Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng

18/03/202210:38(Xem: 2600)
Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng




Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng

(Afghanistan’s Mes Aynak Archaeological Site Threatened as Mining Talks Resume)

 

Các phương tiện truyền thông đưa tin, các cuộc đàm phán giữa tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan với Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) thuộc sở hữu của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và công ty con Metallurgical Corp của Trung Quốc được niêm yết công khai và đang tiến hành về việc tái hoạt động khai thác tại dự án đồng Mes Aynak Logar. Theo dự kiến, một phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thủ đô Kabul vào cuối tháng này, theo lời mời của tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan, để thảo luận về dự án khai thác, dựa trên một thỏa thuận đã ký với chính phủ, được phương Tây haaujc thuẫn trước đây của Afghanistan vào năm 2007.

 

Người phát ngôn của Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan, ông Esmatullah Borhan cho biết, họ sẽ có mặt tại thủ đô Kabul vào tháng 03 và sẽ thảo luận vấn đề này với Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan. (Tolo News)

 

Dự án đồng Mes Aynak Logar nằm trong một khu vực cằn cỗi của tỉnh Logar, miền Đông Afghanistan, cách thủ đô Kabul khoảng 40 km. Theo Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan, địa điểm khai thác mõ này là nơi có trữ lượng đồng lớn thứ hai thế giới, được báo cáo là đại diện cho trữ lượng ước tính khoảng 5,5 triệu tấn quặng đồng cao cấp (Mes Aynak có nghĩa là "nguồn đồng nhỏ" trong tiếng Pashton).

 

Tuy nhiên, địa điểm khai thác cũng là nơi diễn ra một trong những cuộc khai quật khảo cổ học quan trọng nhất thế giới: khu định cư Phật giáo cổ đại Mes Aynak, từng là một thành phố phồn hoa trên mạng lưới Con đường Tơ lụa huyền thoại, gồm các tuyến đường thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, văn hóa và truyền thống tâm linh qua thế giới cổ đại.

 

Kho tàng lịch sử Phật giáo cổ đại đáng quan tâm này, mà nhà khảo cổ học người Pháp Philippe Marquis nói: "Đây là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo Con đường Tơ lụa", (The Sydney Morning Herald) bao gồm hơn 400 pho tượng Phật, các Bảo tháp và một quần thể cơ sở tự viện Phật giáo cổ đại rộng 40 hectare, cùng với các pháo đài và một tòa thành trải rộng trên 19 địa điểm khảo cổ riêng biệt".

 

Năm 2007, người lãnh đạo chính phủ thời đó là cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã ký kết hợp đồng cho thuê khai thác trong 30 năm cho Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) với giá 03 tỷ USD, là liên doanh đầu tư nước ngoài và kinh doanh tư nhân lớn thứ nhất ở Afghanistan của bất kỳ quốc gia nào. Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đã lên kế hoạch khai thác trữ lượng đồng trị giá hơn 100 tỷ USD, nằm ngay bên dưới thành phố cổ kính, tuy nhiên vào thời điểm đó có nhiều yếu tố khác nhau - trong đó có sự sụt giảm giá đồng trên thị trường và tình hình an ninh xấu đi - dẫn đến sự chậm trễ lặp đi lặp lại của việc khai thác (dự kiến ban đầu vào tháng 01 năm 2013), có nghĩa là sẽ phá hủy hoàn toàn địa điểm khảo cổ Thánh địa Phật giáo cổ đại.

 

Vào năm ngoái, sau khi các lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh rút lui Afghnistan, sự tồn tại của Di sản văn hóa Phật giáo cổ đại và không thể thay thế của Afghanistan một lần nữa bị treo ở thế cân bằng. Trong khi đó, hàng chục công ty khai thác quặng mỏ của Trung Quốc được cho là đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ký kết các thỏa thuận cho một loạt các cơ hội khai thác tài nguyên trên khắp đất nước Afghanistan.

 

Sự háo hức của chính phủ lâm thời Taliban trong việc thiết lập quan hệ kinh tế với những người khổng lồ công nghiệp của Trung Quốc và lịch sử không khoan dung, nó đã hủy hoại văn hóa bản xứ đã không tạo được niềm tin.

 


Afghanistan (7)Afghanistan (6)Afghanistan (5)Afghanistan (4)Afghanistan (3)Afghanistan (2)Afghanistan (1)



Từ những thập niêm 1996-2001, lực lượng phiến quân Taliban đã tấn công và cướp phá các Viện Bảo tàng và Thư viện, đồng thời cấm hầu hế các hình thức biểu đạt nghệ thuật văn hóa. Năm 2001, phiến quân Taliban đã phá hủy hai pho tượng Phật khổng lồ nổi tiếng thế giới, được tạo tác từ thế kỷ thứ 6 tại Bamiyan, cùng nhiều pho tượng Phật và hiện vật tại Bảo tàng Quốc gia ờ thủ đô Kabul. Trong 20 năm chiến tranh và hỗn loạn vừa qua, vô số tài sản văn hóa Phật giáo đã bị phá hủy hoặc di dời khỏi đất nước và nhiều nhà lãnh đạo văn hóa lo ngại rằng nhiều di tích không thể thay thế trong quá khứ xa xưa của địa điểm khảo cổ học có thể bị mất.

 

Trong khi đó, các quan chức địa phương tỉnh Lgar nói rằng, công tác chuẩn bị đã được thực hiện để tái khởi động dự án đồng Mes Aynak Logar. Ông Rafiullah Samim, Giám đốc Sở thông tin và văn hóa tỉnh Logar cho biết: " Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đang liên hệ với các quan chức Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan và họ đã sẵn sàng trong công việc. Có một số vấn đề đang được thảo luận và những vấn đề này sẽ được giải quyết". (Tolo News)

 

Bi kịch của cuộc đụng độ giữa các nền văn minh Phật giáo cổ đại này, đã làm nổi bật trong chi tiết thảm cảnh trong bộ phim tài liệu Saving Mes Aynak là một bộ phim tài liệu độc lập năm 2014, được đạo diễn, sản xuất, quay và biên tập bởi Brent E. Huffman. Phim được sản xuất bởi Kartemquin Films, nhà tài liệu nổi tiếng có trụ sở tại Chicago, cùng với nhà sản xuất Zak Piper, tập trung vào cuộc chạy đua đáng quan tâm với thười gian của nhà khảo cổ học người Afghnistan Qadir Temori để cứu địa điểm khảo cổ 5.000 tuổi gần biên giới Pakistan, cho đến này mới chỉ được khai quật một phần. Một số chuyên gia tin rằng, những khám phá trong tương lai tại địa điểm này có tiềm năng xác định lại lịch sử của Afghanistan và thậm chí chính là lịch sử thời vàng son Phật giáo cổ đại.  

 

Bên cạnh những di tích đáng quan tâm và một khu vực định cư Phật giáo cổ đại từ thời đế quốc Đế quốc Kushan tức Đế quốc Quý Sương (khoảng thế kỷ thứ 1 đến 3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á, nơi có nền văn minh Phật giáo cổ đại Gandhāra, một vùng cổ trong lưu vực Peshawar ở cực tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ cổ đại, tương ứng với tây bắc Pakistan ngày nay và đông Afghanistan, triều đại này (gần thời với Đế chế La Mã và triều đại Tây Hán, Trung Quốc ngày nay), bằng chứng khảo cổ học đã phát hiện các nền văn minh trong khu vực phát triển rực rỡ vào đầu thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch. . . Các khám phá tại địa điểm khảo cổ bao gồm mang mối phát hiện một số cơ sở tôn giáo trước khi Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta thành đạo Vô thượng Bồ đề hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như các bản thảo đề cập đến sự hiện diện của doanh trại quân đội do Đại đế Phật tửAlexander (356 – 323 TCN) chỉ huy.  

 

Vào năm 2017, nhà tư vấn của UNESCO, Giáo sư Tim Williams cho biết: “Mes Aynack đủ điều kiện để trở thành di sản văn hóa thế giới nếu chính phủ Afghanistan đề xuất ý kiến lên UNESCO. Đây là một cảnh quan khảo cổ học phức tạp và kỳ vỹ với chất lượng bảo quản đáng kinh ngạc”. (CNBC)

 

Phật giáo đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc định hình lịch sử và văn hóa của vùng khảo cổ học ngày nay là Afghanistan, phát triển hùng dũng trong các Vương quốc nằm trên các tuyến thương mại qua Con đường Tơ lụa với Trung Á. Các cuộc chinh phục của Đế quốc Mauryan là anh minh Phật tử hộ pháp Ashoka (rc 268 – c. 232 TCN) và nền văn hóa Phật giáo Grco, văn hóa chủ nghĩa đồng bộ giữa Văn hóa Hy Lạp hóa và đạo Phật, phát triển từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên trong Bactria (Afghanistan ngày nay) và Tiểu lục địa Ấn Độ. Sau đó đã ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp đơm hoa kết trái mỹ mãn dưới thời Vương quốc Hy Lạp-Bactria cùng với vương quốc Ấn-Hy Lạp là các vương quốc nằm ở cực đông của thế giới Hy Lạp hóa, vương quốc này tồn tại từ năm 256 cho tới năm 125 TCN. Khu vực trung tâm của vương quốc Hy Lạp-Bactria nằm ở miền bắc Afghanistan ngày nay.

 

Bắt đầu từ năm 180 TCN, người Hy Lạp-Bactria đã bành trướng tới khu vực miền đông Afghanistan và Pakistan, họ sau đó thiết lập nên vương quốc Ấn-Hy Lạp tồn tại cho tới tận khoảng năm 10 CN, đã chứng kiến Phật giáo hình thành từ nguồn gốc sâu xa kéo dài thời gian hơn 12 thế kỷ và chon đến khi bắt đầu tàn lụi sau các cuộc chinh phục của người Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 và biến mất trong thời Vương triều Ghaznavid (977–1186 ce), triều đại có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ cai trị ở Khorāsān (ở đông bắc Iran), Afghanistan và bắc Ấn Độ.

 

Vô số cơ sở tự viện, hang động, bảo tháp Phật giáo, hình ảnh chư Phật, Bồ tát, Hiền thánh tăng, Kim cương thần hộ pháp và các hiện vật khác, chứng minh cho di sản Phật giáo cổ đại và có nguồn gốc xa xưa này. Sự mở rộng lãnh thổ của vị anh minh Hoàng đế Ashoka là nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, cùng với những ảnh hưởng của Hy Lạp vào giữa đến cuối thế kỷ thứ tư trước Tây lịch, đã dẫn đến một cuộc giao thoa văn hóa độc đáo, chứng kiến những pho tượng Phật đầu tiên xuất hiện ở Gandhāra, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá. Vùng đất này đã bị Alxande Đại Đế chinh phạt vào năm 326 trước Tây lịch - được nhiều người coi là đại diện cho đỉnh cao của văn hóa nghệ thuật Phật giáo.

 

Lip video

 

Đoạn giới thiệu chính thức của bộ phim tài liệu có tên "Saving Mes Aynak" (Cứu lấy Mes Aynak) phát sóng trên mạng truyền hình Netflix, các nhà khảo cổ học cho biết đang phải khẩn trương đẩy nhanh công tác khai quật khu di chỉ khảo cổ thuộc di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận này "nếu không mọi thứ sẽ bị một mỏ đồng của Trung Quốc phá hủy".

 

Theo bộ phim tài liệu, hai doanh nghiệp khai thác khoáng sản của Trung Quốc là Tập đoàn Doanh nghiệp khai thác đồng Giang Tây  (江西銅業集團有限公司) và Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đang có kế hoạch phá hủy thành phố cổ Phật giáo Mes Aynak của Afghanistan để xây dựng mỏ khai thác đồng tại đây.

 

Thành cổ này nằm cách thủ đô Kabul khoảng 40 km về phía đông nam. Tại đây, từ thuở xa xưa, các Phật tử đã xây dựng các cơ sở tự viện Phật giáo, nhà ở và chợ búa.

 

Mes Aynak là nơi có trữ lượng đồng lớn thứ hai thế giới. Ước tính trữ lượng đồng ở đây có giá trị hơn 100 tỉ USD.

 

https://www.youtube.com/watch?v=V8_EGRxK3UM

 

Tổng quan về máy bay không người lái tại nơi khai thác mõ đồng Mes Aynak - Afghanistan

https://www.youtube.com/watch?v=cekCh0-e91Q

 

Phát triển các sáng tạo kỹ thuật số hóa (Iconem) và mô hình 3D cho di sản nhân loại. Được thực hiện với sự hợp tác của élégation Archéologique en Afghanistan (DAFA).

 

https://www.youtube.com/watch?v=f1QYfJofA0A

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Afghanistan Times)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2022(Xem: 2798)
Vào trưa ngày 14 tháng 03 vừa qua, Tổng hội Quốc tế Phật Quang Sơn, trụ sở tại Đài Loan đã khẩn cấp chuyển đến New Zealand 10.000 bộ Kit test nhanh Covid-19. Dưới sự chỉ đạo của Pháp sư Mãn Tín, Trụ trì Phật Quang Sơn New Zealand và các tình nguyện viên bốc dỡ, chia phần đóng gói ngay lập tức. Lực lượng cảnh sát địa phương đến rất nhanh, Cảnh sát trưởng Manukau East, Scott Gemmell, Phó Chánh Thanh tra Colin Higson, Thượng sĩ Anson Lin Senior Sergeant, Senior Constable Matt Green, School Community Constable Ian Willetts. Đặc biệt, ngày 14 và ngày 15, Pháp sư Mãn Tín và các tình nguyện viên trợ giúp xét nghiệm nhanh kháng nguyên covid-19 tại khuôn viên trường học.
17/03/2022(Xem: 2468)
Islamabad: Hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Phật giáo Quốc tế, sự kiện với thời gian 02 ngày được tổ chức tại Pakistan với chủ đề "Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến trúc", đã hé lộ tiềm năng du lịch tâm linh tại Pakistan trong việc thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các tôn giáo. Giám đốc điều hành Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC), Aftab-ur-Rehman Rana đã chủ trì phiên hội thảo với chủ đề "Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan" tại Hội thảo kéo dài hai ngày.
17/03/2022(Xem: 2547)
Bộ Tôn giáo Indonesia và Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử tổ chức Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022. Nữ cư sĩ Phật tử S Hartati Murdaya, Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Indonesia (Walubi) cho biết, Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022 dành cho Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử thuộc Bộ Tôn giáo Chính phủ Cộng hòa Indonesia, là một động lực để tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các Phật tử. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, tại Jakarta, Chủ tịch Walubi phát biểu rằng: "Tôi hy vọng hoạt động này là động lực để tất cả các thành phần cùng làm việc vì sự tiến bộ của Phật tử Indonesia".
16/03/2022(Xem: 2629)
Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng, Right livelihood, 正命), một trong chi phần của Bát Chánh đạo (Eight Noble Paths, 八正道), là những con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát và an lạc mà Đức Phật đã dạy. Nhưng điều này rất có ý nghĩa với nhân dân Vương quốc Nepal và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển Nghề nghiệp chân chính? Những biến đổi đang diễn ra bên trong và xung quanh chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để soạn thảo một Hiến pháp mới và tác động lực của các quốc gia láng giềng trong việc hướng đến những cải cách kinh tế lớn hơn có thể làm cải thiện xã hội Nepal theo những cách thức chưa từng có và xác định lại Nghề nghiệp chân chính trong công chúng như thế nào.
16/03/2022(Xem: 2526)
Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan (Ministry of Federal Education and Professional Training) đã cho biết rằng Phật giáo và Hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được đưa vào Chương trình giảng dạy nghiên cứu của quốc gia, Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC). Năm tôn giáo khác cũng sẽ được đưa vào: Baha’i, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kalash và đạo Sikh. Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan cũng đã thông báo rằng chuyên gia về các tôn giáo này sẽ được tìm kiếm để hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình giảng dạy.
15/03/2022(Xem: 2690)
Gần đây do ca nhiễm coronavius tăng nhanh, tôi đã kiểm tra qua Máy sàng lọc nhiều tầng phòng thí nghiệm. Khai báo y tế bằng mã QR-code. Hướng dẫn mã QR đã được giải thích ngắn gọn, nhưng tôi có thể tiếp tục mà không gặp nhiều khó khăn. Nhìn xung quanh, những người cao tuổi và cư dân nước ngoài thường nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên y tế. Truy cập kỹ thuật số rất hiệu quả trong cách sử dụng mã QR, nhưng vẫn còn khó khăn đối với một số người.
14/03/2022(Xem: 2498)
Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập trang web BuddhaZine đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, từ giã trần gian vào ngày 03 tháng 03 năm 2019. Hưởng dương 38 xuân, lễ tang và an táng tại quê nhà, làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia. Cư sĩ Sutar Soemitro đã cống hiến cho các dịch vụ truyền thông, trong công việc truyền bá giáo lý Phật đà, góp phần phục hưng và phát triển Phật giáo tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập mạng lưới phương tiện truyền thông báo chí Phật giáo trực tuyến, gia đình, trang web BuddhaZine và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp tưởng niệm cố Cư sĩ Sutar Soemitro.
13/03/2022(Xem: 23994)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
12/03/2022(Xem: 2549)
"Sách văn hóa Thánh bảo Quốc gia Phật giáo Hàn Quốc" một danh mục toàn diện, giới thiệu tất cả các hiện vật lịch sử văn hóa Phật giáo, đã được chỉ định là Thánh bảo Quốc gia Phật giáo, đã được phát hành, theo Tổng hội Phật giáo Hàn Quốc. Tác phẩm được viết cả tiếng Hàn và Anh ngữ, cuốn sách cung cấp những lời chú thích về các đặc điểm chính của mỗi kho báu và đặt chúng vào bối cảnh bề dày lịch sử bởi sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.
12/03/2022(Xem: 2656)
Tổng thể kiến trúc của Hàn Sơn Cổ Tự theo phong cách Lâm viên Giang Nam, với tổng diện tích 12.000 mét vuông, diện tích xây dựng tòa nhà 3.400 mét vuông, kiến trúc xây dựng gồm Đại Hùng Bảo điện, Tàng Kinh lâu, Phong Giang lâu, La Hán đường, Chung lâu, Bia ký, Bảo tháp Phổ Minh.v.v "Đại Hùng Bảo điện, 大雄寶殿" là một công trình kiến trúc đặc sắc của triều đại nhà Thanh, gian chính giữa thờ các tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa vị, Tôn giả A Nan, Tôn giả Ca Diếp tả hữu đứng hầu, trong đại điện có tôn trí thờ Thập bát La Hán, tượng chạm khắc gỗ hương thếp vàng, hai pho thạch tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc và 12 bức chạm khắc đá đề vịnh lịch đại Thi nhân, ngoài ra còn có một quả chuông đồng biểu tượng tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Nhật; "La Hán đường, 羅漢堂" tôn trí phụng thờ ngũ bách La Hán (500 vị); "Bia lang," dựng các bia đá ghi công các triều đại Tống, Minh, ngoài ra còn có phổ danh tháp viện nổi tiếng với bia thạch đề thi của Thi nhân Trương Kế "
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]