Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 2: Tôn giáo ở Ấn Độ

05/01/201202:25(Xem: 5689)
Tiết 2: Tôn giáo ở Ấn Độ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC

TIẾT II: TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Nhìn xuyên suốt dòng lịch sử của đất nước Ấn Độ, người ta nhận thấy Ấn Độ là nơi phát xuất tổ chức mọi mô hình tôn giáo của thế giới. Cũng giống như Hy Lạp nơi mà từ thời xa xưa cho đến thời cận kim, luôn phát sinh những tư tưởng triết học trọng yếu trong nền triết học tây phương. Cũng thế, những tôn giáo và tư tưởng triết học của Ấn Độ từ trước giờ vẫn bảo trì tính cách “nhất thể”, và chưa bao giờ tách khỏi mối quan hệ nhất thể để tiến tới. Nền triết học tây phương phát sinh từ Hy Lạp và đạo Cơ Đốc phát sinh từ Do Thái, từ thời cổ đại hai ảnh hưởng trên thường xung đột nhau cho mãi đến thời trung cổ cả hai mới chịu điều hòa để rồi vào thời cận đại lại phân ly; điều này hoàn toàn khác với nền triết học và tôn giáo của Ấn Độ. (Phần tự luận của “Ấn Độ Triết Học và Tôn giáo Sử” do Cao Nam Thuận - người Thái Lan và Mộc Thôn Thái Hiền người Nhật bản cùng hiệp soạn).

- Tứ Vệ Đà.

Ấn Độ không những là nước đa sắc tộc, mà còn là một nước đa tôn giáo. Nếu lấy tôn giáo của người Aryan làm chính thống, thì Vệ Đà là nhất quán cả về tôn giáo lẫn tư tưởng. Bà La Môn giáo mà trong kinh Phật thường đề cập đến ngày nay gọi là Ấn Độ giáo, cả hai đều từ Vệ Đà mà ra cả.

Đại cương về nội dung tứ Vệ Đà:

1. Lê Cu Vệ Đà: gồm một nghìn không trăm mười bảy bài Thánh ca dài ngắn khác nhau, được dùng trong việc tế tự, chỉ chừng một một phần mười là có liên hệ đến thế tục, chín phần còn lại là liên hệ đến tôn giáo; trọng yếu nhất là bài “Lễ Kính Thái Dương Thần Ca”, bài Thánh ca này được các tăng lữ Bà La Môn sáng chiều đọc tụng trong các lễ cầu nguyện. Thời đại thành lập nội dung Lê Cu Vệ Đà là bất nhất. Chậm lắm nó cũng được biên tập trước công nguyên một nghìn năm. Đây là bộ Vệ Đà duy nhất được dùng làm tư liệu để khảo sát về trạng thái tối cổ của giống người Aryan.

2. Sa Ma Vệ Đà: gồm một nghìn năm trăm bốn mươi chín bài Thánh ca được các tăng lữ Bà La Môn xương lên trong lễ “tửu tế”.

3. Dạ Nhu Vệ Đà: về đại thể thì Dạ Nhu Vệ Đà tương đồng với Sa Ma Vệ Đà, ấy là dạy cách thực hành tế lễ phải như thế nào, nhưng bất đồng ở chỗ là trong đại bộ phận của Lê Cu Vệ Đà thì Dạ Nhu Vệ Đà chưa xuất hiện lời tế thần sáng tạo độc nhất và duy nhất.

4. A Thát Bà Vệ Đà: về nội dung chia làm hai mươi quyển, gồm bảy trăm ba mươi mốt bài Thánh ca. A Thát Bà Vệ Đà nói về mối quan hệ giữa người Aryan với cư dân gốc tại bản địa Ấn Độ sau khi hai bên có sự tiếp xúc qua lại và chịu sự hấp thụ nhiều yếu tố tín ngưỡng của nhau mà hình thành; do đó A Thát Bà Vệ Đà phần nhiều là thần chú và phép khống chế quỉ thần. Chỉ một số ít bài thơ được dùng để ca tụng Thượng đế; vì vậy A Thát Bà Vệ Đà phần lớn mang sắc thái mê tín.

- Bốn giai cấp: Ba đại cương lĩnh của Bà La Môn giáo. Một là chủ nghĩa thiên khải Vệ Đà, hai là chủ nghĩa vạn năng tế tự, ba là chủ nghĩa Bà La Môn chí thượng.

Ba thứ chủ nghĩa trên được coi là nét đặc sắc của thần giáo.

Vệ Đà là do sự khải thị của Phạm thiên thượng đế, vì vậy nên Thành thánh là vô tượng; cứ theo chỉ đạo của Vệ Đà mà thực hành tế tự thì không có gì là “bất năng” cả. Khi tế tự thì cần phải đến tăng lữ Bà La Môn, vì thế nên Bà La Môn là giai cấp chí thượng.

Thực thì chế độ giai cấp chỉ xuất hiện khi tộc người Aryan đã xâm nhập Ấn Độ, và do thi ca Vệ Đà cứ tăng dần nên nghi thức tế tự cũng theo đó tăng lên mới sản sinh ra chức Tư tế chuyên lo việc tế tự. Tư tế có quyền lợi của tư tế cho nên phải bảo vệ lợi ích của giới tính. Từ đó đưa đến chủ trương tế tự phải thế tập (cha truyền con nối), hoặc người cùng giai cấp mới được kế thừa. Nhân đó, giai cấp Tế tự cậy vào quyền uy của Thần thánh mà đề ra bốn giai cấp.

1. Giai cấp Bà La Môn:

Tôn giáo sư thuộc giai cấp Tế ti, giai cấp Tế ti trải qua nhiều đời, con cháu họ càng lúc càng đông nhân đấy mới hình thành một đại chủng tánh. Người của chủng tánh này một khi được sinh ra là liền trở thành tăng lữ. Lúc tuổi già vào rừng sống và sinh hoạt như người xuất gia (giai cấp Bà La Môn tự chia đời con người làm bốn giai đoạn, một là giai đoạn nhi đồng giáo dưỡng kỳ, hai là giai đoạn kết hôn và sinh hoạt gia đình, ba là giai đoạn vào rừng sinh sống, và bốn là giai đoạn trốn đời ẩn tu).

2. Giai cấp Sát Đế Lợi:

Là giai cấp vương giả thuộc tộc người võ sĩ. Đây là giai cấp thống trị về mặt đối nội. Và khống chế về mặt đối ngoại. Nhân đấy mà xuất hiện giai cấp “Võ nhân chủng tánh”. Đây là giai cấp lấy võ nghệ làm thế tập mà hình thành nên chức vụ chuyên về chiến sĩ. Chủng tánh võ nhân phải nhờ đến sự tế tự của giai cấp Bà La Môn để được Thần hộ, vì vậy, họ ở vào giai cấp thứ hai.

3. Giái cấp Phệ Xá:

Ngoài các Tế ti và Võ sĩ, người Aryan còn có hạng người theo đuổi các nghề như: thương mại, nông nghiệp và công nghệ, từ đó hình thành nên giai cấp thứ ba Phệ Xá.

4. Giai cấp Thủ Đà La:

Đây là giống người Đạt La Duy Gia (Dravidian); tộc người này xâm nhập Ấn Độ từ rất sớm và họ là tộc người đầu tiên bị chinh phục bởi tộc người Aryan, và họ bị biến thành giai cấp nô lệ tiện dân.

Trong bốn giai cấp trên, chỉ có ba giai cấp là Bà La Môn, Sát Đế Lợi và Phệ Xá là được tụng niệm Vệ Đà, được quyền tế tự. Sau khi chết cả ba giai cấp này sẽ được tái sinh lại cõi nhân thế. Do đó, cả ba được gọi là “tái sinh tộc”; còn chủng tộc Thủ Đà La do không phải là giống người Aryan, nên họ không những không được quyền tụng niệm Vệ Đà và tế tự, mà họ cũng không có hy vọng được tái sinh trở lại ở đời sau. Do đó, giai cấp Thủ Đà La còn gọi là “nhất sinh tộc” (tộc người chỉ được sinh một lần). Khi tộc người Bà La Môn chết thì chỉ cần bái Thần, tụng kinh là liền được trở về với Phạm thiên - tức bản thể vũ trụ, và gọi là “đốn ngộ pháp”. Trong khi tộc người Sát Đế Lợi và Phệ Xá thì ngoài việc tế tự và tụng kinh, họ cần phải khổ luyện tu thiền mới được sinh về với Phạm Thiên (sau khi chết) và gọi đó là “tiệm chứng pháp”.

- Tín ngưỡng Thần.

Không cần phải nói, ai cũng biết tín ngưỡng thần của người Aryan đều căn cứ vào kinh Vệ Đà. Lê Câu Vệ Đà chia vũ trụ thành ba giới là: thiên - không - địa, mỗi giới có mười một vị thần, cộng có ba mươi ba thần. Kỳ thực, những thần được cúng tế là rất nhiều, nhìn giống như đa thần giáo. Nhưng thường thì họ chỉ nhắm vào vị thần chủ yếu để tán tụng, và luôn luôn dùng những câu chữ rốt ráo nhất để hình dung; cho nên vị Thần chủ yếu không nhất thiết là vị nào, mà tùy vào địa vị của Thần được nhắm đến. Đây là lý do khiến có người gọi Bà La Môn giáo là “Giáo hoán Thần giáo” (Kathentheism), bằng như dựa vào trạng thái chủ quan của người tin, thì hiển nhiên tín ngưỡng của người Aryan là nhất thần giáo, và tôn giáo của họ được coi là “đơn nhất thần giáo” (Henotheism) tức tôn giáo chỉ sùng bái một vị thần trong số những vị thần.

Trên bình diện thông thường, người Aryan cùng bái năm sức mạnh thiên nhiên mang tính Thần cách, đó là Thái dương thần, Thiên thần, vũ Thần, Không khí thần và Hỏa thần. Đặc biệt người Aryan rất sùng kính thần Ba Thê Na (Yaruna), và thần lôi vũ là Nhân Đà La (Indra). Do vì họ đặc biệt sùng kính thần Indra, nên người ta lấy tên vị thần này đạt tên nước là Ấn Độ - India, Indian.

Thần của Vệ Đà trước tiên là Thiên thần, Không thần rồi dần dà tiến đến Địa thần. Nguyên Thỉ của thần trong Vệ Đà là thần Đặt Vưu Tư (Dyaus), thần Dyaus trong Vệ Đà vời thần Zeus của Hy Lạp và thần Jupiter của La mã có cùng ngữ căn dyu - Phất quang mà thành tên thần. Nghĩa là do sáng tỏ quang minh mà hóa thành Thần. Thần Yaruna xuất hiện sớm hơn thần Indra, thần Indra là sức mạnh của không giới, trong khi thần A Kỳ Ni (Agni) là vị thần chủ yếu của Địa giới.

Bất luận là gì, tuy thần trong Vệ Đà có nhiều nhưng mỗi khi lễ bái các Thần điều chắc chắn là họ không thể quên vị Thần chủ tể của vũ trụ. Sở dĩ vậy, nên trong Lê Câu Vệ Đà nói: “tuy nhiên, người đời có gọi vị thần của họ là Indra, Mật Tư La (Mỉta là thần biểu trưng ân huệ của thái dương) hay thần Varuna đi nữa. Kỳ thực cũng chỉ có một thần, chẳng qua là do các thi nhân dùng nhiều danh xưng khác nhau để gọi đó thôi”. (tư liệu vừa nêu được trích từ cuốn Ấn Độ Triết Học Tôn Giáo Sử, do Cao Nam Thuận - người Thái Lan và Mộc Thôn Thái Hiền - người Nhật Bản cùng trước tác, và Ấn Độ Thông Sử của Chu Tường Quang).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2022(Xem: 2604)
Các phương tiện truyền thông đưa tin, các cuộc đàm phán giữa tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan với Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) thuộc sở hữu của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và công ty con Metallurgical Corp của Trung Quốc được niêm yết công khai và đang tiến hành về việc tái hoạt động khai thác tại dự án đồng Mes Aynak Logar. Theo dự kiến, một phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thủ đô Kabul vào cuối tháng này, theo lời mời của tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan, để thảo luận về dự án khai thác, dựa trên một thỏa thuận đã ký với chính phủ, được phương Tây haaujc thuẫn trước đây của Afghanistan vào năm 2007.
17/03/2022(Xem: 2799)
Vào trưa ngày 14 tháng 03 vừa qua, Tổng hội Quốc tế Phật Quang Sơn, trụ sở tại Đài Loan đã khẩn cấp chuyển đến New Zealand 10.000 bộ Kit test nhanh Covid-19. Dưới sự chỉ đạo của Pháp sư Mãn Tín, Trụ trì Phật Quang Sơn New Zealand và các tình nguyện viên bốc dỡ, chia phần đóng gói ngay lập tức. Lực lượng cảnh sát địa phương đến rất nhanh, Cảnh sát trưởng Manukau East, Scott Gemmell, Phó Chánh Thanh tra Colin Higson, Thượng sĩ Anson Lin Senior Sergeant, Senior Constable Matt Green, School Community Constable Ian Willetts. Đặc biệt, ngày 14 và ngày 15, Pháp sư Mãn Tín và các tình nguyện viên trợ giúp xét nghiệm nhanh kháng nguyên covid-19 tại khuôn viên trường học.
17/03/2022(Xem: 2473)
Islamabad: Hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Phật giáo Quốc tế, sự kiện với thời gian 02 ngày được tổ chức tại Pakistan với chủ đề "Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến trúc", đã hé lộ tiềm năng du lịch tâm linh tại Pakistan trong việc thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các tôn giáo. Giám đốc điều hành Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC), Aftab-ur-Rehman Rana đã chủ trì phiên hội thảo với chủ đề "Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan" tại Hội thảo kéo dài hai ngày.
17/03/2022(Xem: 2554)
Bộ Tôn giáo Indonesia và Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử tổ chức Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022. Nữ cư sĩ Phật tử S Hartati Murdaya, Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Indonesia (Walubi) cho biết, Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022 dành cho Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử thuộc Bộ Tôn giáo Chính phủ Cộng hòa Indonesia, là một động lực để tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các Phật tử. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, tại Jakarta, Chủ tịch Walubi phát biểu rằng: "Tôi hy vọng hoạt động này là động lực để tất cả các thành phần cùng làm việc vì sự tiến bộ của Phật tử Indonesia".
16/03/2022(Xem: 2632)
Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng, Right livelihood, 正命), một trong chi phần của Bát Chánh đạo (Eight Noble Paths, 八正道), là những con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát và an lạc mà Đức Phật đã dạy. Nhưng điều này rất có ý nghĩa với nhân dân Vương quốc Nepal và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển Nghề nghiệp chân chính? Những biến đổi đang diễn ra bên trong và xung quanh chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để soạn thảo một Hiến pháp mới và tác động lực của các quốc gia láng giềng trong việc hướng đến những cải cách kinh tế lớn hơn có thể làm cải thiện xã hội Nepal theo những cách thức chưa từng có và xác định lại Nghề nghiệp chân chính trong công chúng như thế nào.
16/03/2022(Xem: 2541)
Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan (Ministry of Federal Education and Professional Training) đã cho biết rằng Phật giáo và Hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được đưa vào Chương trình giảng dạy nghiên cứu của quốc gia, Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC). Năm tôn giáo khác cũng sẽ được đưa vào: Baha’i, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kalash và đạo Sikh. Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan cũng đã thông báo rằng chuyên gia về các tôn giáo này sẽ được tìm kiếm để hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình giảng dạy.
15/03/2022(Xem: 2695)
Gần đây do ca nhiễm coronavius tăng nhanh, tôi đã kiểm tra qua Máy sàng lọc nhiều tầng phòng thí nghiệm. Khai báo y tế bằng mã QR-code. Hướng dẫn mã QR đã được giải thích ngắn gọn, nhưng tôi có thể tiếp tục mà không gặp nhiều khó khăn. Nhìn xung quanh, những người cao tuổi và cư dân nước ngoài thường nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên y tế. Truy cập kỹ thuật số rất hiệu quả trong cách sử dụng mã QR, nhưng vẫn còn khó khăn đối với một số người.
14/03/2022(Xem: 2503)
Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập trang web BuddhaZine đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, từ giã trần gian vào ngày 03 tháng 03 năm 2019. Hưởng dương 38 xuân, lễ tang và an táng tại quê nhà, làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia. Cư sĩ Sutar Soemitro đã cống hiến cho các dịch vụ truyền thông, trong công việc truyền bá giáo lý Phật đà, góp phần phục hưng và phát triển Phật giáo tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập mạng lưới phương tiện truyền thông báo chí Phật giáo trực tuyến, gia đình, trang web BuddhaZine và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp tưởng niệm cố Cư sĩ Sutar Soemitro.
13/03/2022(Xem: 24013)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
12/03/2022(Xem: 2558)
"Sách văn hóa Thánh bảo Quốc gia Phật giáo Hàn Quốc" một danh mục toàn diện, giới thiệu tất cả các hiện vật lịch sử văn hóa Phật giáo, đã được chỉ định là Thánh bảo Quốc gia Phật giáo, đã được phát hành, theo Tổng hội Phật giáo Hàn Quốc. Tác phẩm được viết cả tiếng Hàn và Anh ngữ, cuốn sách cung cấp những lời chú thích về các đặc điểm chính của mỗi kho báu và đặt chúng vào bối cảnh bề dày lịch sử bởi sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]