Phật giáo vào Chương trình Giáo dục Quốc gia Pakistan
(Zoroastrianism & Buddhism added in SNC along with five other religions)
Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan (Ministry of Federal Education and Professional Training) đã cho biết rằng Phật giáo và Hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được đưa vào Chương trình giảng dạy nghiên cứu của quốc gia, Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC). Năm tôn giáo khác cũng sẽ được đưa vào: Baha’i, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kalash và đạo Sikh. Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan cũng đã thông báo rằng chuyên gia về các tôn giáo này sẽ được tìm kiếm để hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình giảng dạy.
Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC) đã được thành lập như một hệ thống giáo dục nhất quán, nhằm cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả công dân Pakistan, không phân biệt giai cấp hay nền tảng tôn giáo.
Dự thảo Chương trình giảng dạy Phật học đã được Chính phủ phê duyệt, chấp thuận và ký Quyết định vào ngày 04 tháng 03 vừa qua, trong khi những chương trình giảng dạy khác vẫn đang trong quá trình thực hiện. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, Chính phủ quyết định giao Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp thực hiện một loạt các khuyến nghị về nghiên cứu tôn giáo như vậy.
Nói về nguyên nhân, ông Parshant Singh, nhà phát triển chương trình giảng dạy đạo Sikh và là Giảng sư đạo Sikh đầu tiên của Đại học Punjab, một trường đại học nghiên cứu public tọa lạc tại Lahore, Punjab, Pakistan nói rằng những tín đồ đạo Sikh sẽ đại diện cho tôn giáo thiểu số lớn thứ ba ở Pakistan, nếu các Phật tử từ các giáo phái dự kiến bị loại trừ. Trong khi lưu ý rằng không có tín đồ đạo Sikh nào đại diện cho cộng đồng của họ với tư cách là nhà Lập pháp, ông nói thêm: "Tuy nhiên, chúng tôi cảm ơn chính phủ vì đã thu nhận người thiểu số tham gia thiết kế chương trình giảng dạycủa họ". (Academia Magazine)
Đồng thời ông Peter Jaccob, Giám đốc Trung tâm Công bằng Xã hội (About the Center for Social Justice, CSJ), miêu tả việc đưa các nghiên cứu tôn giáo vào Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC) là một thành tựu lớn. Ông nói thêm: "Sự hòa nhập toàn diện là một luồng sinh khí mới. Cuối cùng, Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang giải quyết các quan điểm và học tập đơn nguyên. Bây giờ chúng ta có thể đi đến chẳng lẽ. Đó là một bước tiến". (Academia Magazine)
Quốc hiệu Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, với khoảng 96,2% dân số là tín đồ Hồi giáo. Đa số tín đồ Hồi giáo tại Pakistan thuộc Hồi giáo Sunni là nhánh lớn nhất của đạo Hồi trên thế giới, trong khi 10-15% tín đồ Hồi giáo ở Pakistan là tín đồ Hồi giáo Shia, là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau Hồi giáo Sunn. Theo dữ liệu năm 2009 từ Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống Công cộng. Ahmadiyya là một giáo phái Hồi giáo tương đối nhỏ, ước tính chiếm 1% số người Hồi giáo trên toàn thế giới, có nguồn gốc từ Ấn Độ, có đến năm triệu tín đồ ở Pakistan, mặc dù rất khó xác định chi tiết chính xác do cuộc đàn áp liên tục của giáo phái này ở Pakistan.
Hơn nữa, Giáo sư Anjum James Paul, một thành viên của Ủy ban Đánh giá Đạo đức thuộc Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC) cho biết, trong khi nói chuyện với một phóng viên thông tin truyền thông: "một số thành viên Hồi giáo của Ủy ban Đánh giá Đạo đức thuộc SNC đã đặt câu hỏi về sự vắng mặt của các Chương trình Hòa hợp giữa các Tôn giáo trong bộ phận giáo dục tôn giáo. Tôi đã tranh luận đưa nó vào đầu tiên trong các nghiên cứu Hồi giáo, nơi không có chương trình nào nói về sự Hòa hợp giữa các Tôn giáo." (Academia Magazine)
Không còn nghi ngờ bởi trong thực tế là trong khi thiết kế chương trình giảng dạy cho Nghiên cứu Hồi giáo, không ai từng coi việc đưa vào các chương giống như sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Thật đáng buồn khi quyết định giảng dạy tôn giáo thiểu số này được thực hiện sau một thời gian dài và những tín đồ tôn giáo đa số tỏ ra không hài lòng về điều này.
Giáo sư Anjum James Paul nói thêm: "sách của chúng tôi phải tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, trong đó có điều cấm giảng dạy một tôn giáo cho học sinh không phải là tôn giáo họ tín ngưỡng của họ và bảo vệ người thiểu số. Xóa bỏ phân biệt đối xử và thành kiến là cách hiệu quả và ít tốn kém nhất để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục hòa nhập và đa dạng tôn giáo có thể đảm bảo Pakistan hòa bình lập lại ".
Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC) được coi là một hệ thống giáo dục đồng nhất, sẽ cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp hay nhóm tôn giáo mà họ tín ngưỡng. Vì vậy, việc đưa vào các môn học như nghiên cứu tôn giáo nghe nói có là một bước quan trọng trong việc giáo dục đào tạo.
Đối với Phật tử ở Pakistan, động thái này diễn ra vào một thời điểm quan trọng. Có rất ít cộng đồng Phật tử trong nước, nhưng việc thiếu nơi thờ tự và các vị Đạo sư hướng dẫn, khiến một số người lo ngại rằng, đạo Phật trong nước có thể bị mai một. Đã trải qua nhiều năm, sự quan tâm ngày càng tăng bởi các học giả và hành giả Phật giáo đến thăm quốc gia mà hàng nghìn năm trước đạo Phật là Quốc giáo. Vào năm 2019, Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đã ủy quyền cho Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc thành lập một ngôi tự viện Phật giáo tại một địa điểm cổ kính trong nước.
Hình 3: Tổng thống Pakistan Arif Alvi phát biểu tại Hội thảo Khoa học lịch sử khảo cổ học và nghệ thuật kiến trúc Phật giáo
Trong một Hội thảo Khoa học vào tuần này, Tổng thống Pakistan Tiến sĩ Arif Alvi phát biểu rằng: "sự truyền bá giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp đến những nơi như Hàn Quốc và Nhật Bản từ miền bắc Pakistan, làm nổi bật vai trò của quốc gia này, như một mối quan hệ chính trong việc truyền bá đạo Phật". Trong bài phát biểu, Tổng thống Pakistan cho biết: "Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng, trước những dục vọng trần tục, không thể có hòa bình và thông điệp được phản ánh qua hình ảnh Đức Phật từ bi tâm, bất bạo động và Bảo Vệ Sự Sống, Hạnh Phúc Chân Thật, Tình Thương Đích Thực, Ái Ngữ và Lắng Nghe, Nuôi Dưỡng và Trị Liệu. Đạo Phật nhấn mạnh đến việc chuyển hóa tam độc tham lam, thù hận và si mê thành tam tuệ (giới định tuệ), chánh tín, chánh kiến, củng cố niềm tự tin, đức tự chủ, xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội". (Associated Press of Pakistan)
Hình 4: Tổng thống Pakistan Arif Alvi và Đệ nhất phu nhân Pakistan Samina Alvi thưởng lãm nghệ thuật Phật giáo tại Hội nghị Liên hoan Nghệ thuật quốc tế
Theo điều tra dân số năm 2017, tín đồ Hồi giáo chiếm 96,2% dân số Pakistan, tín đồ Hindu 1,6%, tín đồ Thiên Chúa giáo 1,59%, người Ahmadis 0,22% và các dân tộc thiểu số khác 0,07%.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: The Academia - Pakistan's Premier Education Magazine)