Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa ấn ký cáo phó Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, Chứng minh Phân ban Ni giới Trung ương, Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Đồng Tháp, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh Đồng Tháp, nguyên Ủy viên Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp, Viện chủ chùa Phước Huệ, do niên cao lạp trưởng, Ni trưởng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 8 giờ 55 phút ngày 1-5-2022 (1-4-Nhâm Dần) tại chùa Phước Huệ; trụ thế 106 năm, 80 Hạ lạp.
Theo đó, lễ nhập kim quan sẽ cử hành vào 19 giờ tối nay 1-5 (1-4-Nhâm Dần).
Kim quan Ni trưởng sẽ được tôn trí tại chùa Phước Huệ (số 481 đường Trần Hưng Đạo, khóm 3, phường 1, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Lễ viếng từ 14 giờ ngày 2-5 (2-4-Nhâm Dần).
Lễ thỉnh linh mô tham yết Phật, Tổ tại tổ đình Kim Huê và viếng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp (chùa Bửu Quang) sẽ được cử hành vào lúc 14 giờ ngày 5-5 (5-4-Nhâm Dần).
Lễ truy niệm và cung tống kim quan nhập bảo tháp cử hành vào 10 giờ ngày 6-5 (6-4-Nhâm Dần).
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân.
Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
Năm 103 tuổi, Ni trưởng vẫn giữ thói quen đọc, và là một trong những độc giả gắn bó
với Báo Giác Ngộ gần 47 năm qua - Ảnh: Nhã An
Ni trưởng từng tham học tại các Phật học đường Ni ở Sài Gòn, vừa tu học vừa giúp Sư tỷ Như Hoa phát triển tự túc kinh tế nhà chùa qua sản xuất tương chao để góp phần cải thiện đời sống Ni chúng bổn tự, hỗ trợ cho việc đào tạo Ni chúng, cũng như các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kháng Pháp, chống Mỹ cứu nước.
Sau ngày thống nhất đất nước (1975), Ni trưởng cùng chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo tỉnh nhà mở lớp Trung cấp Phật học Đồng Tháp (trường dành cho Tăng sinh học tại chùa Phước Hưng, trường dành cho Ni sinh học tại chùa Phước Huệ), là một vị giáo phẩm Ni có nhiều đóng góp cho Phật sự của tỉnh nhà.
Thích Nữ Như Ngọc, Trưởng lão Ni, chuyên tu và giảng dạy Duy Thức học, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Tân Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp. Thuở nhỏ, ngài vừa học trường làng vừa học Hán Nôm với Trưởng lão HT Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Được bào tỷ (cố Trưởng lão Ni Như Hoa) dìu dắt đến Tổ đình Kim Huê đảnh lễ Sư tổ Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp, và được HT bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc. Sau đó, ngài đi học các Phật học đường Ni, Sài Gòn, vừa tu học vừa giúp Sư tỷ Thích nữ Như Hoa, phát triển tự túc kinh tế nhà chùa qua sản xuất tương chao để góp phần cải thiện đời sống Ni chúng bổn tự; giáo dục đào tạo nhân tài cho ngôi nhà PGVN, cũng như hỗ trợ cho các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kháng Pháp, chống Mỹ cứu nước. Chùa Phước Huệ nổi tiếng sản xuất tương chao truyền thống ngon nhất miền Nam, truyền thống duy trì và phát triển hơn 70 năm. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Ni trưởng hợp lực cùng chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo tỉnh nhà khai mở lớp Trung cấp Phật học Đồng Tháp (trường dành cho Tăng sinh học tại chùa Phước Hưng, trường dành cho Ni sinh học tại chùa Phước Huệ) và nhiều sự đóng góp khác trong BTS tỉnh. Ngài nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, nguyên Phó Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, đương nhiệm Cố vấn chùa Phước Huệ. Ngài nguyên, trú quán Sa Đéc, Đồng Tháp (Thích Vân Phong biên khảo)
Xưa.. Đàm Hoa hiển hiện, Nay… Linh Thoại hoàn nguyên… Ô hô..!
Mượn Giác Linh trả lại Phật bang. Mượn xác trần trả lại trần gian.
………. KÍNH VIẾNG……….
Hơn trăm năm lẻ ngự trời Nam, Phước Huệ viên dung chuyển thánh- phàm, Đức - hạnh kiêm toàn, trang Xuất tục, Tâm - thành xứng hợp chốn thiền am Từ Bi bủa khắp trùm sa giới. Hỷ Xả trải đều rạng bóng Đàm, Chế Tộc, bia vàng lưu sử phật. Muôn đời sáng mãi đất trời Nam.
Kính- khể thủ. Ngày sư bà …”Hoá Viên ký tất “
Cựu Tăng sinh khoá 3 Thích Minh Thọ
Đức Hạnh Rạng Ngời
Kính họa bài Kính Viếng của TT. Thích Minh Thọ Thành kính tưởng niệm Sư Bà Tân Viên Tịch thượng Như hạ Ngọc. Kính nguyện Giác Linh Sư Bà Cao Đăng Phật Quốc Thành kính phân ưu cùng môn đồ pháp quyến.
Sư Bà đức hạnh rạng thiên Nam Giản dị thanh tu độ chúng phàm Tinh tấn đêm ngày rời bến tục Siêng năng sớm tối ở thiền am Niên cao tự hoạt ngời gương Đạo Lạp trưởng thân hành tỏa ánh Đàm Phước Huệ trú trì Như Ngọc sáng Ta Bà nguyện mãn tịch nhiên an…!
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện An Lạc, California, 2:30 am, 02-05-2022 Thích Chúc Hiền (Khể thủ-Kính hoạ)
GIỚI ĐỨC TINH NGHIÊM
Kính họa bài Kính Viếng của TT. Thích Minh Thọ Thành kính tưởng niệm Sư Bà Tân Viên Tịch thượng Như hạ Ngọc. Kính nguyện Giác Linh Sư Bà Cao Đăng Phật Quốc Thành kính phân ưu cùng môn đồ pháp quyến.
Minh đăng toả sáng khắp miền nam
Hạnh nguyện tái lai chốn Thánh-Phàm Phương tiện sáu thời Chơn với Tục Thiền Tịnh song tu chốn thiền am. Như Ngọc hiệu danh rất xứng tầm Giới, Định tinh nghiêm tám chục năm Từ Bi Hỷ Xả, NGƯỜI nhuần thấm Phước Huệ tòng lâm mãi ghi tâm.
Người anh tôi đang thưa chuyện tên là Lê Hùng Anh một thời ở chùa Viên Giác, Hội An. Hai anh em chúng tôi ăn chung, ngủ chung. Phòng ăn là hai chiếc bàn học dài nối nhau nhìn ra giếng nước sau chùa. Ngồi theo thứ tự tuổi tác nên tôi luôn ngồi phía bên trái anh mỗi bữa ăn. Anh em ngủ chung trong căn phòng nhỏ dành cho các học sinh ở phía cuối nhà đông. Anh lớn hơn tôi vài tuổi và mạnh khỏe nên gánh nước tưới rau. Tôi nhỏ hơn anh và ốm yếu nên quét lá, đánh chuông, lau bàn ghế.
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh.
Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
Hạnh Đoan một dạ hướng an thiền
Tu tập tinh cần kết thiện duyên
Nhập thất trì kinh nuôi ước nguyện
Bế môn lễ Phật dưỡng tâm nguyền
Âm thầm chuyển ngữ truyện nhân quả
Lặng lẽ ghi lời sách hoá duyên
Viên Chiếu một thời lưu dấu ấn
Ngày về cảnh Phật ngát hương liên..!
Hòa thượng Giác Quang – thế danh là Đàm Hữu Phước, sinh ngày 30/4/1947 (nhằm ngày 10/3 âm lịch, năm Đinh Hợi) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình đạo đức gia phong, thân phụ là cụ ông Đàm Hữu Lượng – một y sĩ đức độ nhân từ, thân mẫu là cụ bà Võ Thư Tư – một nhà giáo lương hiền phúc hậu, được dân làng trân trọng và kính quý.
Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.