Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

07/09/201821:25(Xem: 6771)
Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

geshe_ngawangdhargyey
Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

Alexander Berzin, 1979
Trích đoạn được duyệt lại từ tác phẩm của
Dhargyey, Geshe Ngawang. (Berzin, Alexander, ed.). An Anthology of Well-Spoken Advice, vol. 1. Dharamsala: Library of Tibetan Works & Archives, 1982.
Lozang Ngodrub dịch; Võ Thư Ngân hiệu đính

https://studybuddhism.com/vi

 

Lời Mở Đầu

Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.

Chư Phật liên tục thị hiện Báo thân (Sambhogakaya, longs-sku, thể dạng của các thọ dụng thân) không ngừng nghỉ như thế nào thì việc thị hiện Hóa thân (Nirmanakaya) và thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ cũng xảy ra như thế. Khi mười hai công hạnh này không xảy ra trong một vũ trụ nào thì một vị Phật đang thực hiện chúng ở các vũ trụ khác.

Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ

(1) Đản sanh vào Nam Thiệm Bộ Châu từ cõi Trời Đâu Suất (dGa’- ldan, Phạn ngữ Tushita), sau khi đã nhường ngôi ở Đâu Suất cho vị Phật kế tiếp của thời kiếp này, tức Phật Di Lặc.

(2) Nhập thai trong tử cung của người mẹ

(3) Đản sanh

(4) Thiện xảo và thông thái các môn nghệ thuật

(5) Tận hưởng cuộc đời với hoàng hậu và đoàn tùy tùng của Bà

(6) Từ bỏ đời sống gia đình để trở thành người thoát tục (rab-tu byung-ba)

(7) Trải qua công phu khổ hạnh đầy khó khăn

(8) An tọa dưới cội bồ đề để đạt giác ngộ

(9) Điều phục ma vương (bdud, Phạn ngữ Mara)

(10) Hiển lộ thành tựu giác ngộ

(11) Chuyển Pháp luân

(12) Thị hiện sự giải thoát khỏi mọi nỗi khổ bằng cách nhập niết bàn (mya-ngan-las ‘ das-pa, Skt. nirvana)

Những Điều Dị Biệt

Trong tác phẩm Dòng Tâm Thức Miên Viễn Lâu Dài Nhất (The Furthest Everlasting Continuum, rGyud bla-ma, Phạn ngữ Uttaratantra), Đức Di Lặc đã liệt kê thêm một công hạnh giác ngộ:

  • Đản sanh ở Cõi Trời Đâu Suất trước khi đản sanh ở Nam Thiệm Bộ Châu.

Nếu như điều này được xem là công hạnh đầu tiên của mười hai công hạnh thì nhập thai trong tử cung của người mẹ và đản sanh sẽ được tính chung như một công hạnh. Một cách khác là mười ba công hạnh giác ngộ được xem như thuộc về dục giới, và mười hai công hạnh nêu ra ở trên thuộc về cõi người.

Trong các nguồn tài liệu khác, một công hạnh giác ngộ khác được nêu ra là:

  • Khiến cho mặt trời giáo pháp thiêng liêng của Ngài mọc trên thế gian sắp diệt tận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8061)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 15738)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4123)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 4825)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 6691)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5130)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
19/12/2012(Xem: 4989)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
01/12/2012(Xem: 12839)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
22/11/2012(Xem: 5466)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567