Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính tán dương công đức HT Thích Đồng Bổn (Trụ trì chùa Xá Lợi/ miền nam VN) với hoạt động văn hoá trong hơn 30 năm qua song song với những tác phẩm biên soạn, Việt dịch về nghiên cứu Phật Học.

02/07/202213:54(Xem: 3579)
Kính tán dương công đức HT Thích Đồng Bổn (Trụ trì chùa Xá Lợi/ miền nam VN) với hoạt động văn hoá trong hơn 30 năm qua song song với những tác phẩm biên soạn, Việt dịch về nghiên cứu Phật Học.

Kính tán dương công đức HT Thích Đồng Bổn (Trụ trì chùa Xá Lợi/ miền nam VN) với hoạt động văn hoá trong hơn 30 năm qua song song với những tác phẩm biên soạn, Việt dịch về nghiên cứu Phật Học. 

Gần đây trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện một tuyển tập thơ Bồ Đề gồm nhiều bài thơ tự cảnh tỉnh mình với bút hiệu Chiêu Đề, Thôi kệ, Tát Bà Ha từ HT Thích Đồng Bổn … khiến người viết có chút thắc mắc vì chỉ mới vài năm trước đây mỗi khi muốn tìm tiểu sử một nhân vật Phật Giáo VN nào trong thế kỷ 20 ( danh tăng) tôi thường tìm kiếm và download PDF trong trang tác phẩm của Ngài trên trang nhà Quảng Đức, qua đó tôi biết đến tiểu sử của Ngài như sau:

Thích Đồng Bổn,  Hòa Thượng, Tiến sĩ, tác giả, nhà nghiên cứu sử học PG, sinh năm 1957, xuất gia năm 1976, đệ tử của Hoà Thượng Thích Hành Trụ - chùa Đông Hưng, pháp tự Thông Trí, bút hiệu Chiêu Đề.

Năm 1980, thọ đại giới tại giới đàn chùa Ấn Quang. Học tăng PHV Thiện Hòa- chùa Ấn Quang, nguyên trưởng khoa PGVN- học viện PGVN tại TP HCM, Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN, trụ trì chùa Phật học Xá Lợi- Quận 3- Sàigòn.
Tác phẩm: Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam, tập I, II, IIITuyển tập các bài Sám văn (6 quyển); Phật giáo & những tản văn ; Giới đàn Tăng thế kỷ XX ; Vai trò chính trị của Tăng sĩ Phật giáo Lý Trần Tập tục dân gian Nam bộ chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa,  Chùa Xá Lợi- văn hóa  truyền thống ; Nghi thức lễ Phật của Đại sư Hoằng Tán (dịch) ; Lang thang (tập thơ) ; Chút tình gửi gió (tập thơ). Và mới đây nhất là Tuyển tập thơ Bồ Đề gồm 12 bài thơ đánh từ số 0 đến số 12 và những bài sau: Đời Đạo, Chữ Tu, Giày dép, Hoại diệt, Bịnh và Thuốc, Đi về đâu…

HT còn là Chủ biên Phật Học Từ Quang tạp chí (mỗi ba tháng) từ năm 2013 đến nay đã được con số 40 với hội đồng ban biên tập hùng hậu như : TS, BS Đỗ Hồng Ngọc, PGS, TS Phạm Anh Dũng, Trịnh Sâm, Hoàng Thị Thơ và nhiều học giả nổi tiếng khác tham gia như Nguyên Cẩn, HT Thích Giác Toàn (Trần Quê Hương) GS Dương Kính Thành v.v…

HT cũng có bút hiệu mới khác nữa là Thôi Kệ, Tát Bà Ha ngoài bút hiệu Chiêu Đề.
Kính bạch Hoà Thượng,

Nhìn qua các hoạt động văn hoá của Ngài (HT Thích Đồng Bổn) trong suốt 30 năm qua từ bộ sách Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam (đầu thập niên 1990), Tạp chí Phật Học Từ Quang do HT chủ biên, song song với những tác phẩm biên soạn, Việt dịch về nghiên cứu Phật Học chẳng hạn như Nghi thức Lễ Phật của Đại Sư Hoằng Tán, các bài Sám văn ngoài ra con thật thích thú với tác phẩm PHONG TỤC DÂN GIAN NAM BỘ & PHẬT GIÁO được in làm quyển 1 và 2 với version English do Tác giả Vương thị Minh Tâm biên soạn thêm. Thật là ngưỡng mộ và khâm phục vậy.
HT lại trụ trì ngôi chùa lịch sử Xá Lợi tại quận 3 Saigon, nơi mà ngày còn là nữ sinh trường Trung Học Gia Long năm nào cứ mỗi buổi trưa, chúng con thường sang Lễ Phật và được un đúc lòng tôn kính Phật từ đấy …Không ngờ ngày nay trọn có cơ hội viết lời tán dương đến bậc trưởng tử Như Lai đã “hành Như Lai Sứ, tác Như Lai Sự” tại ngôi chùa thân yêu này….Kính xin mạn phép Hoà Thượng cho con ghi lại những điều học được từ những công trình và tâm tư hoài bảo của Ngài với mục đích mang Đạo vào Đời qua những tác phẩm văn hoá và những bài thơ đánh thức những ai còn mê ngủ trước Vô Thường, chuyện Tử sinh…

ht thich dong bon



Trong Tập thơ Bồ Đè Ngài đã khéo vận dụng từ con số Không đến số 12 đã tổng hợp và truyền trao giáo pháp của Như Lai lồng trong 37 pháp trợ đạo của Tứ Diệu Đế đến Mười hai Nhân duyên mà bài thơ nào cũng tuyệt vời nhưng con vẫn thích bài Đời và Đạo với những câu thơ sau:
……
Hơn nửa đời rồi
Nương thiền môn núp cửa Không
Thời gian đang dần cạn
Mà tuổi tác cứ trèo mãi lên cao
Giờ nhận diện lại minh
Lỗi lầm chưa dám nói không
Nhưng đâu khẳng định là chưa có…
Xin tùy thuận vào phước duyên
Của công phu và nghiệp quả
Nếu đã gieo nhân lành
Ắt sẽ cho trái ngọt tương lai
Để cho đời này kiếp nọ
Chắc cũng có nơi chốn để đi về...
Đó cũng là điều con thường tâm niệm …, hơn thế nữa những ngày gần đây bài thơ Đi về đâu của HT cũng làm lòng con xao xuyến lạ …đôi khi ngẫm nghĩ đến phận mình.
….
Cố sống trăm năm cũng cuộc chơi
Dài lâu duyên số cũng nhiêu thôi
Đôi ba năm nữa nằm trả nghiệp
Chi bằng theo Phật sớm đi chơi !
….
Lời kết:
Kính bạch Hoà Thượng,

Con trộm nghĩ “Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn! “. Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ. Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống?

Phải chăng chúng ta cứ niệm ân Đức Phật thì sẽ lìa khỏi mọi phiền não u buồn, trong Phẩm 2 ( Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm / kinh Đại Bảo Tích trang 172 như sau : “ Nầy Vô Biên Trang Nghiêm, nếu có người trong mỗi ngày xưng niệm danh hiệu công đức của Như Lai, người này có thể lìa khỏi sự tối tăm, lần lần sẽ đốt tiêu các phiền não. Người xưng niệm Nam Mô Phật thời ngữ nghiệp chẳng luống không. Ngữ nghiệp này gọi là cầm đuốc lửa có thể đốt tiêu phiền não”.
Và có lẽ bài niệm ân Phật có 8 câu kệ thường được các Giảng Sư Nam Tông đọc trước khi vào pháp thoại ( như một lần TT Thích Chánh Định đã giảng tại chùa Xá Lợi).


Cội Bồ-đề trang nghiêm thiền tịnh
Thắng thiên ma, vạn chướng trùng trùng
Con xin lạy đấng Đại Hùng
Rọi vô biên trí tận cùng thế gian.

 
Từ quá khứ vô vàn Phật hiện
Ở đương lai vô lượng Phật thành
Hiện tiền chư Phật độ sinh
Con xin kính lễ, tâm minh nguyện cầu.

Hồng danh Phật: Nhiệm mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy
Ơn đức Thiện Thệ cao dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày chơn tâm

Vô Thượng Sĩ đoạn mầm ách phược
Bậc trọn lành: Điều Ngự Trượng Phu
Thiên Nhân quy phục Đạo Sư
Phật, Thế Tôn hiển Chơn Như độ đời.

Chẳng có nơi nương nhờ cao trọng
Bằng Phật Đà vô thượng chí tôn
Chúng con quy ngưỡng một lòng
Y lời chân thật, cầu mong an lành.
Gieo năm vóc vi trần đảnh lễ
Những lỗi lầm vô ý gây nên
Cúi xin Ân Phật vô biên
Cho con sám tội tiền khiên từ rày (lạy).

Trước khi kết thúc bài viết con kính chúc Hoà Thượng sớm thành tựu trí huệ thanh tịnh, sẽ chứng nhập Niết Bàn hữu dư y khi rời cõi Ta Bà này …
Con kính dâng Hoà Thượng vài lời thơ tán dương tuy vụng về nhưng rất thành tâm lễ kính!

Trân trọng,


Một lần đọc được …
“Tuyển tập của HT Thích Đồng Bổn”
Bút hiệu Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha
Dõng mãnh tinh thần của bậc xuất gia
Một cõi thơ …luôn tiến lên đỉnh núi Đạo !

Phải chăng đã có ….
“kiếm không mũi, không cán… nên tiết tháo”
Trí tuệ tỏ dần …Phật thấu hiểu, chỉ đường
Rất thanh thản thu xếp …hành trang, tư lương
Bồ đề soi sáng ..nghiệm mỗi ngày là ngày cuối !


Kính tán dương …
Quá trình hoạt động văn hoá trong cõi bụi
Tạp chí Từ Quang, nhiều biên khảo để đời
Vần thơ mang chữ Không, chữ Huyễn …tuyệt vời
Vô thường thị thường …Tâm an nhiên tự tại


Kính chúc Ngài …Linh Thứu Sơn được trở lại,
Quỳ dưới chân Đức Từ Tôn …pháp âm vang mãi !!!!

Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne 2/7/2022
Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 16566)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11702)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7512)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12490)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15994)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5464)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10293)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6390)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7203)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18238)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]