Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Tổ Tự - chốn tổ Hoàng Nhẫn tại Hồ Bắc

08/06/201708:17(Xem: 5719)
Ngũ Tổ Tự - chốn tổ Hoàng Nhẫn tại Hồ Bắc

Ngũ Tổ Tự - chốn tổ Hoàng Nhẫn tại Hồ Bắc

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

(五祖寺): còn gọi là Đông Sơn Tự (東山寺), Đông Sơn Thiền Tự (東山禪寺), Đông Thiền Tự (東禪寺); hiện tọa lạc tại Ngũ Tổ Trấn (五祖鎭), Huyện Hoàng Mai (黃梅縣), Tỉnh Hồ Bắc (湖北省);

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Vào năm 700 (Cửu Thị [久視] nguyên niên), bà cung thỉnh các đệ tử của Hoằng Nhẫn là Thần Tú (神秀), Huyền Ước (玄約), Huệ An (慧安), v.v., đến Nội Đạo Tràng (內道塲) để cúng dường, rồi ban tặng danh hiệu Quốc Sư; cho nên thanh danh của Ngũ Tổ Tự theo đó lại tăng thêm. Đến năm 848 (Đại Trung [大中] 2), kiến lập ngôi tự viện của Tổ Sư Ngũ Tổ, rồi đổi tên chùa thành Đại Trung Đông Sơn Tự (大中東山寺), cũng gọi là Ngũ Tổ Tự.

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Trong khoảng thời gian niên hiệu Cảnh Đức (景德, 1004-1007) nhà Bắc Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) nhà Tống lại ban cho tên là Chơn Tuệ Thiền Tự (眞慧禪寺). Vua Anh Tông (英宗, tại vị 1063-1067) nhà Tống thì ban cho bức ngạch với dòng chữ “Thiên Hạ Tổ Đình (天下祖庭).” Vào năm 1102 (Sùng Ninh [崇寧] nguyên niên), vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) nhà Tống, đề mấy chữ “Thiên Hạ Thiền Lâm (天下禪林)”.

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Trong khoảng thời gian này, các Pháp Sư như Sư Giới (師戒), Pháp Diễn (法演), Biểu Tự (表自), Tông Bạt (宗拔), v.v., đảm nhiệm chức Phương Trượng (Trú Trì) của chùa; đặc biệt dưới thời kỳ Pháp Diễn trú trì, ông đã xiển dương tông phong đến thời cực thịnh. Từ đó trở về sau, Phật Quả Khắc Cần (佛果克勤), Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃), Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠), ba nhân vật được người đương thời tôn xưng là Tam Kiệt (三傑), đã tuyên dương Phật pháp và làm cho Thiền phong hưng thịnh.

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Đến cuối thời nhà Tống, Đông Sơn gặp nạn chiến hỏa, nhất thời chùa phải chịu cảnh tiêu điều. Vào năm 1282 (Chí Nguyên 19 [至元] nhà Nguyên), Thiền Sư Liễu Hành (了行) đến chùa, tiến hành trùng kiến tổ đình. Năm 1322 (Chí Trị [至治] 2), Thiền Sư Pháp Thức (法式) khôi phục lại mọi Phật sự ở đây và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Năm 1331 (Chí Thuận [至順] 2), vua Văn Tông (文宗, tại vị 1328-1329) nhà Nguyên đổi tên chùa thành Đông Sơn Ngũ Tổ Tự (東山五祖寺) và chùa tồn tại cho đến ngày nay. Chính tại chùa này đã diễn ra truyền kỳ nổi tiếng của Thiền Tông về việc trình kệ kiến giải giữa Thần Tú và Huệ Năng (慧能). Sau đó, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã gọi Huệ Năng vào thất, giảng cho nghe Kinh Kim Cang, rồi truyền trao y bát. Lúc bấy giờ, Lục Tổ vâng mệnh đi về phương Nam; và từ đó Thiền Tông phân thành Nam Đốn Bắc Tiệm. Chùa vốn mang phong cách kiến trúc điển hình của Phật Giáo Hán truyền; chủ yếu nằm ở trục trung tâm, phân thành Sơn Môn (山門), Thiên Vương Điện (天王殿), Đại Hùng Bảo Điện (大雄寶殿), Ma Thành Điện (麻城殿), Ngũ Tổ Chơn Thân Điện (五祖眞身殿), Thánh Mẫu Điện (聖母殿) v.v.. Tại Sơn Môn có khắc hai bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng.

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Thiên Vương Điện là kiến trúc được tạo lập trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Trung (大中, 847-860) nhà Đường, trước cổng có con sư tử đá thời nhà Đường và trên cửa chính của điện có bức ngạch “Chơn Tuệ Thiền Tự” của vua Chơn Tông nhà Tống. Đại Hùng Bảo Điện cũng được kiến lập trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Trung, có bức hoành “Đại Hùng Bảo Điện” do thủ bút của nhà Thư Pháp, thi nhân và là cư sĩ Phật tử nổi danh Triệu Phác Sơ (趙朴初, 1907-2000).

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

Còn Ma Thành Điện, tức Tỳ Lô Điện (毘盧殿), tương truyền sau khi tín đồ vùng Ma Thành (麻城) đến chiêm bái Ngũ Tổ hiển linh, nên cùng nhau vác gạch ngói lên xây dựng ngôi điện này. Chơn Thân Điện là ngôi điện tôn trí chơn thân nhục tượng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, kiến trúc rất độc đáo, tạo hình tráng lệ; phía trước hai bên có Lầu Chuông và Lầu Trống, ở giữa là Chánh Điện, bên trên có bức hoành với dòng chữ “Chơn Thân Điện”. Ngay chính giữa là Pháp Vũ Tháp (法雨塔), nơi tàng trí chơn thân Ngũ Tổ. Thánh Mẫu Điện là nơi tôn thờ bà họ Châu, mẫu thân của Ngũ Tổ.



Ngoài ra, còn có một số kiến trúc khác như Quan Âm Điện, Tổ Đường, Địa Tạng Điện, Thiền Đường, Khách Đường, Phương Trượng Thất, Trai Đường, v.v. Âu Dương Tu (歐陽修[脩], 1007-1072), nhà Nho học thời nhà Tống có làm bài thơ Sơ Tình Độc Du Đông Sơn Tự Ngũ Ngôn Lục Vận (初晴獨游東山寺五言六韻) rằng: “Nhật noãn Đông Sơn khứ, tùng môn sổ lí tà, sơn lâm ẩn giả thú, chung cổ Phạm vương gia, địa tích trì xuân tiết, phong tình biến vật hoa, vân quang tiệm dung dữ, điểu lộng dĩ giao gia, băng hạ tuyền sơ động, yên trung minh vị nha, tự lân đa bệnh khách, lai thám dục khai hoa (日暖東山去、松門數里斜、山林隱者趣、鐘鼓梵王家、地僻遲春節、風晴變物華、雲光漸容與、鳥哢已交加、冰下泉初動、煙中茗未芽、自憐多病客、來探欲開花, rời Đông Sơn trời ấm, cửa tùng bóng chiều tà, núi rừng thú ẩn dật, chuông trống thoát tục gia, chốn hoang xuân về chậm, gió tạnh biến vật hoa, mây sáng bóng dần tỏ, chim ca buổi giao hòa, dưới băng suối vừa động, mầm non chè nhú ra, tự thương thân lắm bệnh, về đây chợt đơm hoa).”

 

Kết quả hình ảnh cho 五祖寺

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2017(Xem: 6759)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
26/12/2016(Xem: 5419)
Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là
26/12/2016(Xem: 8141)
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi. Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
09/11/2016(Xem: 8593)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
09/06/2016(Xem: 8244)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 27457)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
01/05/2016(Xem: 5142)
Tỳ Kheo Ni Thubten Chodron trở thành vị nữ tu sĩ Phật Giáo kể từ năm 1977. Lớn lên tại Los Angeles, ni trưởng tốt nghiệp với bằng danh dự trong ngành lịch sử từ Đại Học UCLA và tốt nghiệp ngành giáo dục tại Đại Học USC. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Phật Học tại Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ, ni trưởng trở thành người khai sơn và trú trì Tu Viện Sravasti Abbey tại Tiểu Bang Washington
27/12/2015(Xem: 4704)
Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng- 寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.
27/12/2015(Xem: 4388)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
21/12/2015(Xem: 7443)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567