Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

21/01/202113:03(Xem: 8104)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 1, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Xuất bản ấn bản La-tinh hóa của cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng”

Các học giả Ấn Độ là Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar đã phát hành một cuốn sách mới được biên tập có tựa đề là “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” – do Aditya Prakashan, New Delhi xuất bản. Các nhà biên tập mô tả cuốn sách là một trong những biên niên sử toàn diện nhất của Thái Lan, kết hợp lịch sử Phật giáo với lịch sử của vương quốc này.

Một buổi ra mắt sách đã được tổ chức vào ngày 4-1-2021 tại hội trường của Hội đồng Nghiên cứu Lịch sử của Ấn Độ ở New Delhi.

“Sangitiyavamsa” được sáng tác vào năm 1789 bởi Bimaladhamma,  Somdet Phra Wannarat, để kỷ niệm Hội đồng Phật giáo thứ 9 được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1788, và để cung cấp tính hợp pháp cho triều đại của Vua Rama I (trị vì từ năm 1782 đến 1809).

Bản dịch “Sangitiyavamsa” từ tiếng Pali sang tiếng Thái được xuất bản lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1923.

Ấn bản 2021 hiện tại chỉ sao chép phần Pali của bản in năm 1923, được chuyển đổi từ chữ Thái sang chữ viết La Mã, cùng với sự đối chiếu với các văn bản Pali khác. Mục đích chính của tập sách mới này là trình bày chân dung của 9 Hội đồng Phật giáo Nguyên Thủy (3 ở Ấn Độ, 4 ở Tích Lan và 2 ở Thái Lan) theo thứ tự thời gian.

(Buddhistdoor Global – January 15, 2021)

 TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-000

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-001-1

Buổi ra mắt cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” vào ngày 4-1-2021 tại New Delhi

Photos: Dipen Barua

 

 

NEPAL: Các ni cô Kung Fu lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới

Chư ni Kung Fu của dòng truyền thừa Drukpa nổi tiếng toàn cầu qua việc đi bộ khắp dãy Hy Mã Lạp Sơn để dọn rác, chèo thuyền vượt những dòng sông trên núi để phá bỏ những điều cấm kỵ có từ hàng thế kỷ với mục đích giáo dục người khác về sức khỏe phụ nữ và sử dụng võ thuật như một cách để bảo vệ sự bình đẳng giới tính.

Các ni cô dùng những kỹ năng võ thuật của mình để dạy cách tự vệ cho các thiếu nữ, giáo dục những người khác về nạn buôn bán người và thực hiện hành động vì môi trường vốn chưa từng thấy trước đây trong khu vực.

Những nữ tu sĩ Drukpa tốt bụng một cách quyết liệt này - từ 9 đến 60 tuổi – đã và đang thay đổi cuộc đời của hàng ngàn phụ nữ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Giờ đây, họ là một trong 3 người/nhóm lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới có trụ sở tại châu Âu – một vinh dự cho hoạt động dân quyền xuất sắc trong việc bảo vệ nhân quyền.

(IANS – January 17, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-003TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-004 

Các ni cô Drukpa luyện tập Kung Fu và dạy võ thuật

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-005TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-006

Chư ni Kung Fu dọn dẹp đống đổ nát sau động đất

Photos: Drukpa lineage

 

TÍCH LAN: Cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình'

Ngày 14-1-2021, thông qua Zoom, Tích Lan đã tổ chức cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình', với sự tham gia của đại diện từ 25 quốc gia.

Hội nghị được tổ chức tại Tịnh xá Sri Sambodhi ở Colombo.

Tổng thống Tích Lan Gotabaya Rajapaksa đã tham dự sự kiện này vào ngày 15-1, sau khi ông tham gia các nghi lễ tôn giáo tại Tịnh xá.

‘Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình’ nhận định rằng việc đóng vai trò là nước chủ nhà đối mặt với đại dịch COVID sẽ mang lại vinh dự đặc biệt cho Tích Lan, và kết quả là hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước khác.

Sau Đệ Nhị Thế chiến, các nhà lãnh đạo Phật giáo Nga và Mông Cổ đã tập trung vào sự cần thiết của một tổ chức Phật giáo Quốc tế nhằm thúc đẩy sự thống nhất. Do đó, các tín đồ và tu sĩ Phật giáo đã tập trung tại Đại Tịnh xá ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 1970 để tổ chức cuộc họp đầu tiên của ‘Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình’. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức tại Tích Lan. Hiện nay, tất cả các quốc gia Phật giáo trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. (ft.lk – January 16, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-007

Hình ảnh về cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình' tại Tích Lan

Photos: ft.lk

 

 

HÀN QUỐC: Nhà lãnh đạo Phật phái Jogye khẳng định sẽ tìm kiếm sự trao đổi liên-Triều thông qua việc cứu trợ Covid-19

Ngày 19-1-2021, Hòa thượng Wonhaeng, vị lãnh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - nói rằng năm nay ông sẽ cố gắng thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều bằng cách giúp Triều Tiên chống coronavirus mới.

“Chúng tôi sẽ đàm luận chặt chẽ với đối tác Triều Tiên về các dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa các cộng đồng Phật giáo của 2 miền Triều Tiên”, ông cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến. “ Tôi sẽ tìm cách thúc đẩy hòa bình và sự đồng thuận trên Bán đảo Triều Tiên.”

Là một phần trong các kế hoạch của mình, Tông phái Jogye sẽ hỗ trợ việc gởi hàng cứu trợ và hàng vệ sinh để ngăn chặn Covid-19 cho Bắc Hàn và khởi động một dự án chung nhằm trùng tu chùa chiền bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Tông phái Jogye cũng sẽ nỗ lực không nngừng để nối lại một số sự kiện Phật giáo quan trọng mà 2 miền Triều Tiên đã từng tổ chức hàng năm trong quá khứ . (Yonhap – January 19, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-008

Hòa thượng Wonhaeng, vị lãnh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - phát biểu về việc thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều trong năm nay

 

ẤN ĐỘ: Trường phái Nyingma tổ chức Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng

Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng hiện đang tổ chức Đại lễ cầu nguyện Monlam Chenmo thường niên tại chùa Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Đại lễ bắt đầu vào ngày 14 và sẽ kết thúc vào ngày 231-2021.

Tuân theo các hướng dẫn và hạn chế do Covid-19, sự kiện này chỉ có khoảng 100 nhà sư tham dự.

“Trước khi có đại dịch, có khoảng 10.000 nhà sư và tín đồ từng tham gia sự kiện này hàng năm. Nhưng do các hạn chế của Covid-19, năm nay số lượng người tham gia đã bị hạn chế . Những lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đã đánh dấu sự khởi đầu của Nyingma Monlam Chenmo Puja lần thứ 32 trong 9 ngày, ”cựu ủy viên của sự kiện cho biết.

Đại lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cho sự trường thọ của tất cả các vị tôn sư theo truyền thống, và cho sự tồn tại và truyền bá sâu rộng của Giáo Pháp trên toàn thế giới.

(Buddhistdoor Global – January 19, 2021)| 

 

TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-010TinTuc_PGTG_2021-01-3.pdf-009

 

Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng

Photos: dnaindia.com

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7064)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6262)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9380)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10363)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7559)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5981)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62595)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4343)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]