Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

07/09/201821:25(Xem: 6729)
Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

geshe_ngawangdhargyey
Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ Của Một Vị Phật

Alexander Berzin, 1979
Trích đoạn được duyệt lại từ tác phẩm của
Dhargyey, Geshe Ngawang. (Berzin, Alexander, ed.). An Anthology of Well-Spoken Advice, vol. 1. Dharamsala: Library of Tibetan Works & Archives, 1982.
Lozang Ngodrub dịch; Võ Thư Ngân hiệu đính

https://studybuddhism.com/vi

 

Lời Mở Đầu

Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.

Chư Phật liên tục thị hiện Báo thân (Sambhogakaya, longs-sku, thể dạng của các thọ dụng thân) không ngừng nghỉ như thế nào thì việc thị hiện Hóa thân (Nirmanakaya) và thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ cũng xảy ra như thế. Khi mười hai công hạnh này không xảy ra trong một vũ trụ nào thì một vị Phật đang thực hiện chúng ở các vũ trụ khác.

Mười Hai Công Hạnh Giác Ngộ

(1) Đản sanh vào Nam Thiệm Bộ Châu từ cõi Trời Đâu Suất (dGa’- ldan, Phạn ngữ Tushita), sau khi đã nhường ngôi ở Đâu Suất cho vị Phật kế tiếp của thời kiếp này, tức Phật Di Lặc.

(2) Nhập thai trong tử cung của người mẹ

(3) Đản sanh

(4) Thiện xảo và thông thái các môn nghệ thuật

(5) Tận hưởng cuộc đời với hoàng hậu và đoàn tùy tùng của Bà

(6) Từ bỏ đời sống gia đình để trở thành người thoát tục (rab-tu byung-ba)

(7) Trải qua công phu khổ hạnh đầy khó khăn

(8) An tọa dưới cội bồ đề để đạt giác ngộ

(9) Điều phục ma vương (bdud, Phạn ngữ Mara)

(10) Hiển lộ thành tựu giác ngộ

(11) Chuyển Pháp luân

(12) Thị hiện sự giải thoát khỏi mọi nỗi khổ bằng cách nhập niết bàn (mya-ngan-las ‘ das-pa, Skt. nirvana)

Những Điều Dị Biệt

Trong tác phẩm Dòng Tâm Thức Miên Viễn Lâu Dài Nhất (The Furthest Everlasting Continuum, rGyud bla-ma, Phạn ngữ Uttaratantra), Đức Di Lặc đã liệt kê thêm một công hạnh giác ngộ:

  • Đản sanh ở Cõi Trời Đâu Suất trước khi đản sanh ở Nam Thiệm Bộ Châu.

Nếu như điều này được xem là công hạnh đầu tiên của mười hai công hạnh thì nhập thai trong tử cung của người mẹ và đản sanh sẽ được tính chung như một công hạnh. Một cách khác là mười ba công hạnh giác ngộ được xem như thuộc về dục giới, và mười hai công hạnh nêu ra ở trên thuộc về cõi người.

Trong các nguồn tài liệu khác, một công hạnh giác ngộ khác được nêu ra là:

  • Khiến cho mặt trời giáo pháp thiêng liêng của Ngài mọc trên thế gian sắp diệt tận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2012(Xem: 6184)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 6276)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 15648)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 5695)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 6407)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 5599)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 6969)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 6403)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 9557)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 8896)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567