Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Pháp Hoa được dịch sang tiếng Nga.

22/05/201319:51(Xem: 15713)
Kinh Pháp Hoa được dịch sang tiếng Nga.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Kinh Pháp Hoa Được Dịch Sang Tiếng Nga

Kinh Pháp Hoa (Sadharma Pundarika Sutram/The Lotus Sutra) một bộ kinh theo tư tưởng Bắc Truyền được nhiều dân tộc trên thế giới tán ngưỡng. Tính đến nay bộ kinh này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như : Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhỉ Kỳ và hiện tại bộ kinh nổi tiếng này được chuyển ngữ sang tiếng Nga. 

Người đang làm công việc phiên dịch này là giáo sư Alexander Ignatovich, người đang phụ trách kho lịch sử Đông Nam Á châu thuộc Viện Nghiên cứu Á - Phi Trực thuộc với Đại Học Moscow. Ông đã in sang nhiều sách về Phật học và Sử học về văn hóa và tôn giáo ở Trung Hoa và Nhật Bản bằng tiếng Nga. Ông đọc Kinh Pháp Hoa từ năm 1971 và quyết định đưa vào công trình nghiên cứu của mình. Sau đó ông để tâm nghiên cứu các bản dịch Kinh Pháp Hoa của ngài Chih-i và ngài Nichiren ( Nhật Liên Thánh Nhân ) và một số sớ giải bằng tiếng Nhật hiện đại và phát nguyện chuyển ngữ bộ kinh này sang tiếng Nga. Trong chuyến viếng thăm Nhật Bản gần đây, ông đã cho phóng viên tờ DHARMA WORLD biết về công việc phiên dịch kinh điển của mình.

Khi dịch Kinh Pháp Hoa (KPH) ra tiếng Nga ông có nghiên cứu các tài liệu liên quan không ? 

Có chứ. Tôi đặc biệt chú ý đến các KPH trong ngôn ngữ Châu Âu và tiếng Nhật

hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là tôi không quan tâm đến các bản dịch và các bản sớ giải cổ điển khác, tiếc thay những bản dịch và sớ giải như thế có quá ít ở Nga. Từ khi đến Nhật Bản tôi có dịp nghiên cứu thêm sáu bộ sớ giải cổ điển và tôi sẽ trích dẫn từ những tác phẩm này cho bản dịch tiếng Nga của tôi như bộ của Chih-i và bộ " Pháp Hoa Nghĩa Sớ " của Thái tử Shòtoku. 

Các bộ kinh sớ giải Kinh Pháp Hoa của các học giả Nhật Bản ở thế kỷ hai mươi rất hữu ích. chẳng hạn như các bộ "Những Bài Giảng Nổi Tiếng Về KPH", 12 quyển của Ichiro Kobayashi Yoshiro, Kinh Pháp Hoa, 3 quyển của Yukio Shamoto và Kinh Pháp Hoa, 2 quyển của Yoshiro Tamura và Kyòkò Fujii. Tôi chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của những bộ sớ giải này tôi sẽ có thể tạo ra được một bản dịch tiếng Nga chính xác. Ví dụ, đầu phẩm Tín Giải (Faith Discernment) thứ tư, có nói đến các tôn giả Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp và Mục Kiền Liên. Bản dịch này cho rằng từ " wisdom-destined" (Huệ Mạng) áp dụng cho cả bốn vị. Tuy nhiên theo ngài Ichiro Kobayashi thì " wisdom-destined" chỉ liên quan đến Tu Bồ Đề và "Maha" (Đại) là từ dùng cho các vị kia. Tôi sẽ theo cách đọc này. 

Cái gì đã đặc biệt gây sự chú ý của ông khi ông dịch KPH và đọc các bản dịch cổ cũng như các bản dịch của các học giả Nhật Bản ở thế kỷ hai mươi này ? 

Tôi tình cờ đọc được một quyển sách có tựa là " Kinh Pháp Hoa và Vật Lý Nguyên Tử " ( The Lotus Sutra and nuclear Physics ) của một nhà Vật Lý học người Nhật Bản. Ông ta viết rằng một số vị Phật được kể trong KPH là tương tự như những nguyên tố được khám phá ra bởi các nhà Vật lý học hiện đại và ông kết luận rằng mỗi vị Phật này phải phù hợp với một nguyên tố đặc biệt. Chính điều này làm cho tôi để ý đến các bản dịch hiện đại của KPH. Theo kinh nghiệm của tôi thì họ thường đi xa và xem nhẹ những điểm quan trọng của kinh. Vì thế tôi thích tạo ra một bản dịch nặng ký hơn các bản dịch cổ điển và truyền thống. Tôi cũng chú ý đến một số xu hướng hiện đại hóa trong các bản dịch khác nhau về KPH mà chúng có thể tiếp tục được dịch sang các ngôn ngữ Châu Âu. Khi tôi nghĩ về lời phát biểu rằng mỗi nguyên tố là đại diện cho mỗi vị Phật, tôi cho rằng những khuynh hướng như vậy là không cần thiết cho người Nhật. 

Thông thường, người ta đồng ý rằng KPH được viết tại miền Tây Bắc nước Ấn độ Trong khoảng thế kỷ thứ I và thứ II, sau đó Kinh được truyền bá sang Trung Hoa,Triều Tiên rồi đến Nhật Bản. Trong lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi của Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai, khi một thành viên lãnh đạo phát biểu rằng đó là thời gian để tuyên bày một giáo lý mới cho tổ chức. Ông Nikkyo Niwano ( Chủ tịch hội ) liền trả lời : " Đó là sự phỏng đoán thêm vào lời dạy của KPH, một bộ kinh đã tồn tại một thiên niên kỷ, tự nó đã có trọng lượng rồi cần thêm chi nữa",ý kiến ông thì sao ? 

Tôi vinh hạnh được đọc bộ sớ giải KPH bằng tiếng Anh của ông Nikkyo Niwano. Tôi cảm thấy rằng ông ta không tạo ra một bộ luận mới mà đưa ra nhiều lời di-n giải trong những thuật ngữ mới và cố gắng giải thích bộ Kinh bằng một phương cách mà con người trong thế kỷ hai mươi có thể hiểu được. Tôi thấy không có lý do gì để đọc lại hoặc sữa lại bản gốc.

Người Tây phương có thể chia sẻ những hiểu biết thông thường về giáo lý cơ bản của KPH như " Phật, Pháp, Tánh không, Thật tướng của các pháp" không ? 

Bản dịch của tôi sẽ được chia thành năm phần, bao gồm một phần khá lớn về bản chú giải thuật ngữ Phật học. Tôi muốn giải thích các thuật ngữ liên hệ đến Phật Giáo và KPH được sử dụng trong bản dịch của tôi. Khi giải thích về "Pháp" và "Tánh Không" tôi dựa vào các phẩm của Otto Rosenberg và Theodore Stcherbatsky ( Sáng lập viên Hội Thư Mục Phật Học ). Chẳng hạn, khi gặp các từ pháp (law/Dharma), tùy theo trường hợp mà tôi dịch theo hai cách. Thứ nhất, pháp là "Pháp môn", thứ hai, Pháp là "các pháp" nói chung. Để phân biệt hai nghĩa này trong bản dịch tiếng Nga, tôi viết hoa từ "Pháp môn", còn chữ không viết hoa là " các pháp". 

Người Nhật hiểu giáo lý vô thường của vạn hữu như là một chuyện bình thường, còn người Nga sẽ như thế nào? 

Trong tiến trình lịch sử lâu dài của người Nhật Bản, Phật giáo đã đi sâu vào trong cuộc sống của người dân Nhật và KPH vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trên nền văn hóa Nhật Bản. Kết quả là người dân Nhật có những quan niệm, có những hiểu biết về Pháp Hoa Kinh trong máu của họ. Còn đối với người Nga, tiếc thay, ở Nga chỉ có một vai người đọc được KPH qua bản dịch tiếng Anh hay tiếng Trung Hoa. Do đó, thật quan trọng và hết sức bức thiết cho tôi hoàn thành tốt đẹp và chính xác bộ KPH bằng tiếng Nga cho người dân của chúng tôi. 

Hầu hết mọi người đều cho rằng nước, không khí và ánh sáng là chuyện tự nhiên. Tôi e rằng nhiều người cho rằng KPH và đạo Phật cũng thế. Tôi nghĩ sự quan sát của ông sẽ khách quan hơn ? 

Tôi nhìn thấy sự nguy hiểm cho chính bản thân tôi. Tôi được lớn lên và học hành trong xã hội nói tiếng Nga và văn hoá phương Tây, những cái tương tự như thế đã ảnh hưởng tôi. Như Goethe đã nói, để hiểu ngôn ngữ của bạn một cách chính xác, bạn nên học một ngoại ngữ. Trong thời gian này, tôi đang trải qua kinh nghiệm đó. Tuy nhiên, nhiều người không phải học ngoại ngữ để hiểu văn hóa và truyền thống của họ. Khi tôi tiếp xúc một cái gì đó khác với truyền thống của tôi, tôi có thể nhận ra một lãnh vực mới ngay chính trong tôi. 

Kinh Pháp Hoa đã hấp dẫn ông điều gì ?

Hai điều. Thứ nhất, lời dạy của KPH dường như ứng dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi người. Cái hấp dẫn tôi nhất là nội dung của phẩm " Bồ Tát Thường Bất Khinh" (The Bodhisattva Never Despise). Chúng ta biết rằng một vị Bồ Tát cuối cùng sẽ thành Phật, chúng ta phải nhận ra rằng chính chúng ta là người phải đạt được Phật quả. Vị Bồ Tát Thường Bất Khinh nói với bất cứ ai khi ngài gặp : " Tôi không dám khinh quý vị, quý vị đều sẽ thành Phật". Mặc cho họ ném đá và chế nhạo ngài, ngài vẫn giữ một khoảng cách an toàn và lập lại lời chúc tụng những kẻ khinh rẻ, hành hạ ngài như là những vị Phật tương lai. 

Thứ hai, là chín ẩn dụ của KPH. Dụ nhà lửa, dụ dược thảo, dụ hoá thành, dụ cùng tử, dụ hạt châu chéo áo, dụ hạt châu búi tóc, dụ ông thầy thuốc, dụ cha trẻ con già và dụ đào giếng, đó là những ẩn dụ độc đáo của KPH đã thu hút tôi. 

Tôi đọc kinh lần đầu tiên vào năm 1971 bằng bản dịch tiếng Anh do nhà xuất bản Kosei ấn hành. Tôi đọc kinh và liền nghĩ đến việc phiên dịch bộ kinh này ra tiếng Nga. Đó là thời điểm Liên Xô còn mạnh, sách ngoại quốc khó tìm thấy ở tiệm sách. Bộ kinh tôi đọc chỉ là một bản photocopy có nhiều vấn đề nảy sinh bởi vì đó là một bộ sách tôn giáo. Tôi chưa hề đọc thánh kinh. Cuối cùng tôi mới kiếm được một bản gốc của KPH và tôi bắt đầu nghiên cứu. Tôi viết luận án tốt nghiệp của tôi về ba tác phẩm chính của ngài Nichiren. Khi tôi đọc những tác phầm của ngài, tôi thích nhất là bộ KPH. Tiếc thay, tôi không có bản chính văn mà chỉ là bản chú giải và một bản dịch hiện đại. Rồi một vài năm trước đây, tôi nhận một bản gốc và một lần nữa tôi lại bị thu hút bởi KPH. 

Khi tôi hoàn tất bản dịch KPH tôi hy vọng sẽ chuy-n ngữ thêm năm tác phẫm chính của ngài Nichiren Thực tế, cách đây hai năm tôi đã in một phần sách dịch của tôi về quyển Kaimokusho (Khai nhản) của ngài Nichiren. Nhưng đó là một quyển sách in vội vã và tôi phải đính chính lại rất nhiều chỗ . Tôi rất biết ơn sự nghiên cứu và các bộ sớ giải của các giáo sư thuộc Đại Học Rissho, những yếu tố đã giúp cho sự hiểu biết của tôi về di sản tinh thần của thánh nhơn Nichiren, cũng như vô số những lời phê bình, đánh giá hữu ích mà tôi nhận được. 

Ông có quan tâm đến ý kiến cho rằng nhà văn Tolstoy (1828 - 1910) rất gần gũi với kinh điển Phật Giáo không?

Tôi nghĩ mọi người ở Nhật Bản đánh giá cao và hiểu biết nhiều về Tolstoy (Nhà văn nổi tiếng người Nga). Điều đó chứng tỏ rằng người Nga và người Nhật chia sẻ cho nhau nhiều đức tin về đời sống nội tâm. Chính Tolstoy có một sự quan tâm sâu sắc đối với tôn giáo và triết học Phương Đông, đặc biệt là đạo Phật và Lão. Lúc bây giờ, những hiểu biết về đạo Lão rất hạn chế ở Châu Âu, nhưng đã có một số sách viết về Đức Thích Ca bằng tiếng Châu Âu rồi. Tolstoy biết thông thạo nhiều thứ tiếng như Pháp, Đức, Anh, Ý.... do đó ông đã đọc nhiều bản dịch từ Kinh Tạng Pàli và Kinh Tạng Đại Thừa do các học giả Anh và Đức phiên dịch. KPH được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh trong khoảng thời gian ông còn sống và rất có thể ông đã đọc được bộ kinh này. Phật Giáo Đại Thừa được biết đến ở Nga, nhưng chỉ có một số ít người nghiên cứu. Do đó rất khó xác định được mức độ ảnh hưởng của Tolstoy đối với KPH và kinh Phật nói chung. Tôi nghĩ rằng rất có thể là ông ta đọc được nhiều kinh điển Phật Giáo. Điều đó hoàn toàn có lý, vì trước năm ông mất 1910, ông đã đọc một số kinh Phật được phiên dịch bởi học giả người Nga I.E.Minayev. 

Chúng tôi mong muốn nhìn thấy thành quả dịch phẩm KPH của ông.

Theo DHARMA WORLD, tháng 10/1996. 

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2022(Xem: 3219)
Ở giai đoạn đầu cuộc đối thoại giữa đạo Phật và Cộng sản, hình như không thể đội trời chung, bất cộng đới thiên. Những người hy vọng về cùng sống hòa bình, đã suy đoán về những điểm tương đồng giữa Chủ nghĩa Cộng sản và đạo Phật: Người Phật tử và người Cộng sản đều không tin vào một đấng Thần linh sáng tạo thế giới vũ trụ muôn loài, và cả đạo Phật và Chủ nghĩa Cộng sản đều dựa trên tầm nhìn phổ quát của Chủ nghĩa Bình đẳng. Thậm chí trên thực tế Tăng đoàn Phật giáo (Sangha, 僧伽) còn được so sánh với một Xã hội Cộng sản.
22/03/2022(Xem: 2776)
Bìa cuốn sách: "100 Hành động Tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc gây Nợ máu với Nhân dân Tây Tạng". Ngày 01 tháng 07 vừa qua, lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này, tác động dư luận quốc tế. "Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển Trung Quốc", ông Tập phát biểu trong video được truyền thông Trung Quốc phát trực tiếp. Ông tự ca ngợi về sự phát triển vượt bậc và hiện đại hóa của Trung Hoa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được 100 năm.
22/03/2022(Xem: 2695)
i người bảo bạn hãy "Giữ bình tĩnh", không ai nói cho bạn biết cách làm. Những cuốn sách về thế giới của nhà văn Terry Pratchett, tác giả của loạt tiểu thuyết giả tưởng Discworld nổi tiếng, đang trở thành một bộ phim truyền hình, một trong những nhân vật kể chuyện cho người khác nghe: "Bạn có thể trực tiếp sống trong thời đại thú vị." (May you live in interesting times) Đây là một lời nguyền. Đây cũng là một cách nói, "Tôi chỉ ước những điều tồi tệ đến với bạn" (wish only bad things for you). Chúng ta đang sống trong những thời đại thú vị. Nhưng chúng ta lại bẵng đi với thời gian. Chúng ta đang sống trong sự khác biệt bởi thử thách, sống tách biệt về thể chất và kiên nhẫn chờ đợi.
20/03/2022(Xem: 3003)
Hiệp hội Sinh viên Phật tử mới được thành lập trong khuôn viên Đại học Harvard, nơi họ gọi là ngôi nhà: Harvard Maarga. Cư sĩ Zhan Zhou và Cư sĩ Suneragiri Liyanage, đồng Chủ tịch Harvard Maarga, dẫn đầu phụ trách khôi phục không gian Phật giáo trong khuôn viên Đại học Harvard bắt đầu tư tháng 10 năm 2021. Tổ chức Hiệp hội Sinh viên Phật tử này đã nhận được sự công nhận từ Hội đồng Quản trị Đại học Harvard vào tháng 02 vừa qua. Cư sĩ Zhan Zhou cho biết, anh lớn lên trong một gia đình Phật giáo và đang muốn gắn bó lý tưởng phụng sự của đạo mình tại Đại học Harvard, nhưng không tìm thấy đoàn thể nào như thế trong ba năm đầu tiên ở Đại học danh tiếng này.
20/03/2022(Xem: 3011)
Vừa qua, công ty về giấc ngủ Mornings.co.uk đã tiến hành một cuộc nghiên cứu những địa điểm lý tưởng nhất trên thế giới để ngắm bình minh và hoàng hôn. Được biết, công ty này đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu từ Tripadvisor vào tháng 11 năm 2021 bằng cách tìm kiếm với từ khóa “bình minh”, “hoàng hôn” và lựa chọn những địa điểm có lượt tìm kiếm cao nhất. Kết quả, Mornings.co.uk xác định rằng nơi lý tưởng nhất để ngắm bình minh là Thánh địa Phật giáo Angkor Wat – Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Vương quốc Campuchia, tiếp theo là miệng núi lửa Haleakala của Hawaii và ở vị trí thứ 3 là Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ. Indonesia đóng góp khá nhiều vào danh sách này với Thánh địa Phật giáo Borobudur, ở vị trí thứ 4, núi Batur ở vị trí thứ 8 và núi Cadillac ở vị trí thứ 10.
19/03/2022(Xem: 17891)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
19/03/2022(Xem: 2687)
Phần lớn mọi người biết câu chuyện Facebook được tạo ra từ phòng ký túc xá của Mark Zuckerberg, nhưng bài học rút ra không nằm ở đó. Trong một chương trình Podcast gần đây của kỹ sư tin học Lex Fridman (Học viện Công nghệ Massachusetts), Zuckerberg cho biết anh có khả năng thành lập Facebook năm 2004 không phải nhờ bỏ học hay từ bỏ các mối quan tâm khác. Mà đó là do các mối quan hệ cá nhân anh tạo ra khi còn đi học. "Bạn sẽ giao lưu với ai", Zuckerberg nói, "là quyết định quan trọng nhất" mà một sinh viên có thể đưa ra khi học đại học. "Bạn sẽ trở thành người giống như những người xung quanh bạn", anh giải thích, "Tôi cho rằng có lẽ nhìn chung, mọi người quá tập trung vào mục tiêu mà không đầu tư đủ cho sự kết nối và những người họ đang gây dựng mối quan hệ".
19/03/2022(Xem: 2358)
Năm nay giữa âm lịch và dương lịch có sự hòa hợp khá lý thú, ngày Hạnh phúc Quốc Tế hằng năm 20/3 lại đến trước ngày vía Quan Âm một ngày (19/2 âm lịch nhằm ngày 21/3). Theo thiển ý người viết cả hai đều cùng chung một ý nghĩa” ban vui cứu khổ hoặc chia sẻ niềm yêu thương đến người”. Hẵng ai trong chúng ta đều nghĩ thầm ...dù quan niệm hạnh phúc như thế nào, bản năng của con người đều cần đến tình thương để phát triển và hoàn thiện . Kinh sách và tâm lý học đều cho rằng ... chính con người là chủ nhân của Họa, Phúc cũng như bất hạnh hay an vui cũng do chính mình tạo lấy. Hơn thế nữa, trong tình thương giữa con người và con người đều xen kẽ tình thương vị kỷ và tình thương vị tha thì phải chăng Hạnh Phúc Chân Thường chỉ đến khi tình thương vị tha có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách của vị kỷ?.
19/03/2022(Xem: 3764)
Khi tôi được mời phỏng vấn Ajahn Brahm trong thời gian Thầy viếng thăm Hong Kong mới đây, tôi hết sức vui mừng trước viễn cảnh được gặp lại Thầy. Cô bạn Cathy và tôi đến hành lang khách sạn của Thầy trước 15 phút, nhưng Thầy đã sẵn sàng chờ đón chúng tôi với nét mặt rạng rỡ trong chiếc y màu vàng đất và nụ cười tỏa sáng. Thầy làm tôi nhớ đến hình ảnh Đức Phật Cười (The Laughing Buddha = Phật Di Lặc ) vì Thầy có nụ cười tươi mát an bình và có cách diễn đạt tuyệt vời khiến cho những khái niệm khó khăn trở nên dễ hiểu; và Thầy luôn luôn có một câu chuyện để kể cho người nghe.
19/03/2022(Xem: 2482)
Cách đây vài ngày chúng tôi vừa nhận được một tin buồn từ Văn Phòng của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới ở Đài Loan gửi, báo tin rằng Trưởng Lão Hòa Thượng Liễu Trung đã viên tịch vào ngày 9.3.2022 ở tuổi 91. Ngài là Chủ Tịch của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới. Chúng tôi đã gặp Ngài lần đầu tiên vào năm 1991, trong lúc tổ chức Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tại Hannover, Đức Quốc. Giáo Hội chúng tôi đã tổ chức Đại Hội nầy và chúng tôi rất vinh dự đón tiếp Ngài cũng như gặp Trưởng Lão Hòa Thượng Ngộ Minh cùng chư Tôn Đức khác trên thế giới. Hơn 30 năm cho đến ngày nay, tôi thường gặp Ngài rất nhiều lần và nhiều nơi tại các nước như: Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan và ngay cả nhiều nước khác tại Á Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]