Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

09/06/201522:21(Xem: 14785)
Tuần 4
                                    TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                    (TUẦN THỨ 4 THÁNG 1, 2015)
 
                                            Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng tuần hành để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật

Ngày 22-1-2015, hàng nghìn tăng sĩ đã tuần hành trên đoạn đường dài 11 km từ Dungeshwari ở Jharkhand đến Bồ đề Đạo tràng ở Bihar để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật.

Chư tăng từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh  đã tham gia hành trình tâm linh này.

Cuộc tuần hành từ Dungeshwari, ngọn đồi nhỏ nơi Đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đã thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm. Sự kiện này đã kết thúc dưới cây Bồ đề linh thiêng tại Chùa Đại Giác Ngộ, với một điểm dừng chân ngắn ở Sujatagarh.

Tương truyền Đức Phật đã đạt giác ngộ tại Chùa Đại Giác Ngộ. Những lễ cầu nguyện đăc biệt đã được thực hiện dưới cây này.

Bhante Chalind, sư trưởng của Chùa Đại Giác Ngộ, nói, “Chúng tôi đang đi theo hành trình của sự giác ngộ. Trên cùng con đường này, Đức Phật đã thực hiện hành trình giác ngộ. Nhưng con đường từ Dungeshwari đến Bồ đề Đạo tràng cần được mở mang vì chư tăng gặp phải khó khăn trong việc đi trên đường này. Hành trình sẽ dễ dàng hơn nếu con đường được phát triển”.

(ANI – January 22, 2015)

blank

Đồi Dungeshwari ở bang Jharkhand. Ấn Độ, nơi xuất phát cuộc tuần hành tưởng niệm Đức Phật giác ngộ
Photo: Google

 

 

TÍCH LAN: Đức Giáo hoàng Francis viếng chùa Agrashravaka ở Colombo

Trong chuyến thăm Tích Lan từ ngày 12 đến 15-1-2015, Đức Giáo hoàng Francis đã có chuyến thăm ngắn đến chùa Agrashravaka ở Colombo vào sáng ngày 14-1, nơi ngài chứng kiến một nghi lễ quan trọng.

Sư trưởng Banagala Upatissa của chùa này, cũng là chủ tịch của Hội Đại Bồ đề - tổ chức Phật giáo nổi tiếng tại Colombo – đã mời Giáo hoàng Francis viếng chùa khi họ gặp gỡ tại một cuộc họp tôn giáo vào ngày 13-1.

Giáo hoàng Francis đã cởi giày trước khi ngài theo chư tăng vào chùa và đến chiêm bái tượng Đức Phật. Sau đó Giáo hoàng chứng kiến nghi lễ mở bình đựng xá lợi của 2 đại đệ tử của Đức Phật. Các di vật này được lưu giữ tại chùa Agrashravaka, nhưng thường chỉ được mở một lần mỗi năm. Sư trưởng Bangala Upatissa nói với báo AP rằng việc mời Giáo hoàng chứng kiến nghi lễ này “là sự tôn kính cao nhất mà chúng tôi có thể dành cho Đức Giáo hoàng”.

Chuyến thăm 20 phút này là lần thứ 2 trong lịch sử mà một vị Giáo hoàng đến một Phật tự. Lần viếng đầu tiên là khi Giáo hoàng John Paul II đến viếng một ngôi chùa ở Thái Lan vào năm 1984.

(Buddhist Door – January 22, 2015)

 blank

blank
Đức Giáo hoàng Francis viếng chùa Agrashravaka ở Colombo, Tích lan Photos: AP

 

 

NHẬT BẢN: Nhà lãnh đạo Phật giáo kêu gọi tăng nỗ lực để thoát khỏi thế giới đói nghèo và cấm vũ khí hạt nhân

Tokyo, Nhật Bản – Daisaku Ikeda, chủ tịch hiệp hội Phật giáo Soka Gakkai Quốc tế (SGI), đã đưa ra đề xuất hòa bình năm 2015 của ông, “Cam kết Chia sẻ vì một Tương lai Nhân đạo hơn: để Xóa bỏ Cảnh nghèo khổ khỏi Trái đất”.

Trong đề xuất này, lkeda hoan nghênh quy mô đầy tham vọng của các Mục tiêu Phát triển Bền vững(SDGs) được đề xuất của Liên Hiệp Quốc, vốn kêu gọi chấm dứt đói nghèo “trong tất cả mọi hình thức ở mọi nơi”. Trong năm thứ 70 kể từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, ông kêu gọi sự trở lại với tinh thần nền tảng của tổ chức này, cũng như đối với sự tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và xã hội dân sự.

Là triết gia Phật giáo, tác giả và người xây dựng hòa bình, chủ tịch Daisaku Ikeda của tổ chức cư sĩ Phật giáo SGI đã đề ra một đề xuất hòa bình hàng năm (kể từ năm 1983) với những phương cách hướng đến việc giải quyết những thách thức toàn cầu.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày thành lập SGI tại Guam (26-1-1975). Hiện nay SGI kết nối hơn 12 triệu người tại 192  nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới tu tập theo Phật giáo Nichiren và đóng góp cho các cộng đồng của họ. Các hoạt động của SGI nhằm thúc đẩy hòa bình, văn hóa và giáo dục là một phần của truyền thống lâu đời này của chủ nghĩa nhân văn Phật giáo.

(CNW – January 26, 2015)

 

 

ĐÀI LOAN: Phật Quang Sơn lập trường đại học miễn phí tại Philippines

Tổ chức từ thiện Phật giáo Phật Quang Sơn có trụ sở tại Đài Loan đã thiết lạp một trường đại học miễn phí tại Philippines. Vừa khai trương vào năm ngoái, trường đại học mới này hiện đang dạy 2 khóa học là Nghiên cứu Phật giáo và Nghệ thuật Biểu diễn. Có 39 sinh viên đăng ký vào niên khóa 2014-2015, tất cả đều được cấp tài trợ để trang trải chi phí ăn ở và các nhu cầu khác.

Trường này cuối cùng sẽ tọa lạc tại thành phố Tagaytay, nhưng hiện nay công trình xây dựng này vẫn chưa hoàn thành. Trong khi chờ đợi, các lớp học đang được tổ chức tại chùa Phật Quang Sơn Mabuhay ở Manila, cũng là nơi các sinh viên đang được cho ở trọ. Chùa Mabuhay là một trong 5 chùa của phái Phật Quang Sơn tại Phiippines, vốn tu tập theo lời dạy của Phật giáo nhân văn được truyền giảng bởi Hòa thượng Hsing Yun, người sáng lập giáo phái này.

Trường mới tại Philippines nói trên là trường đại học thứ 5 được tổ chức Phật Quang Sơn thành lập, sau các trường Đại học Phật Quang và Đại học Nam Hoa ở Đài Loan, Đại học Tây Phương tại Hoa Kỳ, và Học viện Nam Thiên ở Úc Đại Lợi.

(Buddhist Door – January 26, 2015)

 

 blank

Trường Đại học Phật Quang, Philippines

blank

Hòa thượng Hsing Yun, người sáng lập Phật Quang Sơn
Photos: Buddhist Door

 

 

ĐỨC: Bản giao hưởng Tìm Đức Phật sẽ ra mắt tại Cologne

Nhà soạn nhạc Sandesh Shandilya, người từng sáng tác nhạc cho 27 phim Ấn Độ, đã sáng tác và đồng sản xuất một bản giao hưởng âm nhạc thế giới mang tên Tìm Đức Phật. Tác phẩm này sẽ ra mắt tại thành phố Cologne, Đức, vào ngày 7-2-2015, và ngày hôm sau sẽ là buổi trình diễn tại Bielefeld, một thành phố khác của Đức.

Sau đó bản giao hưởng Tìm Đức Phật sẽ được trình diễn tại Luân Đôn, là lần ra mắt ở Vương quốc Anh. “Chúng tôi dự định mang nó đi khắp thế giới và khắp Ấn Độ nữa”, Sandesh Shandilya nói.

Nhà soạn nhạc thừa nhận rằng mình luôn luôn muốn sáng tác nhạc với một thông điệp hòa bình. Đức Phật đã trở thành biểu tượng này sau khi Sandesh Shandilya theo học một khóa thiền định Minh Sát Tuệ, vốn giúp anh tìm thấy bản tâm.

Bản giao hưởng Tìm Đức Phật sẽ được thể hiện bởi 60 nhạc sĩ đến từ Đức, Hungary, Anh, Nhật, Trung Đông, Nam Phi và Ấn Độ, 40 thành viên của Giàn nhạc Giao hưởng WDR Funkhaus và Ban Hợp xướng Đài Phát thanhWDR và 5 nhạc sĩ độc tấu.

(Pune Mirror – January 28, 2015)

blank

Nhà soạn nhạc Sandesh Shandilya, tác giả của bản giao hưởng âm nhạc thế giới Tìm Đức Phật
Photo: R. Bhattacharya

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2022(Xem: 3203)
Ở giai đoạn đầu cuộc đối thoại giữa đạo Phật và Cộng sản, hình như không thể đội trời chung, bất cộng đới thiên. Những người hy vọng về cùng sống hòa bình, đã suy đoán về những điểm tương đồng giữa Chủ nghĩa Cộng sản và đạo Phật: Người Phật tử và người Cộng sản đều không tin vào một đấng Thần linh sáng tạo thế giới vũ trụ muôn loài, và cả đạo Phật và Chủ nghĩa Cộng sản đều dựa trên tầm nhìn phổ quát của Chủ nghĩa Bình đẳng. Thậm chí trên thực tế Tăng đoàn Phật giáo (Sangha, 僧伽) còn được so sánh với một Xã hội Cộng sản.
22/03/2022(Xem: 2766)
Bìa cuốn sách: "100 Hành động Tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng". Ngày 01 tháng 07 vừa qua, lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này, tác động dư luận quốc tế. "Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển Trung Quốc", ông Tập phát biểu trong video được truyền thông Trung Quốc phát trực tiếp. Ông tự ca ngợi về sự phát triển vượt bậc và hiện đại hóa của Trung Hoa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được 100 năm.
22/03/2022(Xem: 2685)
i người bảo bạn hãy "Giữ bình tĩnh", không ai nói cho bạn biết cách làm. Những cuốn sách về thế giới của nhà văn Terry Pratchett, tác giả của loạt tiểu thuyết giả tưởng Discworld nổi tiếng, đang trở thành một bộ phim truyền hình, một trong những nhân vật kể chuyện cho người khác nghe: "Bạn có thể trực tiếp sống trong thời đại thú vị." (May you live in interesting times) Đây là một lời nguyền. Đây cũng là một cách nói, "Tôi chỉ ước những điều tồi tệ đến với bạn" (wish only bad things for you). Chúng ta đang sống trong những thời đại thú vị. Nhưng chúng ta lại bẵng đi với thời gian. Chúng ta đang sống trong sự khác biệt bởi thử thách, sống tách biệt về thể chất và kiên nhẫn chờ đợi.
20/03/2022(Xem: 2999)
Hiệp hội Sinh viên Phật tử mới được thành lập trong khuôn viên Đại học Harvard, nơi họ gọi là ngôi nhà: Harvard Maarga. Cư sĩ Zhan Zhou và Cư sĩ Suneragiri Liyanage, đồng Chủ tịch Harvard Maarga, dẫn đầu phụ trách khôi phục không gian Phật giáo trong khuôn viên Đại học Harvard bắt đầu tư tháng 10 năm 2021. Tổ chức Hiệp hội Sinh viên Phật tử này đã nhận được sự công nhận từ Hội đồng Quản trị Đại học Harvard vào tháng 02 vừa qua. Cư sĩ Zhan Zhou cho biết, anh lớn lên trong một gia đình Phật giáo và đang muốn gắn bó lý tưởng phụng sự của đạo mình tại Đại học Harvard, nhưng không tìm thấy đoàn thể nào như thế trong ba năm đầu tiên ở Đại học danh tiếng này.
20/03/2022(Xem: 3004)
Vừa qua, công ty về giấc ngủ Mornings.co.uk đã tiến hành một cuộc nghiên cứu những địa điểm lý tưởng nhất trên thế giới để ngắm bình minh và hoàng hôn. Được biết, công ty này đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu từ Tripadvisor vào tháng 11 năm 2021 bằng cách tìm kiếm với từ khóa “bình minh”, “hoàng hôn” và lựa chọn những địa điểm có lượt tìm kiếm cao nhất. Kết quả, Mornings.co.uk xác định rằng nơi lý tưởng nhất để ngắm bình minh là Thánh địa Phật giáo Angkor Wat – Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Vương quốc Campuchia, tiếp theo là miệng núi lửa Haleakala của Hawaii và ở vị trí thứ 3 là Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ. Indonesia đóng góp khá nhiều vào danh sách này với Thánh địa Phật giáo Borobudur, ở vị trí thứ 4, núi Batur ở vị trí thứ 8 và núi Cadillac ở vị trí thứ 10.
19/03/2022(Xem: 17693)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
19/03/2022(Xem: 2683)
Phần lớn mọi người biết câu chuyện Facebook được tạo ra từ phòng ký túc xá của Mark Zuckerberg, nhưng bài học rút ra không nằm ở đó. Trong một chương trình Podcast gần đây của kỹ sư tin học Lex Fridman (Học viện Công nghệ Massachusetts), Zuckerberg cho biết anh có khả năng thành lập Facebook năm 2004 không phải nhờ bỏ học hay từ bỏ các mối quan tâm khác. Mà đó là do các mối quan hệ cá nhân anh tạo ra khi còn đi học. "Bạn sẽ giao lưu với ai", Zuckerberg nói, "là quyết định quan trọng nhất" mà một sinh viên có thể đưa ra khi học đại học. "Bạn sẽ trở thành người giống như những người xung quanh bạn", anh giải thích, "Tôi cho rằng có lẽ nhìn chung, mọi người quá tập trung vào mục tiêu mà không đầu tư đủ cho sự kết nối và những người họ đang gây dựng mối quan hệ".
19/03/2022(Xem: 2357)
Năm nay giữa âm lịch và dương lịch có sự hòa hợp khá lý thú, ngày Hạnh phúc Quốc Tế hằng năm 20/3 lại đến trước ngày vía Quan Âm một ngày (19/2 âm lịch nhằm ngày 21/3). Theo thiển ý người viết cả hai đều cùng chung một ý nghĩa” ban vui cứu khổ hoặc chia sẻ niềm yêu thương đến người”. Hẵng ai trong chúng ta đều nghĩ thầm ...dù quan niệm hạnh phúc như thế nào, bản năng của con người đều cần đến tình thương để phát triển và hoàn thiện . Kinh sách và tâm lý học đều cho rằng ... chính con người là chủ nhân của Họa, Phúc cũng như bất hạnh hay an vui cũng do chính mình tạo lấy. Hơn thế nữa, trong tình thương giữa con người và con người đều xen kẽ tình thương vị kỷ và tình thương vị tha thì phải chăng Hạnh Phúc Chân Thường chỉ đến khi tình thương vị tha có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách của vị kỷ?.
19/03/2022(Xem: 3756)
Khi tôi được mời phỏng vấn Ajahn Brahm trong thời gian Thầy viếng thăm Hong Kong mới đây, tôi hết sức vui mừng trước viễn cảnh được gặp lại Thầy. Cô bạn Cathy và tôi đến hành lang khách sạn của Thầy trước 15 phút, nhưng Thầy đã sẵn sàng chờ đón chúng tôi với nét mặt rạng rỡ trong chiếc y màu vàng đất và nụ cười tỏa sáng. Thầy làm tôi nhớ đến hình ảnh Đức Phật Cười (The Laughing Buddha = Phật Di Lặc ) vì Thầy có nụ cười tươi mát an bình và có cách diễn đạt tuyệt vời khiến cho những khái niệm khó khăn trở nên dễ hiểu; và Thầy luôn luôn có một câu chuyện để kể cho người nghe.
19/03/2022(Xem: 2468)
Cách đây vài ngày chúng tôi vừa nhận được một tin buồn từ Văn Phòng của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới ở Đài Loan gửi, báo tin rằng Trưởng Lão Hòa Thượng Liễu Trung đã viên tịch vào ngày 9.3.2022 ở tuổi 91. Ngài là Chủ Tịch của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới. Chúng tôi đã gặp Ngài lần đầu tiên vào năm 1991, trong lúc tổ chức Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tại Hannover, Đức Quốc. Giáo Hội chúng tôi đã tổ chức Đại Hội nầy và chúng tôi rất vinh dự đón tiếp Ngài cũng như gặp Trưởng Lão Hòa Thượng Ngộ Minh cùng chư Tôn Đức khác trên thế giới. Hơn 30 năm cho đến ngày nay, tôi thường gặp Ngài rất nhiều lần và nhiều nơi tại các nước như: Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan và ngay cả nhiều nước khác tại Á Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]