Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vân Hòa Hành Hóa, Kính tưởng niệm Cố Thượng Toạ Thích Vân Hoà- Hiệu Thông Tri. (1979-2023)

24/04/202317:19(Xem: 2608)
Vân Hòa Hành Hóa, Kính tưởng niệm Cố Thượng Toạ Thích Vân Hoà- Hiệu Thông Tri. (1979-2023)

tt van hoa




Vân Hòa Hành Hoá…!


Người đi tắt hạt nắng vàng,
Người về cõi Phật, an nhàn tịch thân.
Dấu chân đọng giữa phù Vân,
Nụ cười trao lại, trọn phần thế gian.


Thong Dong bến đổ bình an,
Quê xưa Cực lạc, dự hàng về ngồi.
Một câu kinh Phật chuyển lời,
Một tâm hoan hỷ, đúng thời về Tây.


Chấp Tay tiễn bước chân Thầy,
Pháp y để lại, tháng ngày nhớ trông.
Căn phòng phương thất vắng không,
Dấu hài in bóng, mây Hồng thời gian.


Vân Hoà thửa nhỏ nghiêm trang,
Cố đô Xứ Huế, trải ngàn nhân duyên.
Từ Vân hành điệu chu viên,
Rong chơi mây trắng, giữa niềm tình không.


Tôn Sư Pháp Hiệu Huệ Thông,
Nương chúng tu học, giữa dòng pháp âm.
Đủ thời thọ giới giữ tâm,
Luật nghi vấn thỉnh, giới thân đăng trình.


Pháp- Du- Hoà kính vẹn tình,
Ba anh em mãi, giữ gìn bên nhau.
Vân Pháp kế vị tiếp thâu,
Trụ trì nương hạnh, nhiệm mầu thế gian.


Vân Du ứng phó đạo tràng,
Một tâm an trú, y vàng mạch xưa.
Vân Hoà hành hoá thỉnh thưa,
Tham cầu chốn Tổ, mấy mùa giới nghiêm.


Đắc thời pháp ứng Hạnh Thiền.
Vạn Đức xứ hội, giữa niềm pháp âm
Tri Sự Chốn Tổ dấn thân,
Tăng chúng quý trọng, muôn phần tình thương.


Trưởng ban hướng dẫn khiêm nhường,
Trưởng ban nghi lễ, tâm hương vận hành.
Sắc cầm bút giá âm thanh,
Xưng dương tán tụng, độ sanh quê nhà.


Thông Tri ứng hiệu hằng hà,
Tông phong pháp mạch, ca sa nối truyền.
Bốn lăm tuổi hạt trùng duyên,
Hai ba mùa hạ, tịnh thiền chân tu.


Muôn trùng mây trắng tâm từ,
Thầy đi vào cõi, chân như liên Thuỳ.
Từ Vân - Vạn Đức Khắc ghi,
Tâm Tang hương thỉnh, dung nghi trọn tình.

Trùng ngộ:

Chúng con, Tỳ Kheo Tăng Thích Minh thế, đã có hội kiến trùng ngộ với Thượng Toạ tri sự Tổ Đình Vạn Đức xứ Hội An, và được biết đến đó là một trong những vị đệ tử xuất gia thửa nhỏ ở dưới mái chùa Từ Vân- xứ Huế.

Một vị tri sự khiêm cung, Đức hạnh lan tỏa hương thơm giới hạnh, giọng nói pha lẫn xứ Huế và xứ Quảng, hướng dẫn chúng con về gốc lịch sử của Tổ Đình, đồng thời thật chu đáo cho các vị khách Tăng, dù thân hay sơ, Thượng Toạ tri sự đều ứng phó hết tình.

Hôm ấy, mùa Xuân năm 2018 chúng con về dự pháp hội Lương Hoàng, do Thượng Toạ trú trì thỉnh cầu Thượng Toạ Thích Chúc Thiện trú trì Chùa Liên Hoa- Tiểu ban San Antonio- Taxas-từ Mỹ Quốc về chốn Tổ Đình để làm chủ lễ, chúng con nhân duyên trùng ngộ ấy được hội kiến.

Nhớ mãi lời dạy:
“Tình tu sĩ mãi có trong giới nghi, ai giữ gìn mới thấy được tâm Phật, vì phụng sự Tam Bảo là giữ gìn ngôi nhà bảo sở cõi tâm, không bị hoá dụ chi phối cõi tham.”

Rồi Thượng Toạ đọc cho mấy câu thơ nhỏ:
“Tâm Hành phương Du hoá
Hỷ Sự Độ Mê Nhân
Minh Phương hằng kiến tánh
Thế Thế nguyện giác ân.”

Thế là, chúng con dâng lễ cúng dường lên Thượng Toạ tri sự cùng với Tam bảo, và được sự gia trì, trong niềm tin hoan hỷ.
Thầy Minh Thế, nhớ giữ gìn cõi Tâm, như lời Vân Hoà trao nhé.

Hạnh phúc lắm khi được vào phòng Thiền thất của Thượng Toạ tri sự, dùng một ngụ trà thơm, và kể lại chuyện xưa khi còn hành đạo.
Thượng Toạ tri sự là môn hạ tông môn Tổ Đình Hiếu Quang TP Huế - Đệ Tử cố Hoà Thượng thượng HUỆ hạ THÔNG - nguyên Trú Trì Chùa Từ Vân Huế .

Huynh đệ với Thượng Toạ Thích Vân Pháp ( trú trì chùa Từ Vân - TP Huế )
Thượng Toạ Thích Vân Du ( Trú Trì Chùa Phước Nguyên - Phong Điền - Thừa Thiên Huế ) .

Sau này hữu duyên ngài vân hành tham vấn, đệ trình tu học tại trú xứ Tổ Đình Vạn Đức - TP Hội An nương đức hạnh luật nghi, ứng phó hầu cố Hoà Thượng thượng HẠNH hạ THIỀN .

Trong công tác Phật Sự tại địa phương nơi trú xứ , Thượng Toạ tri sự đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban Nghi Lễ, Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử cho đến ngày viên tịch.

Nên vui càng vui hơn vì cùng pháp phái chốn Tổ Từ Hiếu mà xuất thân.

Hôm nay, chúng con nhận được tin, cố Thượng Toạ tri sự Tổ Đình Vạn Đức- Hội An Tân viên tịch, chúng con thành tâm đảnh lễ từ phương xa, đồng thời chia buồn cùng Thượng Toạ Trú Trì thích Đồng Phước, và nhị vị Thượng Toạ thích Vân Pháp- Thượng Toạ Thích Vân Du, cùng môn Nhơn Pháp quyến và thế quyến.

Thành tâm ngưỡng nguyện Giác Linh Cố Thượng Toạ cao đăng Phật quốc.
Lời di huấn cuối:
“Theo tâm nguyện của cố Thượng tọa Thích Vân Hoà sẽ tổ chức tâm tang, do đó ban tổ chức lễ tang kính thông báo không nhận vòng hoa, trướng liễn, tịnh tài, phẩm vật... khách viếng tang trong chánh niệm.”
Thành kính đảnh lễ giác linh Cố Thượng Toạ Thích Vân Hoà- Hiệu Thông Tri.
(1979-2023)

- Uỷ viên Thường trực BTS, Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật tử GHPGVN-Tp Hội An.
- Tri sự Tổ Đình Vạn Đức- Quảng Nam.
Viên tịch ngày 03-03- Quý Mão ( 22-04-2023 ).
Trụ thế: 45 mùa Xuân thu.
Hạ Lạp : 23 mùa giới hạnh.


Sài Gòn- Chơn Giác- Nhà Bè ngày, 03-03 - Quý Mão.
Tk: Thích Minh Thế
Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 5353)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5821)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6795)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7460)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5029)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6463)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6446)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14336)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 13027)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 6907)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]