Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (1928-2024) tại California, Hoa Kỳ

02/02/202408:18(Xem: 1428)
Thành Kính Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (1928-2024) tại California, Hoa Kỳ


HT Thang Hoan-1928-2024

THÀNH KÍNH T
ƯỞNG NIỆM

 ĐỨC ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THƯỢNG HẠ THẮNG HOAN

(1928-2024)

 

 

 

 

 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính bạch Giác Linh Ôn,

Hôm nay thứ năm, ngày 25.1. 2024, cũng nhằm rằm tháng 12 năm Quý Mão, vẫn còn trong niềm hoan hỉ, rộn rã của đất trời đón mừng ngày Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo mùng 8 tháng 12 thì chúng con nhận được tin Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 6 giờ 50 sáng tại thành phố Santa Ana, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ, trụ thế ở đời 97 năm, hạ lạp 72. Toàn thể Tăng Ni và Phật tử đều vô cùng tiếc thương một vị Thầy đã suốt cuộc đời gần một thế kỷ đã cống hiến cho Đạo Pháp và Dân Tộc từ Việt Nam qua đến Hải Ngoại.

Cũng trong niềm tiếc thương đó con xin ghi lại tóm gọn nơi đây những lời chia sẻ về tình trạng sức khỏe cũng như di huấn của Hòa Thượng sau lần bị thông tim vào tháng 11 cách đây 5 năm trong lần Ôn đột nhiên ngã bệnh phải vào nhà thương, trong chương trình Phật Việt Tivi, do sự thăm viếng của Hòa Thượng Minh Dung và Thượng Tọa Quảng Thường, tại chùa Phật Quang.

 

Giọng Ôn thật ôn tồn và hiền hòa:

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa quý Ngài trong ban tổ chức

Cũng như các Phật Tử khắp nơi trên thế giới

Tôi xin chân thành chào đón tất cả Quý Vị, gửi đến Quý vị lời chào kính mến của tôi. Cảm ơn sự quan tâm của Quý Vị.

 


ht thang hoan-3

Sau đó Ôn kể lại đang ngồi viết sách thì bị mệt nên phải vào bệnh viện, ở đây cho biết  phải thông tim, nhưng lại phát hiện bị đóng vôi nên không thực hiện  được vì Ôn bệnh đường, bác sĩ cho về nhà, uống thuốc rồi chờ khám tim lần hai. Có lẽ do uống thuốc bổ nhiều, có nhiều calcium nên mạch máu bị đóng vôi, vì vậy bác sĩ bảo ngừng không được uống nữa, Ôn vừa về và tối thứ sáu chờ phải khám lần hai. Ôn thấy trong người vẫn khỏe và tiếp tục viết những tư tưởng của Ôn.

Ôn cười vui vẻ lại tiếp tục kể: "trong nhà thương tôi thấy có ông lão 93 tuổi kể rằng đã bị 5 lần rồi, còn Hòa Thượng mới một lần không sao!

 Vì vậy tôi hy vọng sống lâu hơn nữa vì chỉ mới có một lần, nhưng nói nhỏ: bác sĩ không cho tắm một tuần, nhưng luật của Phật chỉ cho một năm tắm một, hai lần thôi. Luật của Phật! (Ôn cười dòn dã).

 

Tôi xin cảm ơn tất cả các bậc Tôn Túc ở Hải ngoại cũng như các Phật tử khắp nơi của đại Phật Việt Tivi quan tâm tới tôi, tôi vô cùng xúc động, đồng thời tôi cũng thấy rằng tôi chưa chết đâu, tôi còn sống thêm được năm năm nữa.

Tôi về đây dù chưa thông tim lần thứ hai tôi vẫn viết bài viết sách được, nhưng tôi cũng theo dõi cho sức khỏe tôi, nếu tôi thấy nhức đầu sơ tôi nghỉ.

Tôi xin cảm ơn tất cả Quý Vị khắp  nơi đã quan tâm và chúc mừng cho sức khỏe của tôi, đó là nguồn năng lượng từ trường năng lượng khắp nơi chia sẻ cho tôi, đó là giao thoa vĩ đại cho tôi khỏe, năm nay tôi đã chín mươi mốt tuổi rồi!

 

Nghe Ôn chia sẻ, HT Minh Dung, TT Quảng Thường, cũng như toàn thể những ai xem chương trình đều vui mừng vì biết Ôn sức khỏe vẫn ổn định, minh mẫn.

 

Qua đây, con mới được biết Ôn là nhà thơ, với lòng từ bi, khi Ôn nhìn bất cứ gì

Ôn cũng làm thành thơ để lại cho chúng con, Ôn kể lại năm Ôn chín mươi tuổi có một lần nhìn ra bãi cỏ, Ôn thấy những đóa hoa vàng thật đẹp, Ôn hỏi người cắt cỏ làm vườn mới biết đây là hoa dại, hoa này có thể làm dị ứng nên cắt đi. Cảm lòng cho hoa bị cắt, Ôn đã làm bài thơ mang tên "Tâm sự đó hoa rừng"

 

 Tâm sự đóa hoa rừng

Mình đây cũng một loài hoa

Tinh anh cũng hiện chan hòa sắc hương

Chỉ mang ý nghĩa hoa rừng

Thì thôi số phận đáng thương phủ đầu

Âm thầm góp mặt trăng sao

Dù ai quên lãng đi vào tâm tư

Thế nhưng đời chẳng thờ ơ

Để tình xuân thắm ươm tơ mộng vàng

Nhẫn tâm giẵm nát bên đàng

Đóa hoa bạc phước lệ tràn thiên thu

Đâu người thông cảm niềm đau

Cho loài hoa dại nghìn sau ấm lòng

Ước mơ xin gửi giới cùng

Vần thơ ghi tạc đượm nồng thiết tha

 

Không những thế Ôn còn làm những bài thơ mang tính cách giáo dục, có tính cánh hài hòa, từ bi của Đức Phật để nhắc nhở cho chúng con:

 

Nụ cười

Nụ cười mở cửa tâm linh

Cho nhiên kết hợp cho tình nở hoa

Hận thù buông bỏ ngàn xa

Nối vòng tay lớn chan hòa thân thương

Phải đâu bao nỗi đoạn trường

Cười môi héo hắt vấn vương lụy phiền

Phải đâu nước đổ thành nghiêng

Tây Thi cười hận đảo điên thói đời

Cười như biệt tích muôn nơi

Giờ đây tao ngộ nguồn vui dạt dào

Kìa xem Phật Tổ nhiệm mầu!

Nụ cười thanh thoát sạch làu trần ai

Thanh bình hương tỏa từ bi

Nụ cười an lạc lối đi nhạc vàng

Người ơi xin chớ ngại ngùng

Nụ cười trao tặng gửi lòng nhau đây

 

Ngày hôm đó Ôn cũng đã tự đọc chúc thư do Ôn viết (ngày 3.10 Dương Lịch năm 2019), giọng Ôn trầm tĩnh, rõ ràng, xem sự sống chết, đến đi là lẽ thường đã làm cho chúng con vững niềm tin nơi một vị Thầy đã chứng đạo, (con xin phép không ghi lại nơi đây).

 

 HT Minh Dung : Kính bạch Ngài, đây là một lời di huấn về tang lễ của Ngài khi Ngài nhập diệt rất là xúc động, con sẽ chuyển lời tâm nguyện này đến Giáo Hội, xin gửi đến tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử gần xa. Con muốn làm một điều gì lớn hơn,  nhưng mà chúng ta ở Mỹ chúng con không muốn là điều gì trái với điều ước nguyện của Ngài hết, cho nên đó là lý do mà con muốn trong ngày hôm nay nhân dịp thăm Ngài, vấn an sức khỏe Ngài chúng con có nghĩ đến chuyện này, Ngài chỉ dạy chúng con và Ngài gửi đến cho Giáo Hội những điều mong đợi mà khi cả đời của Ngài đến đất nước này hơn 40 năm rồi ra đi. Mặc dù Ngài không cần gì hết như trước kia Ngài tâm sự với con rằng thiêu xong thì đem hài cốt của Ngài ra biển rải liền: Nó cũng có cái hay vì Ngài không thấy gì quan trọng hết đối với một đời hành đạo, một đời làm đạo, một đời hy sinh cho đạo với Ngài, nhưng mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi hành động của Ngài là những bài pháp lớn đối với chúng con để cho phật tử gần xa họ nhất tâm di giáo những lời chúc thư mà Ngài đã nói và để lại trong hôm nay. Nhưng lời cuối con hy vọng được làm phụ tá cho Ngài thêm ba mươi năm nữa.

 A Di Đà Phật.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cám ơn Ngài, khi mà tôi làm hội đồng Giáo Phẩm Ngài làm phụ tá cho tôi, tôi vô cùng vui mừng vì Ngài có nhiều ý tưởng quá đẹp, quá mới theo kiểu tiến bộ, thành ra tôi hy vọng con đường phụ tá của Ngài tôi thấy con đường rất độc đáo, độc đáo nhất. Tôi đặt trọn niềm tin của Ngài lắm, chứ tôi không đòi hỏi gì. Hồi xưa c mỗi lần viết tôi phải suy nghĩ, tôi viết làm cho trọn ý nghĩ của tôi, nhưng mà tôi thấy thực thụ thì khi Ngài đưa một con đường thì có nhiều ý kiến tâm sự mà tôi thấy con đường này rất có giá trị trên con đường xây dựng quê hương mới.

Bởi vì chúng ta đừng đặt vấn đề chúng ở trong nước, bởi vì trong nước chúng ta đã có từ lâu, từ ngàn đời, 2000 năm rồi, còn đây là một quê hương mới, nói trắng ra mình mang văn hóa từ Việt Nam qua, nhưng tội nghiệp tuổi trẻ bên đây. Tuổi trẻ bên đây nó lớn lên nó biết, nó cho đây là quê hương của nó, cũng như hồi xưa miền Nam là nước của ngoại quốc, nhưng mà trở vô miền Nam thì Chúa Nguyễn đi vô, rồi từ đó trở thành quê hương thứ hai, thì qua đây cũng là một quê hương thứ ba mà chúng ta phải xây dựng bằng mọi cách này hay bằng mọi cách khác. Hơn nữa chúng ta là Đạo Phật Việt Nam

Tôi thường nói với tất cả quý vị bà con, người Đạo giáo là mẫu số chung, nhưng mà Phật Giáo Ấn Độ có văn hóa của Ấn Độ, Phật Giáo Tây Tạng có văn hóa của Tây Tạng, Phật Giáo Nhật Bổn, Trung Hoa cũng vậy, các nước khác đều là Phật Giáo nhưng mà họ có cái văn hóa của họ.

Phật Giáo Việt Nam Dân tộc Việt Nam phải là văn hóa Việt Nam mà Đạo Phật Việt Nam, tôi thường nói một câu rõ ràng, khi chúng ta có người từ trần, có ai bao giờ đi rước một ông sư Tây Tạng tụng kinh không? -  Không, vì đó nằm trong văn hóa Việt Nam, hay là rước một ông sư Tàu đi tụng kinh được không?

 - không. Mà có bao giờ ông sư Tàu đi rước ông sư Việt Nam tụng kinh không?

 - không.

Nghĩa là mỗi nước có một văn hóa riêng, từ văn hóa đó đùm bọc cho giống nòi, cho Phật tử. Phật giáo gắn liền với văn hóa này, thì chúng ta qua đây xây dựng một văn hóa mới thì chúng ta phải đem cái văn hóa Việt Nam cấy qua đây, xây dựng qua đây và phát triển qua đây để làm nền tảng cho con cháu chúng ta đừng có quên cội mất nguồn, mất tất cả. Như vậy trách nhiệm của chúng ta là  lót đường làm con đường này cho con cháu chúng ta.

 Nói về đời tư cá nhân tôi, nếu tôi không làm chuyện này thì tôi sướng biết bao! tôi có chùa to, tôi có thể vĩ đại, tôi có đệ tử cũng nhiều chứ. Điển hình như chùa Phật Ân là chứa 500 người do tôi xây dựng, nhưng tôi không quản lý, tôi bỏ tôi đi chỗ khác vì tôi làm Phật sự.

Nhưng nếu chúng ta vì đạo, vì dân tộc ta, vì tín ngưỡng ta thì chúng ta phải làm cho xong cái nền tảng. Để chi?- Để cho con cháu chúng ta lớn lên nẩy nở và phát triển theo thành văn hóa Việt Nam.

Người Mỹ họ nói với tôi rằng "tôi cần ông đem những cái gì của ông cho chúng tôi, chúng tôi không muốn ông thành tôi, tôi không cần, nhưng mà cần những cái gì của ông có đem cho tôi. Họ muốn, cần cái chuyện đó, thì mình đem cái tinh ba của Phật Giáo đây để cho người ta thấy rằng mình có cái tài nguyên, có cái tư tưởng sâu, có đường hướng mới, có sức sống riêng của dân tộc đem đến cho họ thấy và có thể họ bắt chước.

Vì vậy cho nên chính người Mỹ trong khoá tu học Bắc Mỹ như ở Chicago, một ông Linh Mục Giáo Sư người Mỹ lớn, một ông Tin Lành người da đen. Mấy ông đó xúm nhau đăng ký vô học, tôi mới hỏi: " Quý Ngài vô đây học cái gì đây? quý Ngài có tôn giáo có đường hướng của quý Ngài tại sao vô đây học? Họ nói một câu mà tôi xúc động vô cùng, họ nói dân tộc tôi không có truyền thống của Tổ Tiên, nhưng mà dân tộc của ông có truyền thống Tổ Tiên, cho nên tôi mới vô đây tôi học, những cái đường hướng của ông để xây dựng truyền thống tổ tiên cho giống nòi tôi.

 Họ nói làm tôi vô cùng xúc động, cho nên mỗi lần học họ đến họ giúp, họ là người Công Giáo, là giáo sư lớn của người Mỹ, Mục Sư  Tin Lành người da đen, họ hòa mình vào với chúng ta rất là độc đáo trên vấn đề sinh hoạt tôn giáo.

 Họ đến trong tổ chức Phật Giáo Bắc Mỹ thôi. Bởi vì Phật Giáo Bắc Mỹ có tính cách biểu tượng cho một  quốc gia, chứ không phải là một thành phố, người ngoại quốc họ chú trọng về vấn đề này, cho nên họ bắc nhịp cầu với chúng ta rất nhiều, cho nên cái mà chúng ta có chúng ta phải thể hiện.

Tôi thường nói với giới trẻ cái cây bông hồng nó có cái đẹp của nó, cây bông lan có cái đẹp của nó. Bây giờ cây bông lan biến thành cây bông hồng được không? Bông hồng biến thành bông lan được không?- không

Nhưng mỗi cái có cái đẹp riêng, trong cộng đồng, trong vườn hoa nó thể hiện cái đẹp của họ cũng đủ làm cho vườn hoa đẹp rồi, thì bây giờ chúng ta đâu cần biến thành người Mỹ, người Mỹ biến thành ta mà chúng ta thể hiện cái sắc thái sắc đẹp của chúng ta, của dân tộc ta cũng đủ đóng góp cho nền văn minh của nước Mỹ rồi.

Cái đó là cái ước mơ mà cái đó nó thể hiện cái đẹp của chúng ta.

Mà ở hải ngoại này, xin lỗi cái đẹp không phải họ nhìn cho cộng đồng mà họ nhìn cho tôn giáo. Vì vậy họ mới nói chỉ có tôn giáo mới gói gọn tình thần văn hóa của một dân tộc đó. Phật Giáo là Việt Nam, cho nên do đó họ nhìn vô và họ muốn cho mình thể hiện cái đẹp đó cho họ thấy được.

Có nhiều người hỏi tại sao lại không xây dựng cho người Mỹ? Tôi nói không, xây dựng cái foundation (nền tảng) cho con cháu chúng ta trước cái đã rồi con cháu chúng ta làm nền tảng để kéo người ngoại quốc vô, hướng dẫn người ngoại quốc theo chiều hướng của mình mà không mất gốc, không mất nhân bản. Đó là con đường mà chúng ta đặt vấn đề. 


ht thang hoan-10
Từ phải qua: HT Minh Dung, Đức ĐLHT Thích Thắng Hoan, TT Quảng Thường

 

 

TT Quảng Thường:

Chúng con cũng vừa nghe được di huấn của Ôn, Ôn vừa đọc cho chúng con nghe. Thưa với khán thính giả, HT năm nay 92 tuổi, còn rất xuân thì, nghĩa là còn đọc thơ, làm thơ, còn nói chuyện một cách lưu loát, minh mẫn và khẳng định với tất cả chúng ta rằng, trong thời điểm này Ngài rất minh mẫn để đọc lên di chúc để chia sẻ đến đại chúng.

Thường khi chúng ta nghĩ đến sự ra đi, chuẩn bị cho sự ra đi, để chuẩn bị cho một cái mất để trở về quê hương mới thì chúng ta rất là hãi hùng và khiếp sợ trước nó, và ngày xưa Đức Phật còn tại thế cũng vậy, Ngài đến thế gian này để đem ánh Đạo thiêng liêng để ban rải, để tặng cho chúng ta món quà cao quý đó, rồi đến một lúc nào đó Ngài cũng phải dừng lại thuận theo luật vô thường tự nhiên của Tạo Hóa mà Ngài ra đi, thì trong giây phút đó hàng trăm, hàng vạn người Phật tử của Đức Phật vây kín bên Ngài, quỳ lạy khóc lóc và mong ước Ngài ở lại trần gian lâu hơn chút nữa để cho hàng tín đồ cũng như hàng Tăng lữ của Ngài được học thêm lời dạy của Ngài.

Nhưng Đức Phật dạy cho hàng đệ tử của Ngài cái gì có hữu hình chắc chắn sẽ bị hủy hoại theo định luật tự nhiên của Tạo hóa: thành, trụ, hoại và không. Hay là chúng ta đến cõi đời này trụ một thời gian rồi sẽ ra đi, Phật cũng thuận theo như vậy và ngày hôm nay HT Thích Thắng Hoan cũng vậy, chưa đến lúc đó, nhưng rồi sợ một ngày nào đó vô thường đến mời Ngài đi sang thế giới khác hạnh phúc hơn, an lành hơn và đem những cái hiểu biết, những cái học hỏi, những sự giác ngộ của Ngài để ban dạy về cho một thế giới khác thì chắc chắn rằng hàng Tăng lữ của chúng con và hàng Phật tử ở khắp nơi sẽ ngỡ ngàng trước sự ra đi đó, và chúng con sẽ lúng túng không biết làm gì để hài lòng người Cha mình, người Thầy mình để tìm  đưa Thầy mình về một thế giới khác, một quê hương khác, vì lẽ đó Ngài mới chuẩn bị ra một di chúc này.

 Để làm gì? - Để cho chúng con khi mà Ngài ngừng lại tất cả mọi thứ chúng con biết làm gì, làm tuần tự theo lời di chúc này như hồi nãy Ôn nói cuối thư: "để an lòng người ra đi", chúng con rất cảm động như hồi nãy ôn Minh Dung chia sẻ, có một giây phút nào đó để chớm buồn, để ngấn lệ.

Cũng chính vì trong cái ý nghĩa cao đẹp này chúng tôi chia sẻ đến câu chuyện của HT Thích Thắng Hoan, và ngay từ đây tất cả mọi nơi, mọi người, tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni, đồng hương Phật tử của chúng ta cũng vậy, nếu như ai coi được và biết được chương trình này, ở đâu đó một phương trời nào đó, góc khuất nào đó chúng ta ngừng lại trong vài nhịp và chấp đôi tay lại thầm cầu nguyện và cầu chúc cho HT Thích Thắng Hoan có nhiều sức khỏe hơn để tiếp tục sống với chúng ta bảy năm nữa như HT Minh Dung nói thêm ba mươi năm nữa để chúng con có được những giây phút gần Ngài, để chúng con học hỏi những công hạnh, những ước nguyện mà từ nãy giờ Ngài chia sẻ.

Như Quý Vị đã biết, ai cũng có quê hương, ai cũng có giống nòi, ai cũng có dân tộc, ai cũng có đất Mẹ để báo hiếu và đền ơn, nhưng không may chúng ta sinh ra trên quê hương, trên đất Mẹ bị điêu linh, bị điêu tàn cấu xé với nhau cho nên quý Ngài và tất cả Quý Vị cũng vậy đã bỏ quê hương, máu mủ của mình, bỏ đất Mẹ của mình để đi lấy một quê hương khác làm quê hương của mình, để làm lý tưởng sống đổi mới và đem cái lý tưởng đó, cái ước nguyện của quê hương của mình để bảo bọc giống nòi, dân tộc của chúng ta trên đất nước này thật sự rất là khó khăn như Ngài đã nói, Ngài đủ khả năng dư sức để làm nên một ngôi chùa to, Phật bự lộng lẫy để cho mọi người đến thắp nhang và ca tụng Ngài suốt cả đời cũng không hết, nhưng Ngài không màng đến những việc đó mà Ngài đem lý tưởng, chân lý ước nguyện của mình để làm sao xây dựng Dân Tộc Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở tại Hoa Kỳ này mỗi một ngày một lớn mạnh hơn và đem cái giáo lý và cái sự màu nhiệm và cái sắc dân của chúng ta để ban lại cho những đàn con em của chúng ta.

Một ngày nào đó chúng ta không biết được Ngài sẽ ngừng chân lại, thử hỏi Ngài mang được điều gì khi Ngài ra đi? – Không mang được điều gì cả, những gì Ngài được học, Ngài được biết, Ngài được Giác Ngộ, Ngài được tu chứng Ngài sẽ mang ra đi, còn tất cả những vật chất, những gì Ngài để lại, chúng ta và đàn con cháu của chúng ta sẽ hưởng những ân huệ đó. Chính vì vậy không gì khác hơn trong giây phút này, chúng ta không mong ước gì. Chúng ta mong ước rằng chúng ta ngừng lại đâu đó trong lời kinh, tiếng kệ, hay ở một góc khuất nào đó chúng ta ngừng lại chấp đôi tay búp sen mà nguyện cầu cho Ôn được bình an.

Giây phút Ôn được bình an này đó là hạnh phúc của chúng con.

 Và thời lượng chương trình của chúng con tạm dừng lại để có những chương trình khác để cho phật tử đồng hương của mình biết đến, và chắc chắn ngày đó sẽ có. Và bây giờ Ôn có lời sau cuối gì để nhắn nhủ cho đồng hương phật tử của chúng ta trong vài phút nữa.

 

Lời sau cuối của HT Thích Thắng Hoan

Ước mơ của chúng tôi xin kêu gọi tất cả quý Phật tử, nếu chúng ta nghĩ đến dân tộc ta. Nghĩ đến truyền thống giống nòi ta và nghĩ đến con cháu chúng ta sống ở bên đây và trưởng thành ở bên đây, chúng phải có tinh thần đoàn kết và nhất trí để mà đóng góp nền văn hóa dân tộc của chúng ta trên đất nước này cho con cháu chúng ta, chúng ta đừng chạy theo văn hóa người khác mà chúng ta bỏ quên cái văn hóa căn bản giống nòi của chúng ta để cho người dân tộc khác họ đánh giá trị thấp của văn hóa chúng ta, dân tộc ta mà tránh nhiệm là trách nhiệm của người lớn đi qua bên đây để cho con cháu nương tựa để nó làm lý tưởng, còn không thì nó quên con đường đó, mất lý tưởng cha mẹ nó, mất lý tưởng xã hội nó, như vậy sẽ làm mất con đường tương lai của nó. Vì vậy cho nên có một nhịp cầu lớn yêu cầu cha mẹ còn có mang năng lượng văn hóa Việt Nam xin có một sự hòa hợp, đoàn kết, sự đoàn kết đó mới tạo dựng được một đường hướng cho dân tộc, chứ còn chia rẽ, anh hùng cá nhân, đó là một sự phá hoại ngấm ngầm trong xã hội này, đó là một sự có tội lỗi chẳng những dân tộc, mà xã hội, với đạo đức và tôn giáo. 

Xin cầu chúc cho tất cả, vì vấn đề ước mơ các Vị đi qua đây mang được hãnh diện là mang được văn hóa dân tộc qua đây xây dựng một quê hương mới thì Quý Vị thương con cháu mình, thương đoàn kết cháu chắt tương lai của mình đừng để cho nó quên cội mất nguồn mà phải làm cho lý tưởng mà mình lại còn đường lót cho nó đi, mà còn đường lót phải là đoàn kết nhất trí phối hợp chặt chẽ chứ đừng vì quyền  lợi cá nhân mà chống đối với sự làm xáo trộn, làm cho tiềm năng sự đoàn kết bị chìm sâu có lợi cho ngoại ban, chứ không có lợi cho chúng ta trên con đường xây dựng quê hương mới.i

Tôi cầu chúc cho chúng ta sẽ đoàn kết, nhất trí cho Tôn Giáo, cho Dân Tộc để mà tạo dựng một dân tộc cho chúng ta.

 

TT Quảng Thường:

A Di Đà Phật, con kính đảnh lễ HT Minh Dung, vừa rồi di chúc của Ôn vừa đọc xong, và Ôn có lời gì tiếp theo để nhắn nhủ và chia sẻ với tất cả đại chúng trong buổi nói chuyện hôm nay?

HT Minh Dung:

Kính thưa TT Quảng Thường, kính đảnh lễ Hòa Thượng.

Thật ra cái ao ước của Hòa Thượng từ đó đến giờ chỉ muốn tang lễ của Ngài rất là thầm lặng. Cũng có nhiều lần, nhiều lúc, nhiều địa điểm khác nhau con đã thưa với Ngài là nên cho chúng con có một cơ hội được tổ chức cái tang lễ cho nó được ấm cúng một chút, và thường là Ngài từ chối, và lý do Ngài từ chối là vì Ngài chỉ muốn một đời sống thật là bình dị, bình dị như chính cuộc đời của Ngài đến đất Mỹ này vào khoảng năm 1983. Rất là bình dị, Ngài không có cái gì cao sang, quyền quý từ xe cộ, đời sống cá nhân nếu Ngài có, đó là một cái hiếm. Cái mà Ngài có là một khối trí huệ và Ngài mang cả trái tim này, trí tuệ này để cống hiến cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trên nước Mỹ. Trước tấm lòng đó, ngay cả giờ phút cuối cùng Ngài vẫn nghĩ tới hoài vọng đó. Cho dù mười năm sau, mười lăm năm sau Ngài về cõi Phật thì cũng xin Ngài độ trì các thế hệ kế tiếp nối tiếp con đường ước vọng của Ngài đã đi qua.

Nam Mô A Di Đà Phật

 

TT Quảng Thường:

Như hồi nãy ôn Minh Dung cũng chia sẻ đến với Đại Chúng, chúng tôi cũng muốn chia sẻ cái cảm giác nhỏ để tiếp theo lời của HT Minh Dung: Ngày hôm qua chúng tôi cũng trò chuyện với Ôn và Ôn cũng bảo rằng chắc làm lễ xong xuôi hết rồi đem đi rải tro, rải biển, quăng đâu đó cho nó nhanh, gọn. Đó là cái ước nguyện, tâm tư nghĩ suy của những bậc xuất trần, thượng sỹ không cầu kỳ không phải câu nệ cũng như cũng chả yêu quý gì cái thân này ghê gớm lắm. Nhưng hàng hậu học, hàng đệ tử, hàng cháu con như chúng con biết rằng bản thân này cũng là thân cát bụi cũng phải trả về với cát bụi, chôn sâu vào lòng đất, đôi khi làm phân bón cho cỏ cây, cho muôn loài hoa khác, nhưng ở đâu đó cũng còn một chút tình đọng lại, cho nên chúng con ngày qua có thưa với Ôn rằng ước nguyện đó của Ôn chúng con vẫn yêu quý và trân trọng nó, nhưng cho phép chúng con được đem về tại chùa Quang Thiện để lưu giữ ở đó như một báu vật, chúng con gìn giữ một người Thầy cao quý của mình và ít nhất là còn lại cuộc đời của ôn Minh Dung mười năm, hai mươi năm nữa ít nhất cũng được hương khói để tưởng niệm người Thầy cao quý của mình. Đó là ước nguyện, chính vì vậy cho nên trong cái di chúc mà Ôn có ghi sẽ đưa về chùa Quang Thiện an trú đó, ít nhất là chúng con trở về Quang Thiện, đồng hương phật tử trở về Quang Thiện nhìn thấy hình ảnh và hài cốt của Ôn ở đó, chúng con an tâm rằng: Ôn đang ở đâu đây với chúng con, mặc dù Ôn đi đâu xa đâu không biết nhưng ít nhất mặc định rằng: Ôn đang ở gần chúng con và buổi trò chuyện hôm nay chúng con vui có, xúc động có, ngấn lệ có. Tất cả những thứ đó tạo thành một thứ hạnh phúc. Chúng con hạnh phúc lắm, và cảm ơn Ôn đã cho chúng con biết về tình trạng sức khỏe cũng như là lời di chúc này và cho tất cả chúng con biết được về Ôn và ngay giờ phút này thời lượng chương trình chúng tôi tạm dừng lại và những bước kế tiếp như thế nào trong những năm tới và sức khỏe của Ôn như thế nào chúng tôi sẽ cập nhật liên tục về tình trạng sức khỏe của Ôn để cho tất cả chúng ta biết và vui mừng theo sức khỏe đó của Ôn.

A Di Đà Phật, chúng tôi cũng không quên nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo, Lịch Đại Tổ Sư gia hộ cho Quý Vị chân cứng đá mềm và luôn luôn gìn giữ giống nòi quê hương của chúng ta như Hòa Thượng đã nhắn nhủ chia sẻ.

A Di Đà Phật

 

Kính bạch Giác Linh Ôn,

Hôm nay rằm tháng 12 năm Quý Mão, chỉ còn hai tuần lễ nữa là bước qua năm Giáp Thìn, chúng con khắp nơi trên Thế Giới những người con được phước duyên biết đến Ôn xin chấp tay kính nguyện lên Mười Phương Chư Phật, cùng Chư Tôn Thiền Đức tiễn Ôn về Quê Hương Phật. Ôn ra đi cũng đúng vào thời gian Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Đạo, cả Trời Người đều vui mừng, ngày mang ý nghĩa lớn lao, là ngày Đức Phật từ một con người thế gian trở thành xuất thế gian, từ con người mê thành con người giác, là ngày Đức Phật đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Ôn đã có mặt nơi cõi đời này 97 năm để rồi với bao công sức, bao hoài bão ước nguyện, theo chân Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Ôn đã để lại cho chúng con, cho đời, mà với con là kho tàng kinh sách quý, trong đó nổi bật nhất là Duy Thức môn học khó, mà Ôn trình bày dễ hiểu trong bài đầu về nhãn thức khi Ôn đã chín mươi tư tuổi, mà Ôn nói rằng: "…Hôm nay tôi cố gắng hết sức mình còn lại để mà trình bày những cái tư tưởng này cho tất cả bà con làm món quà giao duyên cuối đời của tôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật", đã làm con xúc động không ít.

Khởi đầu Ôn dạy danh từ chuyên môn, Ôn cắt nghĩa thế nào là duy thức:

Duy: nghĩa là chỉ có trên hết. Thức: là hiểu biết, xây dựng: xây dựng vạn pháp, xây dựng con người, xây dựng vũ trụ. Tất cả là do thức xây dựng, ngoài thức ra không còn ai có một khả năng làm vai trò xây dựng vạn pháp. Đó là ý nghĩa của Duy thức mà hôm nay chúng tôi muốn trình bày đến ý nghĩa này (xin mời vào Suối nguồn Bảo Pháp để nghe Ôn giảng).

 

Kính đảnh lễ Giác Linh Ôn,

Nơi đây con xin kính cám ơn HT Minh Dung, TT Quảng Thường qua chương trình Phật Việt Tivi khi Hòa Thượng và Thượng Tọa đến vấn an sức khỏe Ôn lúc Ôn lâm bệnh để cho con và nhiều Phật tử, dù không được cận kề Ôn cũng thấy được Pháp thân Ôn, mà học từ Ôn sự ôn hòa, tương kính. Ôn đã dạy cho chúng con bài học vô cùng quý giá mà con nắm bắt được đó là: mình là chính mình không cần là người khác, để từ đó chúng con tự giữ gìn giới đức, phẩm hạnh để xứng đáng là người con Phật trên con đường cùng nhau xây dựng Đạo Pháp nơi xứ người bằng cách luôn nghĩ đến Dân Tộc, đến truyền thống giống nòi. Nhắc nhở con cháu luôn đoàn kết để xây dựng văn hóa Việt Nam nơi xứ người để không hổ thẹn với Tổ Tiên.

 

Hôm nay 31.1.2024, thất thứ nhất của Ôn, một tuần rồi Ôn đã ngừng chân nơi cõi Ta Bà này, những ngày qua trời xứ Đức đầy băng giá, nay đã tan, trời bớt giá lạnh, đã có chút nắng ấm, con bước ra đường những cành cây khô héo của mùa đông nay cũng đã bắt đầu ươm nụ hồng nho nhỏ, con vừa đi vừa niệm Phật, hình ảnh Ôn lại hiện ra, hiền hòa với "nụ cười mở cửa tâm linh" mà con đã thấy khi Ôn còn trong thời kỳ chữa trị, Ôn vẫn thong dong, Ôn vẫn còn mãi trong chúng con. Ôn còn trong lòng Dân Tộc, trong Quê Hương Việt Nam. Ôn ơi! Ôn sẽ trở về, trở về để nhắc nhở chúng con cùng xây dựng Quê Hương, một Quê Hương trong lòng người, trong lòng Dân Tộc mà dù đi đến đâu, ở quốc độ nào chúng con vẫn mang theo để gìn giữ.

 

Vô thường Ôn đã ra đi

Để cho Phật tử lệ bi hai hàng

Nhớ lời Ôn dạy bảo ban

Giữ gìn văn hóa gieo mang xứ người

Mình là người Việt ai ơi

Văn hóa phải giữ, giống nòi phải ghi

 

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Trí Bản Đột Không Pháp Phái Đệ Nhị Thập Tứ Thế, Việt Nam Thống Nhất Giáo Hội, Tăng Thống Viện Trung Ương Giáo Phẩm Hội Đồng Tăng Trưởng, húy thượng Thắng hạ Hoan, hiệu Long Hoan, Trưởng lão Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.

 

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ôn

d/t Diệu Danh

Đức Quốc, 31.1.2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5698)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5490)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5762)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11907)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11829)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6271)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6977)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7570)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8963)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10247)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]