Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng

18/03/202210:38(Xem: 2161)
Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng




Khu di sản Phật giáo cổ đại Mes Aynak Afghanistan bị Tiếp tục bị Đe dọa bởi Khai thác quặng

(Afghanistan’s Mes Aynak Archaeological Site Threatened as Mining Talks Resume)

 

Các phương tiện truyền thông đưa tin, các cuộc đàm phán giữa tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan với Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) thuộc sở hữu của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và công ty con Metallurgical Corp của Trung Quốc được niêm yết công khai và đang tiến hành về việc tái hoạt động khai thác tại dự án đồng Mes Aynak Logar. Theo dự kiến, một phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thủ đô Kabul vào cuối tháng này, theo lời mời của tân chính phủ lâm thời Taliban của Afghanistan, để thảo luận về dự án khai thác, dựa trên một thỏa thuận đã ký với chính phủ, được phương Tây haaujc thuẫn trước đây của Afghanistan vào năm 2007.

 

Người phát ngôn của Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan, ông Esmatullah Borhan cho biết, họ sẽ có mặt tại thủ đô Kabul vào tháng 03 và sẽ thảo luận vấn đề này với Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan. (Tolo News)

 

Dự án đồng Mes Aynak Logar nằm trong một khu vực cằn cỗi của tỉnh Logar, miền Đông Afghanistan, cách thủ đô Kabul khoảng 40 km. Theo Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan, địa điểm khai thác mõ này là nơi có trữ lượng đồng lớn thứ hai thế giới, được báo cáo là đại diện cho trữ lượng ước tính khoảng 5,5 triệu tấn quặng đồng cao cấp (Mes Aynak có nghĩa là "nguồn đồng nhỏ" trong tiếng Pashton).

 

Tuy nhiên, địa điểm khai thác cũng là nơi diễn ra một trong những cuộc khai quật khảo cổ học quan trọng nhất thế giới: khu định cư Phật giáo cổ đại Mes Aynak, từng là một thành phố phồn hoa trên mạng lưới Con đường Tơ lụa huyền thoại, gồm các tuyến đường thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, văn hóa và truyền thống tâm linh qua thế giới cổ đại.

 

Kho tàng lịch sử Phật giáo cổ đại đáng quan tâm này, mà nhà khảo cổ học người Pháp Philippe Marquis nói: "Đây là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo Con đường Tơ lụa", (The Sydney Morning Herald) bao gồm hơn 400 pho tượng Phật, các Bảo tháp và một quần thể cơ sở tự viện Phật giáo cổ đại rộng 40 hectare, cùng với các pháo đài và một tòa thành trải rộng trên 19 địa điểm khảo cổ riêng biệt".

 

Năm 2007, người lãnh đạo chính phủ thời đó là cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã ký kết hợp đồng cho thuê khai thác trong 30 năm cho Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) với giá 03 tỷ USD, là liên doanh đầu tư nước ngoài và kinh doanh tư nhân lớn thứ nhất ở Afghanistan của bất kỳ quốc gia nào. Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đã lên kế hoạch khai thác trữ lượng đồng trị giá hơn 100 tỷ USD, nằm ngay bên dưới thành phố cổ kính, tuy nhiên vào thời điểm đó có nhiều yếu tố khác nhau - trong đó có sự sụt giảm giá đồng trên thị trường và tình hình an ninh xấu đi - dẫn đến sự chậm trễ lặp đi lặp lại của việc khai thác (dự kiến ban đầu vào tháng 01 năm 2013), có nghĩa là sẽ phá hủy hoàn toàn địa điểm khảo cổ Thánh địa Phật giáo cổ đại.

 

Vào năm ngoái, sau khi các lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh rút lui Afghnistan, sự tồn tại của Di sản văn hóa Phật giáo cổ đại và không thể thay thế của Afghanistan một lần nữa bị treo ở thế cân bằng. Trong khi đó, hàng chục công ty khai thác quặng mỏ của Trung Quốc được cho là đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ký kết các thỏa thuận cho một loạt các cơ hội khai thác tài nguyên trên khắp đất nước Afghanistan.

 

Sự háo hức của chính phủ lâm thời Taliban trong việc thiết lập quan hệ kinh tế với những người khổng lồ công nghiệp của Trung Quốc và lịch sử không khoan dung, nó đã hủy hoại văn hóa bản xứ đã không tạo được niềm tin.

 


Afghanistan (7)Afghanistan (6)Afghanistan (5)Afghanistan (4)Afghanistan (3)Afghanistan (2)Afghanistan (1)



Từ những thập niêm 1996-2001, lực lượng phiến quân Taliban đã tấn công và cướp phá các Viện Bảo tàng và Thư viện, đồng thời cấm hầu hế các hình thức biểu đạt nghệ thuật văn hóa. Năm 2001, phiến quân Taliban đã phá hủy hai pho tượng Phật khổng lồ nổi tiếng thế giới, được tạo tác từ thế kỷ thứ 6 tại Bamiyan, cùng nhiều pho tượng Phật và hiện vật tại Bảo tàng Quốc gia ờ thủ đô Kabul. Trong 20 năm chiến tranh và hỗn loạn vừa qua, vô số tài sản văn hóa Phật giáo đã bị phá hủy hoặc di dời khỏi đất nước và nhiều nhà lãnh đạo văn hóa lo ngại rằng nhiều di tích không thể thay thế trong quá khứ xa xưa của địa điểm khảo cổ học có thể bị mất.

 

Trong khi đó, các quan chức địa phương tỉnh Lgar nói rằng, công tác chuẩn bị đã được thực hiện để tái khởi động dự án đồng Mes Aynak Logar. Ông Rafiullah Samim, Giám đốc Sở thông tin và văn hóa tỉnh Logar cho biết: " Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đang liên hệ với các quan chức Bộ Mỏ và Dầu khí Afghanistan và họ đã sẵn sàng trong công việc. Có một số vấn đề đang được thảo luận và những vấn đề này sẽ được giải quyết". (Tolo News)

 

Bi kịch của cuộc đụng độ giữa các nền văn minh Phật giáo cổ đại này, đã làm nổi bật trong chi tiết thảm cảnh trong bộ phim tài liệu Saving Mes Aynak là một bộ phim tài liệu độc lập năm 2014, được đạo diễn, sản xuất, quay và biên tập bởi Brent E. Huffman. Phim được sản xuất bởi Kartemquin Films, nhà tài liệu nổi tiếng có trụ sở tại Chicago, cùng với nhà sản xuất Zak Piper, tập trung vào cuộc chạy đua đáng quan tâm với thười gian của nhà khảo cổ học người Afghnistan Qadir Temori để cứu địa điểm khảo cổ 5.000 tuổi gần biên giới Pakistan, cho đến này mới chỉ được khai quật một phần. Một số chuyên gia tin rằng, những khám phá trong tương lai tại địa điểm này có tiềm năng xác định lại lịch sử của Afghanistan và thậm chí chính là lịch sử thời vàng son Phật giáo cổ đại.  

 

Bên cạnh những di tích đáng quan tâm và một khu vực định cư Phật giáo cổ đại từ thời đế quốc Đế quốc Kushan tức Đế quốc Quý Sương (khoảng thế kỷ thứ 1 đến 3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á, nơi có nền văn minh Phật giáo cổ đại Gandhāra, một vùng cổ trong lưu vực Peshawar ở cực tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ cổ đại, tương ứng với tây bắc Pakistan ngày nay và đông Afghanistan, triều đại này (gần thời với Đế chế La Mã và triều đại Tây Hán, Trung Quốc ngày nay), bằng chứng khảo cổ học đã phát hiện các nền văn minh trong khu vực phát triển rực rỡ vào đầu thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch. . . Các khám phá tại địa điểm khảo cổ bao gồm mang mối phát hiện một số cơ sở tôn giáo trước khi Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta thành đạo Vô thượng Bồ đề hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như các bản thảo đề cập đến sự hiện diện của doanh trại quân đội do Đại đế Phật tửAlexander (356 – 323 TCN) chỉ huy.  

 

Vào năm 2017, nhà tư vấn của UNESCO, Giáo sư Tim Williams cho biết: “Mes Aynack đủ điều kiện để trở thành di sản văn hóa thế giới nếu chính phủ Afghanistan đề xuất ý kiến lên UNESCO. Đây là một cảnh quan khảo cổ học phức tạp và kỳ vỹ với chất lượng bảo quản đáng kinh ngạc”. (CNBC)

 

Phật giáo đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc định hình lịch sử và văn hóa của vùng khảo cổ học ngày nay là Afghanistan, phát triển hùng dũng trong các Vương quốc nằm trên các tuyến thương mại qua Con đường Tơ lụa với Trung Á. Các cuộc chinh phục của Đế quốc Mauryan là anh minh Phật tử hộ pháp Ashoka (rc 268 – c. 232 TCN) và nền văn hóa Phật giáo Grco, văn hóa chủ nghĩa đồng bộ giữa Văn hóa Hy Lạp hóa và đạo Phật, phát triển từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên trong Bactria (Afghanistan ngày nay) và Tiểu lục địa Ấn Độ. Sau đó đã ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp đơm hoa kết trái mỹ mãn dưới thời Vương quốc Hy Lạp-Bactria cùng với vương quốc Ấn-Hy Lạp là các vương quốc nằm ở cực đông của thế giới Hy Lạp hóa, vương quốc này tồn tại từ năm 256 cho tới năm 125 TCN. Khu vực trung tâm của vương quốc Hy Lạp-Bactria nằm ở miền bắc Afghanistan ngày nay.

 

Bắt đầu từ năm 180 TCN, người Hy Lạp-Bactria đã bành trướng tới khu vực miền đông Afghanistan và Pakistan, họ sau đó thiết lập nên vương quốc Ấn-Hy Lạp tồn tại cho tới tận khoảng năm 10 CN, đã chứng kiến Phật giáo hình thành từ nguồn gốc sâu xa kéo dài thời gian hơn 12 thế kỷ và chon đến khi bắt đầu tàn lụi sau các cuộc chinh phục của người Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 và biến mất trong thời Vương triều Ghaznavid (977–1186 ce), triều đại có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ cai trị ở Khorāsān (ở đông bắc Iran), Afghanistan và bắc Ấn Độ.

 

Vô số cơ sở tự viện, hang động, bảo tháp Phật giáo, hình ảnh chư Phật, Bồ tát, Hiền thánh tăng, Kim cương thần hộ pháp và các hiện vật khác, chứng minh cho di sản Phật giáo cổ đại và có nguồn gốc xa xưa này. Sự mở rộng lãnh thổ của vị anh minh Hoàng đế Ashoka là nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, cùng với những ảnh hưởng của Hy Lạp vào giữa đến cuối thế kỷ thứ tư trước Tây lịch, đã dẫn đến một cuộc giao thoa văn hóa độc đáo, chứng kiến những pho tượng Phật đầu tiên xuất hiện ở Gandhāra, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá. Vùng đất này đã bị Alxande Đại Đế chinh phạt vào năm 326 trước Tây lịch - được nhiều người coi là đại diện cho đỉnh cao của văn hóa nghệ thuật Phật giáo.

 

Lip video

 

Đoạn giới thiệu chính thức của bộ phim tài liệu có tên "Saving Mes Aynak" (Cứu lấy Mes Aynak) phát sóng trên mạng truyền hình Netflix, các nhà khảo cổ học cho biết đang phải khẩn trương đẩy nhanh công tác khai quật khu di chỉ khảo cổ thuộc di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận này "nếu không mọi thứ sẽ bị một mỏ đồng của Trung Quốc phá hủy".

 

Theo bộ phim tài liệu, hai doanh nghiệp khai thác khoáng sản của Trung Quốc là Tập đoàn Doanh nghiệp khai thác đồng Giang Tây  (江西銅業集團有限公司) và Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) đang có kế hoạch phá hủy thành phố cổ Phật giáo Mes Aynak của Afghanistan để xây dựng mỏ khai thác đồng tại đây.

 

Thành cổ này nằm cách thủ đô Kabul khoảng 40 km về phía đông nam. Tại đây, từ thuở xa xưa, các Phật tử đã xây dựng các cơ sở tự viện Phật giáo, nhà ở và chợ búa.

 

Mes Aynak là nơi có trữ lượng đồng lớn thứ hai thế giới. Ước tính trữ lượng đồng ở đây có giá trị hơn 100 tỉ USD.

 

https://www.youtube.com/watch?v=V8_EGRxK3UM

 

Tổng quan về máy bay không người lái tại nơi khai thác mõ đồng Mes Aynak - Afghanistan

https://www.youtube.com/watch?v=cekCh0-e91Q

 

Phát triển các sáng tạo kỹ thuật số hóa (Iconem) và mô hình 3D cho di sản nhân loại. Được thực hiện với sự hợp tác của élégation Archéologique en Afghanistan (DAFA).

 

https://www.youtube.com/watch?v=f1QYfJofA0A

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Afghanistan Times)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 4477)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 2574)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 4466)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 7505)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 5257)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 7648)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 18366)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/02/2022(Xem: 4318)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 3135)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
24/01/2022(Xem: 2900)
Nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học Edmund Husserl (1859–1938) đã viết rằng "Tôi không thể phát âm" khi đọc Kinh điển Phật giáo trong bản dịch tiếng Đức của Karl Eugen Neumann (1865–1915), người đầu tiên dịch phần lớn Kinh điển Pali về kinh Phật từ bản gốc Pali sang ngôn ngữ Châu Âu (tiếng Đức), một trong những người tiên phong của Phật giáo Châu Âu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567