Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Milarepa Có Chết Không?

09/01/201106:28(Xem: 4726)
18. Milarepa Có Chết Không?

18

Milarepa Có Chết Không?


Vua vĩ đại của các thiền giả, Jetsušn Milarepa, đang trú ở cung điện vinh quang Chu Bar dạy Pháp cho một số đệ tử. Ngay lúc mặt trời mọc ngày mồng tám Jetsušn cất mình lên tầng ba trong không khí và ngồi kiết già giữa một ánh sáng cầu vồng.

Các đệ tử quỳ gối chấp tay và sau một lúc, dần dần, ngài hạ xuống. Các đệ tử thầm nghĩ, “Ngài đang chết chăng ?” Họ khóc than và một số trong bọn họ như Shengom Repa nói :

Thiền giả thành tựu giả quý báu,
Thân ngài ngồi giữa mống cầu vồng,
Đắm mình trong cõi không gian,
Và biến mất khỏi tầm nhìn của chúng con,
Đây là thật hay giả ?
Là có thật hay như huyễn ?
Lama Jetsušn quý báu,
Nguyện ngài ở lại cho lợi lạc của chúng sanh.

Họ cầu xin ngài như vậy, nước mắt đầm đìa. Sau một lúc, ngài cất mình lên trở lại ở độ cao bằng ngọn giáo, và hát bài ca này :

Con lạy dưới chân dịch giả Marpa,
Con người cao tuổi của xứ Lhodrak
Người đáp ứng những hy vọng của các học trò –
Xin ban cho ân phước thường trực của ngài.

Nhờ lòng tốt của lama – cha độc nhất của tôi
Mọi hình tướng xuất hiện được kinh nghiệm là tâm,
Tâm tự chứng ngộ là không căn cứ, không gốc rễ,
Thức được tịnh hóa trong trạng thái trí huệ,
Và sanh tử và niết bàn được thấu hiểu là bất nhị.

Phật và chúng sanh chỉ là danh tự –
Trong thực tế không hiện hữu chút nào.
Không hiện hữu, nhưng mà xuất hiện.
Lầm lỗi do từ hành động si mê –
Bám luyến vào huyễn, họ là chúng sanh,
Lìa bỏ khỏi huyễn, họ là chư Phật.

Eh ma ! Những thiền giả tụ tập nơi đây,
Hãy nhìn thẳng vào cõi tâm vô sanh !
Hãy để cho hiện lên sự hưởng thụ trò chơi không dứt !
Khi thoát khỏi hy vọng và sợ hãi – đó là kết quả.
Tại sao lại nói đến sanh và tử ?
Hãy đi vào trạng thái tự nhiên, không chỉnh tạo !

Vòm trời bao la không biên giới
Thình lình bị đâm xuyên bởi một sừng thỏ !

Ngọn cờ của pháp thân bất biến
Được đứa trẻ của một người đàn bà vô sanh cầm trên tay !

Eh ma ! Mọi sự của sanh tử và niết bàn
Không hiện hữu – mà xuất hiện –
Xuất hiện – mà là trống không – tại sao ?

Khi ta tập chú một chút
Vào thiền quán không gian,(47)
Tại sao các con rên than vô nghĩa ?

Khi tâm và không gian được hợp nhất
Qua sự hợp nhất của thân và tâm,
Pháp thân được hiển lộ
Và những mục tiêu từng mong muốn đã đạt được
Tại sao lại bất hạnh như vậy vì điều đó ?

Bởi thế, các con không thấu hiểu Pháp.
Các con nghĩ ta đã bỏ sự lợi lạc của những người khác –
Nhưng ta đã đạt đến vương đài pháp thân cho chính ta
Nhờ sức mạnh của sự khẩn cầu trùm khắp
Cho sự thành tựu tự nhiên lợi lạc của những người khác
Bằng sự hợp nhất của tánh Không và lòng bi.

Sắc thân hai phần của ta vì lợi lạc cho người khác
Sẽ tái xuất hiện cho đến khi nào sanh tử trống rỗng,
Một dòng chảy không đứt đoạn của sự cứu giúp chúng sanh
Như một viên ngọc như ý
Hay cây như ý được sùng phụng nơi nơi
Cho những ai cần sự tu hành, dù họ ở bất cứ đâu.

“Hơn nữa, ta – ông cha già của các con – đã chỉ cho các con tinh túy của trạng thái chân thật tự nhiên. Ta đã chọc thủng huyền thoại sanh tử, đập vỡ cốt lõi dấu kín của ảo mộng, và bửa tách sanh tử và niết bàn. Ta đã cho các con Phật trong lòng bàn tay của ta. Các con còn muốn thêm cái gì nữa ? Thế mà các con còn thơ thẩn vào sanh tử. Các con cầu nguyện và than khóc do bám luyến vào những hình tướng sanh tử. Chán chết !

“Vào lúc đời sống chấm dứt thì cái chết đến ; vào lúc các kết cấu chấm dứt thì sự tiêu tan đến. Nhìn vào những sự cầu nguyện của các con, các con muốn ta sống thêm ít năm nữa, nhưng ta đâu thể ở lại mãi mãi. Thế nên bây giờ là lúc khai quang những nghi lầm của các con về những lời dạy của ta, phần đông các con cần như vậy.

“Bấy giờ, sau khi đi vào giấc ngủ với đại lạc trong chiếc giường hư không của thực tại, ta sẽ cung cấp cho lợi lạc của những người tu hành khác. Cần gì phải rên than vì chuyện ấy ? Các con phải nỗ lực trau dồi lòng bi mãnh liệt, tâm nhắm đến giác ngộ, và sự khẩn cầu trùm khắp và dài lâu bao giờ đời sống còn kéo dài cho những chúng sanh lạc loài trong sanh tử, mỏi mòn vì thống khổ.

Con cầu nguyện dưới chân Marpa linh thánh.
Dịch giả quý báu tràn đầy lòng tốt,
Người chu cấp sự giúp đỡ cho chúng sanh,
Không lìa rời khỏi trạng thái pháp thân.
Xin hãy ban phước để được một chỗ đứng trên con đường
Cho con, cho những người theo con,
Và cho tất cả chúng sanh.

Hãy nghe một lát những người thành tín :
Nếu các con không thiền định về sự có được thì giờ và cơ hội hiếm hoi,
Các con không thể giữ giới cho thanh tịnh.
Nếu các con không thiền định về vô thường và cái chết,
Thì có sự hiểm nguy do dấn thân vào những kế hoạch “thường còn” của cuộc đời.

Nếu các con không cẩn trọng xem xét hành động và kết quả,
Thì có sự hiểm nguy do lơ là nhân-quả.

Nếu các con không quy y Tam Bảo,
Thì có sự hiểm nguy lang thang trong ba trạng thái thấp của sanh tử.

Nếu các con không kiên trì gom góp hai kho,
Thì có sự hiểm nguy còn sẽ lạc loài trong huyễn ảo.

Nếu các con không nhìn thấy tất cả chúng sanh như cha mẹ,
Thì có sự hiểm nguy trở thành một Thanh Văn hay Độc Giác.

Nếu các con không tràn ngập từ bi
Thì có sự hiểm nguy của giận và ghét.

Nếu tĩnh lặng không sanh trong tâm,
Thì có sự hiểm nguy bị thổi phất phơ bởi gió phóng dật.

Nếu sự minh mẫn của tâm không được giữ cho trong sáng,
Thì có sự hiểm nguy bị dẫn vào những trạng thái súc sanh.

Nếu tỉnh giác chánh niệm xem xét không được duy trì,
Thì có sự hiểm nguy chìm trong đầm bùn của hôn trầm.

Nếu các con không kiên trì nhắm vào những mục tiêu,
Thì có sự hiểm nguy bị gió trạo cử thổi tứ tán.

Nếu tám yếu tố chữa trị không được áp dụng,
Thì có sự hiểm nguy sa vào năm lỗi lầm trong việc tập trung.(48)

Nếu không trang bị tốt bằng trí huệ phân tích,
Thì có sự hiểm nguy lạc vào những tầng thiền.

Nếu tạo tác không bị chặt đứt bởi quán chiếu,
Thì có sự hiểm nguy quay tròn mãi trong sanh tử.

Bởi thế, với sức mạnh của đức tin
Hãy thiền định lama, bổn tôn và Tam Bảo
Không rời trên đỉnh đầu các con,
Và bằng cầu nguyện nhiệt thành bốn thời mỗi ngày
Hãy nhận sự ban phước của các ngài trong tâm và làm sáng tỏ tâm với chứng ngộ.

Trong những vùng núi non xa vắng
Hãy nuôi dưỡng trạng thái không thiền định, không phóng dật.
Kinh nghiệm chứng ngộ sẽ sanh ra bên trong ;
Hơi nóng của lạc sẽ chói ngời trong thân thể.

Chớ đi khất thực vì thức ăn –
Hãy ăn đá và uống nước của khổ hạnh !(49)
Những phẩm tính tích cực sẽ sanh ra bên trong,
Và các con sẽ có xác tín về tánh bình đẳng không nghiêng lệch.

Khi các con đã đạt được thiện xảo trong những mục tiêu(50)
Bấy giờ hơi nóng-lạc của tummo cháy bừng trong thân thể,

Và khi các con đã làm chủ những dòng kinh mạch,
Những dấu hiệu và phẩm tính của giai đoạn phát triển sẽ sanh ra,
Và chỉ cái áo vải này là đã đủ.

Hãy đi đến cõi giới không phóng dật
Của đại ấn vô sanh –
Tâm thức sẽ đạt đến trạng thái vô địch của nó,
Và mục đích tự nhiên được thành tựu.

Các con có hiểu điều này không, các thiền giả ?
Xin nhận bài ca của sự sùng kính này, lama quý báu
Hãy chia xẻ bữa tiệc tiếng nói này, hội dakini.
Hãy dẹp bỏ những ngăn chướng của các ngươi, các loài không phải người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 21351)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
09/04/2013(Xem: 11665)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8676)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9000)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 17135)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4590)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 5280)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 8833)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5739)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]