Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọn Đèn Sáng Mãi

07/01/202405:35(Xem: 1390)
Ngọn Đèn Sáng Mãi


ht tue sy

NGỌN ĐÈN SÁNG MÃI


 

Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.

Trong giấc ngủ chập chờn sau đó, tôi thấy thần thức mình bay về Thị Ngại am đảnh lễ và ôm chân thầy. Thầy cười hiền từ: “Sao anh lễ lạy một ông già như tôi?”. Tôi thưa: “ Con đâu đảnh lễ cái xác thân tứ đại này, con đảnh lễ biển trí huệ mênh mông kia, đức phạm hạnh như trăng sao, lòng son vì đạo pháp và nước non, tâm từ bi hoằng pháp vì lợi sanh...”. Tôi nguyện đem thân mạng sống vô dụng và thừa thãi của mình hoán đổi mệnh cho thầy, đem số năm thọ mạng còn lại chuyển cho thầy, để thầy có thêm thời gian tiếp tục công cuộc hoằng hóa lợi sanh, phục hoạt Phật Việt, dịch kinh dạy chúng, quan hoài vận mệnh quốc gia…

Nhưng rồi tôi giật mình tỉnh giấc, tôi ý thức được chuyện hoán cải mệnh chỉ có trong Lão giáo, trong kiếm hiệp thần tiên truyện, liêu trai... Phật giáo không có chuyện này, không thể có chuyện hoán mệnh được, nhân qủa không bao giờ sai vạy. Kỳ lân có mệnh của kỳ lân, thằn lằn cắc ké có mệnh thần lằn cắc ké. Tâm thành kính mến, ngưỡng mộ đến mấy cũng không sao hoán đổi hay thay thế mệnh được!

Qua những lời tường thuật của anh Bảo Toàn, tôi hình dung những cơn đau khủng khiếp mà thầy đã và đang chịu đựng, mặc dù định lực cao nhưng những cơn đau khiến thầy toát mồ hôi hay run rẩy thì mới biết mức độ đau đến dường nào. Ban đầu thầy từ chối chữa trị nhưng rồi thầy đồng ý chữa trị không phải vì tham sống sợ chết mà vì công cuộc phục hoạt Phật Việt vẫn còn dở dang, bộ đại tạng kinh vẫn chưa phiên dịch xong, giáo hội dân vẫn tròng trành ngã nghiêng, bao nhiêu tâm nguyện chưa thành… Thầy tiếp tục sống vì lợi sanh, vì tứ chúng chứ bản thân thầy thì sống chết có nghĩa lý gì, ngoài những mục đích trên thì chẳng có lý do gì để tìm cách duy trì sự sống trong cơn đau khủng khiếp ấy! Ung thư di căn vào xương, không thể giải phẩu, không thể hóa trị hay xạ trị. Bác sĩ bảo chỉ còn sống chừng sáu tháng nhưng rồi thầy đã vượt qua năm năm. Ấy là sức mạnh tinh thần của thầy, nội công định lực của thầy. Ấy cũng là công sức và tài năng của những bác sĩ giỏi nhất về ung thư, nội tiết, niệu của cả Việt Nam và Nhật Bản.

Xin cảm ơn anh Bảo Toàn và các vị bác sĩ đã chăm sóc sức khỏe cho thầy, các vị đã làm được việc mà bao nhiêu người khác không làm được. Các vị là những vị hộ pháp đắc lực đã hộ trì bậc long tượng sư vương, thạch trụ thiền lâm. Các vị đã giúp duy trì hơi thở cho một nhân cách Việt, một trí huệ Việt, một người Việt chân chính nhất.

Nước Việt, người Việt, Phật Việt chịu nhiều tai họa, tổn thất, loạn lạc… nhưng cũng may mắn có được những bậc sư vương long tượng như ngài Huyền Quang, Quảng Độ và thầy là người tiếp nối mạng mạch Phật Việt, đương thân gánh vác trọng trách trùng hưng phật Việt, dịch đại tạng kinh ra tiếng Việt, phục hoạt giáo hội dân. Thầy đã hết lòng vì cơ đồ của Như Lai cũng như cơ đồ của tổ tiên, vận mệnh của dân tộc. Thầy chịu bao khổ nạn tù đày, hình án, quản chế, cô lập, cấm bế, mạ lỵ...Nhưng với bậc Bồ Tát hoá thân vào đời thì thiền thất hay ngục thất có hề chi. Phật Việt và cơ đồ tổ tiên vẫn còn nhiều nguy nan, đêm trường vẫn ngự trị nhưng may mắn thay còn đó một vì sao!

Thầy giờ đây như ngọn đèn sắp tàn bấc cạn dầu, thầy yếu lắm rồi, có khi ngồi dậy không nổi nhưng thầy vẫn hoạt động không ngừng nghỉ: Việc thiền định đương nhiên vẫn thế, việc dịch bộ đại tạng kinh chưa xong nên thầy vẫn tiếp tục tra cứu, đối chiếu, phiên dịch. Bệnh không thể ngăn cản việc thầy dành trọn tâm huyết để phục hưng Phật Việt, phục hoạt giáo hội, chấn tác thiền môn, quan hoài quốc vận dân sinh.

Bậc hiền sĩ vốn xem thân mạng nhẹ như lông hồng, sống chết không phải là vấn đề đáng lo lắng. Bậc long tượng sư vương vốn xem thân tứ đại này chỉ là phương tiện, dùng nó để hoằng hóa Phật pháp, vì lợi ích chúng sanh.

Thầy gầy gò trong bộ áo lam, đôi mắt sáng như sao giữ đêm trường. Trong tấm thân ấy là cả một nội lực hơn muôn người. Xác thân tứ đại ấy là cả một biển trí huệ từ nội điển đến ngoại điển. Con người gầy gò ấy là cả một tấm lòng cao cả bao la, một nghệ sĩ tài hoa, một thiền sư xuất chúng, một tinh thần quả cảm của một chiến binh, một chiến binh của lòng từ bi. Thầy hiện thân của tinh thần kim cang vô úy. Ngôn ngữ thế gian này cũng chỉ nói được đến thế mà thôi!

Thầy ơi! Nói sao hết nỗi niềm ngổn ngang trong lòng đây? Thầy như mặt trời rực rỡ soi sáng cho chúng con. Chúng con ngưỡng vọng và tôn kính thầy, chúng con cảm nhận nỗi đau của thân xác mà thầy đang ngày đêm chịu đựng. Chúng con nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ để những cơn đau thuyên giảm để thầy tiếp tục công việc hoằng pháp lợi sanh. Chúng con tha thiết muốn đảnh lễ thầy nhưng đành vọng từ xa. Có lần về quê, chúng con muốn đến đảnh lễ thầy nhưng biết thầy nhập thất, thời giờ của thầy dành trọn cho việc dịch kinh, hoằng pháp vả lại chúng con cũng tự biết bản thân mình nên không dám làm phiền quấy rầy thầy. Mặc dù chưa một lần diện kiến nhưng trong tâm chúng con hình bóng thầy như nhật nguyệt luôn luôn thường trực. Trong tâm chúng con hình bóng ông thầy gầy gò hiền từ đôi mắt sáng như sao. Trong tâm chúng con ông thầy ngồi bấm dương cầm như thể trong giấc mơ.

Thầy, một vị sư già gần gũi thân thương. Thầy hiện thân như ông Bụt giữa đời thường, dù có nói thế nào cũng không làm sao hết ý cạn lời.

Thầy đã đến

Dụng công trùng hưng lại miếu đền

Phục hoạt dòng Phật Việt

Giáo hội dân, non nước cơ đồ

Đêm trường lấp lánh một vì sao

Giữa loạn động vững tòng lâm thạch trụ

Khúc dương cầm cúng dường mười phương Phật

Những vần thơ cho đất nở hoa

Thị Ngạn am an trụ pháp tòa

Đại tạng kinh ngày đêm chuyển ngữ

Thầy ngồi đó lay lòng lữ thứ

Nụ cười hiền sứ giả Như Lai

Sanh tử có hề chi

Tất cả vì lợi ích chúng sanh

Công cuộc hoằng dương chánh pháp

Đêm gần tàn mà ngày chưa thấy sáng

Cuộc trùng hưng còn lắm nỗi gian nan

Tuy thân bệnh mà tâm hồn rỗng rang

Thầy bền gan kim cang vô úy

Thầy gầy gò lồng lộng hồn đại sĩ

Làm tất cả mà như thể vô vi

Trái tim nhỏ ẩn chứa đại bi

Chẳng bận đến đi chỉ vì lợi sanh độ chúng

 

Tiểu lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 1123


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2023(Xem: 6707)
Xuất gia thọ giới tại Kỳ Viên Tăng thống ân sư pháp nhũ truyền Vạn Hạnh nghiên tầm kinh bối diệp Huyền Không gầy dựng pháp môn thiền Thư Thầy bút lực thơm hương đạo Thực Tại tâm nguyền rạng sắc liên Tuổi hạc ung dung trao diệu nghĩa Viên Minh Hoà Thượng đức ngời thiên.
16/02/2023(Xem: 2609)
Khi vua Trung Tông Lê Duy Thuyên băng hà không có con kế vị, Trịnh Kiểm muốn lên ngôi vua nhưng sợ hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là con của tướng quân An thành hầu Nguyễn Kim tranh giành quyền lực với mình nên tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng lo sợ nên cho người tham vấn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông thái Kinh Dịch và am tường Phật Học.
16/02/2023(Xem: 2542)
Hòa thượng thế danh là Hồ Đắc Chương, pháp danh Nguyên Minh, Đạo hiệu Thích Phước Đường, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1932 (Nhâm Thân) tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
14/02/2023(Xem: 2595)
Tôi xin phép được chia sẻ với quí vị một số nhận xét và cảm nghĩ về công trình giảng dạy về Phật pháp của ThầyThiện Châu, trong khoảng thời gian 32 năm, từ 1966 tới 1998, tại Âu châu.
14/02/2023(Xem: 2260)
Con về đến Trúc Lâm thứ ba, trưa ngày 18.7. 2017 trời nắng gắt, hình bóng Thầy đâu không thấy chỉ thấy hai chiếc xe hoa đã kết sẵn để đưa Thầy đến nơi làm lễ Trà Tỳ, tim con như tan nát thành mảnh vỡ. Trời ơi! Có thể như vậy được sao? Suốt quãng đường dài từ Đức qua Pháp con chỉ mong sao đây không phải là sự thực, con không muốn tin dẫu biết rằng thế gian vô thường, tất cả rồi sẽ tan hòa vào vũ trụ.
09/01/2023(Xem: 3525)
Vào sáng thứ bảy ngày 07/01/2023, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tiểu tường cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chánh điện. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022.
26/12/2022(Xem: 3011)
Thầy chào đời cuối Đông. Phủ Xuân Trường, Nam Định. Đất Bắc Hà - Thăng Long. Ngàn năm xưa hưng thịnh. Lập chí nguyện xuất trần, Thuở đồng chơn nhập đạo. Cội Đức Nhuận thắm nhuần. Đượm hồng ân Tam bảo.
24/12/2022(Xem: 3738)
Sư bà Hải Triều Âm là một bậc tu hành mẫu mực, một tấm gương sáng ngời cho tất cả những hành giả đang bước theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy, cho cả ni lẫn tăng xuất gia và hàng cư sĩ tại gia. Ngài được xem như là hiện thân của một Sư Tổ Kiều Đàm Di thời hiện đại. Bài viết dưới đây có tựa là “Di Chúc Của Sư Bà Hải Triều Âm” được phổ biến trên mạng trong những tháng năm sau ngày Sư Bà mất 31 tháng 7, 2013.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]