng trở thành người khai sơn và trú trì Tu Viện Sravasti Abbey tại Tiểu Bang Washington
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]