Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Triều Tiên.

22/05/201318:16(Xem: 17058)
Phật giáo tại Triều Tiên.

Haeinsa-03


Phật Giáo tại Nam Triều Tiên

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001


---o0o---

Nam Triều Tiên (South Korea, Nam Hàn) là một quốc gia nằm ở đông bắc châu Á. Diện tích: 99.484 Km2 , dân số: 45.182.000 người. Hàn quốc từng trải qua những chế độ độc tài với những cuộc bạo động xã hội và đàn áp mạnh mẽ. Nhưng tiến trình dân chủ hóa đã được thiết lập vào năm 1988. Hiện tại Nam Triều Tiên (NTT) đã trở thành "một nước công nghiệp hóa mới" (còn được gọi là một trong bốn con rồng châu Á) cùng với Đài loan, Hong Kong và Singapore. Phật giáo là một trong ba tôn giáo chính ở Hàn quốc (Khổng giáo và Ki Tô giáo).

Phật giáo được truyền vào TT vào thế kỷ thứ 4 Tây lịch. Vào thời điểm này, bán đảo Triều Tiên được chia thành ba nước nhỏ là Cao Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekje) và Tần La (Shilla). Phật giáo được giới thiệu lần đầu tiên ở phía bắc nước Cao Ly (nay là Bắc Triều Tiên), và dần dần lan đến Bách Tế, miền Tây nam và cuối cùng được truyền đến nước Tần La, thuộc miền đông nam vào thế kỷ thứ 5. 

* Phật giáo Triều Tiên trong thời Tam Quốc:

Nước Cao Ly ( Koguryo): Vào năm 372 Tây lịch, một tăng sĩ được thỉnh cầu từ Trung Hoa đến nước Cao Ly. Ngài đã mang theo số Kinh và một vài tượng Phật. Phật giáo đã được vua chúa và dân chúng tiếp nhận rất nhanh. 

Nước Bách Tế (Paekje):

Phật giáo được truyền vào nước Bách Tế từ Cao Ly vào năm 384 vào, tại đây vua chúa và quần thần cũng rất mộ đạo. Vua Asin (392-450), đã khuyên bảo quần thần và nhân dân rằng: "Nên tin tưởng vào Pháp Phật để mưu tìm hạnh phúc". Trong triều đại của vua Song ( 523-554), có một tăng sĩ tên là Kyomik, trở về từ Ấn Độ với nhiều bản kinh mới . Ngài được xem là vị Tổ khai sơn của một trong những tông phái phật giáo chính tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Triều Tiên đã lên đường đi truyền bá Phật Pháp tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này có một vài kiến trúc sư và họa sĩ tháp tùng. Nhờ những người này mà những ngôi chùa ở Nhật bản được xây dựng lên không lâu sau khi họ đặt chân đến Nhật . 

Nước Tần La (Shilla):

Đối với nước Shilla thì Phật pháp phát triển một cách chậm chạp cho đến thời kỳ vua Pháp Hưng (Pophung, 514-540) thì Phật giáo mới được thừa nhận là quốc giáo ( national religion) của Shilla. Vua Chân Hưng (Chihung, 540-575) đặc biệt khuyến khích phát triển Đạo Phật. Trong thời gian trị vì, ông đã cho thành lập Trường Phật Giáo Hwarangdo, tuyển chọn những người trẻ tuổi rồi đào tạo theo nguyên tắc của Phật giáo để ra phục vụ cho nước nhà. Trong thời đại của Shilla, những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có giá trị đã bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong đã được xây dựng trong thời kỳ này.

  • Phật giáo Hàn quốc từ thời thống nhất của Tần La đến ngày nay:

- Triều đại Tần La ( 668-935):

Năm 668, Triều đại Tần La đã có công thống nhất đất nước, và PG nhờ vậy mà cũng được thống nhất. Trong suốt triều đại Shilla PG đã tiếp tục phát triển cả về mặt học thuật lẫn văn hóa. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã xuất hiện, nhiều chùa, tháp, tượng Phật có tính lịch sử cũng đã được tạo dựng. Kinh Hoa Nghiêm ( Avatamsaka Sutra) và Kinh Pháp Hoa ( Saddharmapundarika Sutra) đã bắt đầu được nghiên cứu, trong khi Đức Phật Di Đà (the Buddha of Light) và Bồ Tát Quán Âm (the Bodhisattva of Compassion) được thờ phượng khắp nơi. Đến cuối triều đại Tần La Thiền Tông đã được giới thiệu từ Trung Hoa, và chính trường phái này đã giúp cho PGTT lật qua một trang sử mới.

- Triều đại Cao Ly ( 935-1392): 

Sau khi triều đại Tần La suy tàn, nhà Cao Ly tiếp nối vào thế kỷ thứ mười. PG tiếp tục là quốc giáo, nhiều vị vua đã phát tâm xây dựng chùa tháp và ủng hộ nhiều mặt cho Chánh Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm này có quá nhiều sự tập trung vào lễ nghi và điều này đã tạo ra một tình cảnh không thích hợp cho việc phát triển tâm linh. Trong nỗ lực gạn lọc và tái tạo lãnh vực tu tập tâm linh, nhiều tăng sĩ đã chống lại khuynh hướng lễ nghi này. Một trong ba thiền sư là ngài Nghĩa Định (Ui- chon, 1055-1101), con trai của vua Minh Tôn (Munjong, 1047-1083), người đã mang về cho Triều Tiên 4000 Kinh sách các loại khi ngài còn du học ở Trung Hoa, từ những bộ kinh này mà bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (Tripitaka Koreana) đã được thành lập vào thế kỷ thứ 11, đây là một trong những thành công rực rỡ của PG dưới triều đại của Koryo. Thiền sư Nghĩa Định cũng được xem là người có công mang hạt giống thiền của tông Thiên Thai về cho TT và thiền phái này đã tạo ra một không khí mới cho PG Triều Tiên thời bấy giờ.

Tiếp đó, thiền sư Tri Nột (Chi-nul, 1158 - 1210), đã trở thành người lãnh đạo cho PG TT. Ngài đã khai sơn chùa Songgwang trên núi Tào Khê (Chogye), đây là một ngôi tổ đình của tông phái thiền hơn 300 năm. Chín tông phái thiền đã được thiền sư Thái Cổ (Tae-go, 1301 - 1382) thống nhất với tên gọi là thiền phái Tào Khê (Chogye), một tông phái chính của PG TT vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay. 

PG vẫn duy trì và ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trí thức vào cuối triều đại Cao Ly. Khổng giáo được truyền đến bán đảo Triều Tiên cùng thời với PG nhưng không đạt được kết quả như vậy. 

- Triều đại Triều Tiên (Choson , 1392-1910):

Với sự suy sụp của triều đại Cao Ly vào năm 1392, PG cũng theo đó mà đi xuống khi những vị vua của tân triều đại Triều Tiên theo Khổng giáo. Trong thời kỳ này nhiều tăng sĩ PG đã tham gia vào chính sự. Các vua của triều đại này từng có những chiến lược đàn áp PG một cách thẳng tay. Chùa chiền không được xây dựng gần thành phố mà phải xây ở tận nơi rừng sâu núi thẳm, nhiều ngôi chùa đã bị phá hủy, tăng sĩ bị coi rẽ và không được phép đặt chân đến thành phố. Tuy nhiên cũng có một vài vị vua trong triều đại này đã bảo hộ PG và một điều quan trọng là dân chúng vẫn giữ niềm tin đối với Chánh Pháp. 

Đến cuối thế kỷ 16, trong khoảng thời gian Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, PG đã trở lại cứu hộ cho đất nước. Ở tuổi 72, thiền sư Tây Sơn (So- san 1520 -1604) và người đệ tử là Tứ Minh Đường (Sa-myong 1544-1610) cùng với 5000 tăng binh ( Buddhist monk soldiers) đã đổ ra chiến trường. Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và ngài đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.

- Từ 1910 - đến nay:

Vào năm 1910 triều đại Triều Tiên đã tàn lụi với sự thôn tính của đế quốc Nhật Bản. Trong thời kỳ thuộc địa, PG đã được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, các tông phái PG bản xứ không được phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được bổ nhiệm từ chính quyền. Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã bị mang về Nhật Bản. Gần đây, chính quyền TT đã có những cuộc thương thuyết với phía Nhật Bản để đòi lại những bảo vật của Phật Giáo.

Sau cuộc cách mạng 1945, tăng sĩ thanh tịnh của thiền phái Tào Khê đã thay thế cho những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong bốn thập niên qua, nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội. Một nửa dân số TT là Phật Tử. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử TT đã xuất gia và PGTT đã được phục hưng rất nhanh.

- Về các Tông Phái Phật giáo tại Triều Tiên:

Hiện tại ở TT có tất cả là 18 tông phái PG khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Mahayana và phần lớn được thành lập vào sau năm 1945.

Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê (Tào Khê là một tên gọi khác của Lục tổ Huệ Năng, 638-713) được thiền sư Thái Cổ (1301 - 1382), một tăng sĩ Hàn Quốc nổi tiếng trở về từ Trung Hoa vào năm 1346 và lập nên thiền phái này. Ngài cho rằng thiền là một pháp tu tốt nhất để đạt tới giác ngộ. Những bộ kinh căn bản của thiền phái này là Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Hoa NghiêmẨ có khoảng 1632 ngôi chùa là chi nhánhở khắp trong và ngoài Triều Tiên, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 tín đồ qui y theo phái này.

Image26

Một lễ thọ giới của của chư Tăng Triều Tiên

Về mặt giáo dục, hầu hết các ngôi chùa hiện nay đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Đây là một truyền thống đẹp, bởi vì xưa nay các tăng sĩ Triều Tiên đều đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại PGTT, có nhiều trường sơ, trung đẳng Phật học và một trường Đại Học PG ở Dong-Guk, trường này có chi nhánh ở Seoul và Kyongju, chỉ đặt biệt dành cho tăng ni học mà thôi.

Về Bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên khắc trên gỗ:

Như đã nói ở trên bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (ĐTKTT) đã được chuyển ngữ, rồi khắc trên bản gỗ và được bảo trì trong Tàng Kinh Cát tại chùa Kang-Wha vào thế kỷ thứ 11, (chùa này được xây dựng vào năm 1488).

Vào 1817 tàng Kinh cát này còn gọi là Bát Vạn Đại Tạng Kinh đã may mắn thoát khỏi cơn hỏa hoạn . Nhưng rủi thay, số phận của bộ ĐTK này đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa xâm lăng của Mông Cổ. Đến thế kỷ 13 bộ ĐTK mới được khắc trở lại theo chiếu chỉ của vua Kojong ( 1213-1259) và được bảo trì tại chùa Hải Ấn (Haein-sa) thuộctỉnh Nam Gyeongsangcho đến ngày nay. 

Bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn (Haeinsa)

Một vài ghi nhận về quá trình chạm khắc bộ Đại tạng Kinh bằng gỗ này:

Chọn loại gỗ bu-lô trắng rồi đem ngâm dưới nước biển ba năm, sau đó vớt lên phơi khô ba năm, rồi mới sử dụng để khắc chữ. Người ta ghi nhận rằng công trình vĩ đại này chỉ do một nam Phật tử thực hiện ròng rã trong 16 năm để hoàn thành 52.382.960 chữ, gồm 6791 quyển. Vào năm 1995, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESCO) đã công nhận Tàng Kinh Các này là di sản văn hoá thế giới.

Image27

Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

Haeinsa-06

Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

Haeinsa-Tripitaka_Koreana-01

Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

Haeinsa-01

Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

Haeinsa_Tripitaka_Koreana_woodblock_2770-06a

Một bản Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

Haeinsa-09

Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

Haeinsa-04

Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

Haeinsa-02

Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

Haeinsa-05

Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

Lời kết:

Nhìn chung từ sau ngày Triều Tiên giành lại nền độc lập, Phật giáo đã đối phó với nhiều thách thức của thế giới hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Thiền phái Tào Khê đã đóng một vai trò trung tâm trong quá trình hoằng dương Chánh Pháp trong suốt chiều dài lịch sử của xứ sở này. 

Ngày nay có rất đông giới trẻ Triều Tiên đã chú ý và tham gia vào các sinh hoạt Phật Pháp như ghi danh theo học các khóa giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn, công tác từ thiện xã hội... Những phát triển của Ni giới gần đây cũng đáng chú ý, người ta tin tưởng rằng Phật giáo Triều Tiên đang trên đà phát triển mạnh và đầy lạc quan ở tương lai./.

(Tổng hợp từ tài liệu: Korean Buddhism Magazine ( Seoul/1997) 

Tài liệu này do phái đoàn Phật Giáo Triều Tiên trao tặng nhân dịp các vị đến Úc tham dự Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ 20 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, 1998)

Tu Viện Quảng Đức
sẽ tổ chức hành hương viếng thăm Chùa Hải Ấn
(ở miền Đông Nam Triều Tiên, một ngôi chùa có trên 1000 năm tuổi, nơi còn lưu trữ Bộ Cao Ly Đại Tạng Kinh, bản kinh duy nhất trên thế giới khắc trên gỗ)vào tháng 4 năm 2011, lịch trình hành hương sẽ phổ biến sau.

Haeinsa-03

Haeinsa Temple in Korea

Haeinsa(Temple of Reflection on a Smooth Sea) is a head temple of the JogyeOrderof Korean Buddhismin the GayaMountains, South GyeongsangProvince South Korea. Haeinsa is most notable for being the home of the TripitakaKoreana, the whole of the Buddhist Scriptures carved onto 81,258 wooden printing blocks, which it has housed since 1398.[1]

Haeinsa is one of the Three Jewel Temples of Korea, and represents Dharma or the Buddha’s teachings. It is still an active Seonpractice center in modern times, and was the home temple of the influential Rev. Seongcheol, who died in 1993.

History

The temple was first built in 802. Legend says that two Korean monks returned from China, Suneung and Ijeong, and healed King Aejangwife's of her illness. In gratitude of the Buddha's mercy, the king ordered the construction of the temple.[1]Another account, by Choe Chi-Won in 900 states that Suneung and his disciple Ijeong, gained the support of a queen dowager who converted to Buddhism and then helped to finance the construction of the temple.

The temple complex was renovated in the 900s, 1488, 1622, and 1644. Hirang, the temple abbot enjoyed the patronage of Taejoof Goryeoduring that king’s reign. Haiensa was burned down in a fire in 1817 and the main hall was rebuilt in 1818.[1]Another renovation in 1964 uncovered a royal robe of King Gwanghaegun, who was responsible for the 1622 renovation, and an inscription on a ridge beam.

The main hall, Daejeokkwangjeon (Hall of Great Silence and Light), is unusual because it is dedicated to Vairocanawhere most other Korean temples house Seokgamoni in their main halls.

The Temple of Haeinsa and the Depositories for the "Tripitaka Koreana" Woodblocks, were added to the UNESCOWorld Heritage Listin 1995. The UNESCO committee noted that the buildings housing the Tripitaka Koreana are unique because no other historical structure was specifically dedicated to the preservation of artifacts and the techniques used were particularly ingenious.[2]

The temple also holds several official treasures including a realistic wooden carving of a monk and interesting Buddhist paintings, stone pagodas, and lanterns.

Janggyeong Panjeon (National Treasure No.52)

Haeinsa-Tripitaka_Koreana-01
Tripitaka Koreana woodblocks at Haeinsa Temple

The storage halls known as the Janggyeong Panjeon complex are the depository for the TripitakaKoreanawoodblocks at Haeinsa and were also designated by the Korean government as a national treasure of Koreaon December 20, 1962. They are some of the largest wooden storage facilities in the world.[3]. Remarkably, the halls were untouched during the Japanese invasion of Koreaand were spared from the 1818 fire that burned most of the temple complex down. All told, the storage halls have survived seven serious fires and one near-bombing during the Korean Warwhen a pilot disobeyed orders because he remembered that the temple held priceless treasures.

Janggyeong Panjeon complex is the oldest part of the temple and houses the 81,258 wooden printing blocks from the Tripitaka Koreana. Although the exact construction date of the hall that houses the Tripitaka Koreana is uncertain, it is believed that King Sejoexpanded and renovated it in 1457. The complex is made up of four halls arranged in a rectangle and the style is very plain because of its use as a storage facility. The northern hall is called Beopbojeon (Hall of Dharma) and the southern hall is called Sudarajang (Hall of Sutras). These two main halls are 60.44 meters in length, 8.73 meters in width, and 7.8 meters in height. Both have fifteen rooms with two adjoining rooms. Additionally, there are two small halls on the east and west which house two small libraries.

Haeinsa_Tripitaka_Koreana_woodblock_2770-06a
Copy of a Tripitaka Koreana woodblock used to allow visitors to make an inked print of the woodblock on the Haeinsa complex grounds. See: for image of woodblock print..

Several ingenious preservation techniques are utilized to preserve the wooden printing blocks. The architects also utilized nature to help preserve the Tripitaka. The storage complex was built at the highest point of the temple and is 655 meters above sea level. Janggyeong Panjeon faces southwest to avoid damp southeasterly winds from the valley below and is blocked from the cold north wind by mountain peaks. Different sized windows on the north and south sides of both main halls are used for ventilation, utilizing principles of hydrodynamics. The windows were installed in every hall to maximize ventilation and regulate temperature. The clay floors were filled with charcoal, calcium oxide, salt, lime, and sand, which reduce humidity when it rains by absorbing excess moisture which is then retained during the dry winter months. The roof is also made with clay and the bracketing and wood rafters prevent sudden changes in temperature. Additionally, no part of the complex is exposed to sun. Apparently, animals, insects, and birds avoid the complex but the reason for this is unknown. These sophisticated preservation measures are widely credited as the reason the woodblocks have survived in such fantastic condition to this day.

In 1970, a modern storage complex was built utilizing modern preservation techniques but when test woodblocks were found to have mildewed, the intended move was canceled and the woodblocks remained at Haeinsa.

http://en.wikipedia.org/wiki/Haeinsa

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2022(Xem: 2882)
Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đầu tư kiến tạo Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Tanzania, TP.Dar es Salaam, khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe hơi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, một quốc gia ở bờ biển phía đông châu Phi và đã đi vào hoạt động cho lớp học đầu tiên. Gồm 60 sinh viên được thi tuyển từ khắp Tanzania, họ được lưu trú tại Ký túc xá trong khuôn viên trường từ tháng 2 năm 2016 và đã đưa ra những học kỳ đầu tiên.
26/02/2022(Xem: 2562)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan phải hứng chịu các cuộc nội chiến kéo dài liên miên, chiến tranh tàn phá khốc liệt, hiện người dân nơi đây đang sống trong cảnh mùa giá lạnh cay đắng. Nhiều người đang phải chịu cảnh đói và rét, khẩn cấp cứu hộ quốc tế là tối cần thiết. Với từ bi tâm cứu trợ nhân đạo, Pháp sư Giác Thành, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đặc trách vực Đông Nam Á, cùng đồng tâm hợp lực với tổ chức Hòa bình Thế giới Malaysia, Ngân hàng Đầu tư Kỹ thuật số Golden Horse, đã tiến hành thành lập Nhóm Sưởi ấm và Chăm sóc Nhân đạo để viện trợ nhân đạo cho nhân dân các địa phương Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.
17/02/2022(Xem: 5251)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia.
17/02/2022(Xem: 5262)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 3338)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 5385)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 11232)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7259)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 10695)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 23743)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]