Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

14/07/202116:19(Xem: 7147)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 7, 2021)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

 

PAKISTAN: Quân đội Pakistan tặng bức tượng Phật quý hiếm cho Bảo tàng Peshawar

Quân đội Pakistan đã tặng viện Bảo tàng thành phố Peshawar nổi tiếng một pho tượng Phật quý hiếm để làm phong phú thêm bộ sưu tập ấn tượng của viện và giúp thúc đẩy du lịch tôn giáo ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

Trung tướng Muhammad Noman, Tư lệnh quân đoàn Peshawar, đã tặng pho tượng quý hiếm nói trên, vốn được một thiếu tá người Anh tìm lại được trong quá trình khai quật di tích ở Takhtbai vào năm 1935. Tượng chính thức được tôn trí tại bảo tàng thông qua các nhà chức trách của Cục Khảo cổ học.

Tiến sĩ Abdus Samad, Giám đốc Khảo cổ học Khyber Pakhtunkhwa, gọi đó là một "nghĩa cử tuyệt vời".

Ông dẫn lời Tướng Noman nói rằng Bảo tàng Peshawar là nơi thích hợp để trưng bày tượng Phật này cho du khách nước ngoài và Pakistan đến thăm bảo tàng hàng năm với số lượng lớn.

Tên cũ của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa là Ghandhara, và khu vực này là nơi rất được tôn kính đối với tín đồ Phật giáo. Hàng năm, các nhà sư từ các quốc gia khác nhau đến thăm vùng Gandhara, đặc biệt là tại Khyber Pakhtunkhwa.

Bảo tàng Peshawar rất nổi tiếng vì có một trong những bộ sưu tập các tác phẩm kiến ​​trúc về Đức Phật lớn nhất thế giới.

(Big News Network  - July 9, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-07-2-000

Pho tượng Phật quý hiếm do Quân đội Pakistan tặng Bảo tàng Peshawar
Photo:  mc.webpcache.epapr.in
 
TinTuc_PGTG_2021-07-2-001
Bảo tàng Peshawar
Photo: Google
 

 

HOA KỲ: Dự án Chư Ni Tây Tạng gây quỹ 16,000 US$ cho Giáo dục Đại học của Ni giới Phật giáo

Dự án Chư Ni Tây Tạng - một tổ chức từ thiện được đăng ký tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và ở quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đã thông báo rằng Quỹ Trợ cấp Geshema cho đến nay đã quyên góp được 16,000 đô la Mỹ trong số 100,000 đô la Mỹ mục tiêu, là khoản trợ cấp sẽ được chuyển vào mục tiêu giúp đỡ chư ni Tây Tạng trên con đường đại học.

Quỹ Trợ cấp Geshema trao quyền cho các nữ tu Phật giáo Tây Tạng để họ trở thành geshemas và làm giáo viên, các nhà lãnh đạo tu viện và xã hội, và các mô hình vai trò cộng đồng,

Dành cho chư ni Tây Tạng, Geshema là một văn bằng học thuật gần tương đương với bằng tiến sĩ triết học Phật giáo. Bằng geshema đại diện cho hình thức đào tạo học thuật cao nhất trong trường phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng.

Khi kết thúc quá trình học tập 17 năm của mình, các sư cô phải hoàn thành một loạt các kỳ thi kéo dài 4 năm để được cấp bằng.

Các kỳ thi, thường được tổ chức hàng năm vào cuối mùa hè, diễn ra trong khoảng thời gian một tháng. Kỳ thi năm nay dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 1-10.

(Buddhistdoor – July 9, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-07-2-002

Chư ni Gheshema
Photo: tnp.org

 

 

ẤN ĐỘ: Chính sách kiên định: luôn xem Đức Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự

New Delhi: Ngày 8-7-2021, Ấn Độ cho biết nước này có chính sách trước sau như một: luôn xem nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự.

Phát biểu này được đưa ra 2 ngày sau khi Thủ tướng Narendra Modi điện thoại cho Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày sinh nhật thứ 86 của ngài (vào ngày 6 tháng 7). Động thái gọi điện cho Đức Đạt lai Lạt ma của Thủ tướng được nhiều nhà quan sát ghi nhận trong bối cảnh mối quan hệ gay cấn của Ấn Độ với Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Modi viết lời chúc mừng tới nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Thủ tướng có cuộc tiếp xúc công khai lần cuối với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2015.

Nhắc lại quan điểm chính thức trước một câu hỏi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Arindam Bagchi cho biết, “Chính sách kiên định của Chính phủ Ấn Độ là đối xử với ngài Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự ở Ấn Độ và là nhà lãnh đạo tôn giáo đáng kính có nhiều tín đồ tại Ấn Độ. Sinh nhật của Ngài được tổ chức bởi nhiều tín đồ của ngài ở Ấn Độ và nước ngoài.”  

Thủ hiến bang Arunachal Pradesh Pema Khandu và Thủ hiến bang Sikkim Prem Singh Tamang cũng chúc mừng Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày sinh của ngài. Cả hai bang đều có biên giới giáp với Trung Quốc.

(NDTV - July 8, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-07-2-003

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: NDTV
 

 

INDONESIA: Indonesia lên kế hoạch cho địa điểm Phật giáo toàn cầu tại chùa Borobudur

Quốc gia Hồi giáo Indonesia đang tìm cách bảo tồn và quảng bá ngôi đền Phật giáo Borobudur thế kỷ 9 huyền bí ở Trung Java trong bối cảnh sự bất khoan dung ngày càng tăng, với hy vọng Borobudur có thể thoát khỏi số phận của những bức tượng Phật Bamiyan của Afghanistan.

Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas cho biết Borobudur chiếm một vị trí đáng kính trọng đối với Phật tử, và các quan chức đang nghiên cứu phương cách để quảng bá các buổi lễ “vốn có thể được tham dự bởi các Phật tử trên toàn thế giới,” như một phần của kế hoạch tăng cường sự điều độ trong nước .

Điều này xảy ra ba thập kỷ sau khi Borobudur được xếp vào danh sách Di sản Thế giới của Unesco.

“Tiềm năng cho Borobudur là rất lớn… số lượng Phật tử ở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) là hơn 40%,” Bộ trưởng Yaqut nói. Ông lạc quan rằng ngôi chùa này có thể trở thành một trung tâm thờ phụng quốc tế.

(scmp.com – July  9, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-07-2-004
Chùa Borobudur, Indonesia
Photo: scmp.com

 

ANH QUỐC: Khung tranh lễ Poson lớn nhất châu Âu được trưng bày tại Trung tâm Phật giáo quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury

Như một phần của lễ kỷ niệm Poson (lễ hội kỷ niệm sự xuất hiện của Phật giáo tại Tích Lan vào thế kỷ thứ 3 BC) do Trung tâm Phật giáo Quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury tổ chức dưới sự bảo trợ của Trụ trì đương nhiệm, Aggamahapandita Ven. Galayaye Piyadassi, khung tranh Poson lớn nhất được dựng lên ở châu Âu đã được trưng bày trong khuôn viên tiền sảnh của chùa này trong một tuần.

Bộ tranh khung lễ Poson này cao 65 feet, mô tả câu chuyện cuộc đời của Tỳ kheo ni Patachara, đã được khánh thành bởi Cao ủy Tích Lan tại London, bà Saroja Sirisena - người đã tham gia lễ kỷ niệm Poson tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế Sri Saddhatissa cùng với các nhân viên của Cao ủy vào ngày 24-6.

Có rất nhiều đám đông đến xem bộ tranh khung Poson trong suốt tuần theo hướng dẫn phòng chống Covid-19 do chính phủ Anh ban hành.

Các khoản cúng dường do công chúng quyên góp cho ngôi chùa trong lễ kỷ niệm Poson sẽ được chuyển đến phúc lợi của các gia đình kém may mắn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở Tích Lan.

(Tipitaka Network - July 12, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-07-2-005

Khung tranh lễ Poson lớn nhất châu Âu được trưng bày tại Trung tâm Phật giáo quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury, London (Anh Quốc)
Photo: tipitaka.net

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7064)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6262)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9380)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10363)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7559)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5981)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62595)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4343)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]