Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

William Friderich Stede, Người biên soạn từ điển Pali-Anh

23/05/201318:55(Xem: 19933)
William Friderich Stede, Người biên soạn từ điển Pali-Anh


William Friderich Stede
Người biên soạn từ điển Pali-Anh

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2005
---o0o---

Là người cộng tác và bạn thân của Rhys Davids, Tiến sĩ William Friderich Stede, người Đức, nhưng được xem như một người Anh, và đã sống phần lớn cuộc đời của mình ở Anh Quốc. Các học giả Pali người Tây Phương coi trọng ông đến mức công cử ông làm người kế tục bà Rhys Davids giữ chức Chủ tịch Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Pali Text Society) sau khi bà qua đời.

Trong Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) Stede bị giam ở Anh Quốc, nhưng vào năm 1915 Rhys Davidsgiúp ông có đủ tự do để biên soạn cuốn Từ Điển Pali – Anh mà Rhys Davidsđã bắt đầu làm cho Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali.

Ông Stede đến trú ngụ ở gần nhà của Rhys Davidsở Chipstead, và mỗi buổi chiều thứ ba trong tuần lại đi bộ đến thảo luận với ông. Rhys Davids lớn hơn ông ba mươi chín tuổi nhưng giữa hai người nẩy nở một tình bạn không chỉ vì cùng quan tâm đến cổ ngữ Pali mà còn vì lòng từ bi. Stede nói: “ Rhys Davidsđã cư xử như thế nào với tôi thì không ai ngoài ông và tôi biết. Khi tôi trình bày những vấn đề của mình với ông thì chắc chắn ông hiểu tôi nghĩ gì về ông. Ông như thế nào với tôi thì tôi cũng hiểu mỗi lần nhìn vào cặp mắt trong sáng của ông và cảm nhận bàn tay của ông. Tử tế, thông cảm, đềm đạm và nói tóm lại “ metta” (lòng từ bi) mà ông thích trích dẫn trong “ Iti-vuttaka” (Như Thị Ngữ Kinh) là đặc tính của ông. Tôi vẫn giữ hình ảnh ông trong tâm trí và sẽ luôn luôn ghi nhớ ông là “ Kalyanamitta” (Thiện tri thức) của mình".

Từ Điển Pali-Anh được hoàn thành

Sinh ngày 9 tháng sáu năm 1882 ở Đức, William Friderich Stede học ở Đại học Gottingen, Leipzig và Đại học Jena. Ông tốt nghiệp ở Leipzig về tiếng Sanskrit, Pali, và ngữ văn đối chiếu. Từ 1908 đến 1911 ông là giảng viên phụ môn ngữ văn Đức, Sanskrit, và Gothic ở Đại học Liverpool. Luận án tiến sĩ năm 1913 của ông được xuất bản ở Leipzig năm 1914 với nhan đề “ Dic Gespensterge chichton des Peta Vatthu”.

pali-english-dictionary77pguc-will-stede

Bìa bộ Từ Điển Pali-Anh

Khi tác phẩm lớn Từ Điển Pali-Anh Ngữ (Pali-English Dictionary ) của ông được hoàn thành mười năm sau đó, Stede bắt đầu việc cộng tác lâu dài với Trường Nghiên Cứu Đông Phương & Phi Châu (the London School of Oriental and African Studies), trở thành giảng viên phụ tiếng Pali năm 1926, giảng viên Pali và Sanskrit năm 1928, giảng viên trưởng năm 1933, và phó giáo sư năm 1945, thời gian ông bị bệnh kéo dài nhưng không bao giờ nghỉ dạy một ngày cho đến khi về hưu vào năm 1949. Ông được người con gái duy nhất của mình kế thừa sự nghiệp là D.A. L. Maskell, người biên soạn bản tiếng Pali của “ Kankhavitarani”. Bà qua đời sớm vào năm 1956, và tất nhiên đây là nỗi đau thương lớn đối với ông.

Ông là giám khảo môn Pali cho những tỳ kheo của Đại học London từ năm 1925 đến năm 1958, môn Pali và văn minh Phật giáo cho Sở Dân Sự Vụ Miến Điện và Tích Lan từ năm 1930 đến năm 1939, và môn Pali cho Đại học Tích Lan từ năm 1944 đến năm 1958.

Ngoài việc dạy học và làm giám khảo, viết báo và biên soạn Từ Điển Pali-Anh Ngữ, Stede còn dành thời gian biên tập bộ sách “ Cullaniddesa” cho Hội Pali Text Society vào năm 1918, “ Sumangavilasini”, cuốn II và cuốn III, năm 1931 và 1932, ông soạn một danh sách các “ Pada” của “ Thera-therigatha” (Trưởng Lão Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ) cho tạp chí của Hội năm 1927, và giúp con gái ông biên tập cuốn : Kankhavitarani”, được xuất bản vài tháng sau khi bà qua đời năm 1956. Ông lập gia đình năm 1952, và vợ ông vẫn còn sống khi ông qua đời ngày 5 tháng 7 năm 1958.

Tổng hợp theo tài liệu:

-The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India

-History of Buddhism in Australia 1848-1988. Paul Croucher (1989) New South Wales University Press. Australia

---o0o---


Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7020)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6165)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9219)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10307)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7506)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5927)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 61382)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4312)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]