Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi

26/01/202206:31(Xem: 3526)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi

Giữa hai thầy trò Tác giả
Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi

(Sulak Sivaraksa: Thich Nhat Hanh – My Friend and My Teacher)

 

Cư sĩ Sulak Sivaraksa, nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và nhân đạo, người sáng lập Mạng lưới Phật giáo dấn thân quốc tế” (International Network of Engaged Buddhists, INEB), nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà phản biện phê bình xã hội, tổ chức cơ sở sử dụng các mô hình tinh thần, để vận động cho sự thay đổi bền vững, cải thiện cuộc sống của người dân Thái Lan nghèo ở vùng nông thôn, là tình đạo hữu tâm linh và là đệ tử gắn bó hơn 40 năm với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ những lời dạy quý báu và tấm gương sống và đại hạnh nguyện hoằng dương Phật pháp của Ngài. Tại đây, Cư sĩ Sulak Sivaraksa kính dâng lời tri ân vị Sư phụ và tình thầy trò gắn bó gần nửa thế kỷ qua.

 

Cư sĩ Sulak Sivaraksa được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 1994 và nhận Giải thưởng Sinh kế đúng đắn của Thụy Điển (còn được gọi là Thay thế giải Nobel) vào năm 1995, Giải thưởng UNPO, (Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện, Unrepresented Nations and Peoples Organization) năm 1998, Giải thưởng Thiên niên kỷ Gandhi của Ấn Độ 2001 và Giải thưởng Hòa Bình Niwano năm 2011.

 

Cư sĩ Sulak Sivaraksa được biết đến ở phương Tây với tư cách là một trong những người cha tinh thần của và Mạng Lưới Phật Tử Dấn Thân Quốc Tế (INEB), được thành lập năm 1989, ban đầu cùng với chư tôn Thiền đức Tăng già Phật giáo, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị Thiền sư Việt Nam, hoạt động vì Hòa bình Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa Thượng Tăng Thống Campuchia Maha Ghosananda (1913-2007), và một số thành viên bảo trợ.

 

Cư sĩ Sulak Sivaraksa cùng với một nhóm các nhà tư tưởng Phật học và phi Phật giáo, các nhà hoạt động xã hội, kết nối với các Phật tử Dấn thân trên khắp thế giới, các hoạt động của INEB thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và kết nối giữa các nhóm liên minh Phật giáo và liên tôn giáo, đồng thời tích cực giải quyết các vấn đề cấp bách nhân quyền toàn cầu, giải quyết xung đột và khủng hoảng môi trường.

 

Các thành viên của INEB bao gồm chư tăng ni, cư sĩ Phật tử, nhân viên xã hội và các học giả từ 25 quốc gia ở châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Mặc dù được thành lập và thúc đẩy bởi Phật pháp, INEB vẫn hoan nghênh các thành viên từ tất cả các truyền thống tâm linh và công nhận tầm quan trọng của các hoạt động liên tôn giáo, nêu rõ: "Triết lý và thực hành của INEB dựa trên từ bi tâm, công bằng xã hội, bất bạo động và sự chung sống trên tinh thần Lục hòa kỉnh pháp (Thân nghiệp đồng, Khẩu nghiệp đồng, Ý nghiệp đồng, Đồng giới, Đồng thí, Đồng kiến). Nhiệm vụ cốt lõi của INEB là trực diện và giải phóng những phiền muộn khổ đau, bằng cách vận dụng giáo lý Tứ đế, 37 phẩm trợ đạo.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi

 

Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh - bạn tôi và cũng là vị thầy kính yêu của tôi - đã an nhiên viên tịch vào lúc 00:00 giờ ngày 22/01/2022, trụ thế 97 Xuân, theo giờ Việt Nam, tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam.

 

Thầy tôi là vị tăng sĩ Phật giáo đã sống một cuộc đời phi thường và gắn bó với xã hội. Gần đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết rằng, cách tốt nhất mà chúng ta bày tỏ lòng thành kính tri ân đối với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, là tiếp nối sứ mệnh của Ngài để tiếp tục thúc đẩy hòa bình trên thế giới. Tôi thán thành và tôi nghĩ rằng tôi sẽ tận dụng cơ hội này để suy ngẫm về cuộc đời và di sản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

 

Thầy tôi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh (thế danh Nguyễn Xuân Bảo, 11 tháng 10 năm 1926 – 22 tháng 1 năm 2022) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam.

 

Ngài sinh tại Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia với Tổ sư Thanh Quý Chân Thật tại Tổ đình Từ Hiếu vào năm 16 tuổi và được Hòa thượng Bản sư ban pháp danh Trừng Quang, phá tự Phùng Xuân, pháp hiệu Nhất Hạnh nối pháp mạch thiền phái Lâm Tế đời thứ 42 thuộc chi Tổ đình Từ Hiếu đời thứ 8, pháp phái Liễu Quán. Ngài đăng đàn thụ cụ túc giới vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Ngài đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm.

 

Việc học Phật pháp của Ngài trùng hợp với biến động chính trị tại Việt Nam, sau khi đất nước chia đôi và cuối cùng là chiến tranh bắt đầu vào năm 1955.

 

Sau giữa thế kỷ 20, đầu thập niên 1960, Thầy tôi thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài gòn, một tổ chức phúc lợi từ thiện xã hội xây dựng lại cac làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, giúp các gia đình trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Thầy tôi là một trong những thành viên sáng lập Đại học Vạn hạnh, một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam và Ngài đã thành lập Nhà Xuất bản Lá Bối.

 

Thầy tôi giảng dạy giáo lý đạo Phật và Kinh Ma ha Bát nhã Ba la mật. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi hòa bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại dể tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho toàn thể nhân dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".


Sulak Sivaraksa

 

Năm 1961, Thầy tôi sang Mỹ và nhiều lần đến cường quốc này để diễn thuyết và giảng dạy Phật pháp tại Đại học Princeton và Đại học Corenell. Năm 1963, Ngài đã tốt nghiệp Cao học và nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo tại Đại học Columbia và sau này về giảng dạy tại đây. Ngài kêu gọi Mục sư Martin Luther King, Jr. công khai phản đối Chiến tranh tại Việt Nam và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình.

 

Năm 1963, Thầy tôi hồi hương Việt Nam và tiếp tục tổ chức lực lượng tăng ni, cư sĩ Phật tử nỗ lực cho phong trào hòa bình bất bạo động và viết rất nhiều bài tiểu luận, sách và thơ bằng nhiều thứ tiếng, truyền cảm hứng cho một thế hệ những người ủng hộ hòa bình.  

 

Năm 1964, Ngài xuất bản bài thơ 'Lên án' (Condemnation) - (tạm dịch) - trên một tuần báo Phật giáo. Bài thơ có đoạn:

 

"Bất cứ ai đang nghe, hãy là nhân chứng của tôi:

Tôi không thể chấp nhận cuộc chiến này.

Tôi không bao giờ có thể, tôi sẽ không bao giờ.

Tôi phải nói điều này một nghìn lần trước khi tôi bị giết".

 

 Tôi giống như con chim chết vì người bạn đời của nó, rỉ máu từ chiếc mỏ gãy của nó và kêu lên:

 

 "Hãy coi chừng!

 

 Quay lại và đối mặt với kẻ thù thực sự của bạn - tham vọng, bạo lực hận thù và tham lam."

 

 Bài thơ khiến Ngài được gọi là "nhà thơ phản chiến", và Ngài bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tố là một nhà tuyên truyền thân Cộng sản và Chính quyền Cộng sản miền Bắc thì chụp mũ Ngài là nhà Sư vong bản phản quốc, một trong những tên biệt kích chống phá cách mạng.

 

Năm 1966, Thầy tôi đi công du ở Hoa Kỳ và châu Âu với sứ mệnh kêu gọi Chấm dứt Chiến tranh tại Việt Nam, Thầy tôi gặp Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., người đã đề cử giải Nobel Hòa bình cho Thầy tôi năm 1967, Mục sư nói: "Tôi rất ngưỡng mộ những ý tưởng về hòa bình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài cho chủ nghĩa Đại đoàn kết, cho tình huynh đệ thế giới, cho nhân loại".

 

Năm 1966, sau khi nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20, một đan sĩ Trappist tại Đan Viện Getsemani, một thi sĩ, một nhà tranh đấu xã hội và là một người nghiên cứu tôn giáo học so sánh Thomas Merton (1915-1968) gặp Thầy tôi tại Tu viện Đức Mẹ Gethsemani, gần Bardstown, Kentucky, Hoa Kỳ, đã miêu tả Thầy tôi là "người Anh cả" vì họ có quan điểm chung.

 

Thầy tôi đã xuất bản một cuốn sách mang tính cá nhân cao về cuộc chiến vào năm 1967 với tựa đề "Hoa Sen trong Biển lửa" (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) do Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại Paris xuất bản 1967, đã nói lên tiếng nói trung thực của lương tâm hầu tiếp nối con đường đấu tranh cho hoà bình mà quảng đại quần chúng quốc nội cũng như hải ngoại đã kiên trì tranh thủ từ bao năm trời, và đánh móc cho sự mở ra một cục diện mới cho nền trung lập chân chính và đích thực của tổ quốc chúng ta. Chính trong cuốn sách này, Thầy tôi đã nêu rõ "Phật giáo Dấn thân", một khái niệm ảnh hưởng lớn đến các nhà tư tưởng Phật giáo ở châu Á, bao gồm cả tôi và truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động có khuynh hướng tâm linh tại phương Tây.

 

Là một nhà Phật học uyên bác, Thầy tôi thông thạo tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Quan Thoại. Ngài đã viết một cách vượt qua những giáo điều tôn giáo và thu hút độc giả thuộc mọi tín ngưỡng. Trong công việc bản thân, Ngài rất coi trọng việc "nhận thức được những đau khổ do sự cuồng tín và không khoan dung tạo ra" và quyết tâm không "sùng bái thần tượng hoặc bị ràng buộc vào bất kỳ học thuyết, lý thuyết hoặc hệ tư tưởng nào, ngay cả những giáo lý của đạo Phật".

 

Thầy tôi thường nói: "Cuộc sống của chúng ta phải là thông điệp của chúng ta".

 

Vào năm 1967, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. đề cử Thầy tôi cho Giải Nobel Hòa bình. Thầy tôi dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Pari. Là một trong những bậc thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời giảng dạy và các phương pháp thực hành của Thầy tôi thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ngài đưa ra cách thực hành "chánh niệm", thường được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa phương Tây.

 

Những thập niên 1967, Thầy tôi nhận được tin nhắn của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bảo Thầy tôi đừng trở về quê hương, nếu Ngài về sẽ bị bắt giam vào ngục thất hoặc bị ám sát. Sau đó, Thầy tôi bắt đầu cuộc sống lưu vong gần 40 năm.

 

Năm 1974, lần đầu tiên tôi gặp vị thầy kính yêu (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) tại thủ đô Colombo, Sri Lanka, trong một cuộc đối thoại liên tôn mà Hội đồng các Giáo hội Thế giới đã tổ chức các nhà hoạt động xã hội Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Cả nhóm đã có một chuyến du ngoạn để tỏ lòng thành kính trước một Thánh tích nổi tiếng của Đức Phật tại Kandy và được đón tiếp tại ngôi già lam cổ tự bởi vị giáo phẩm Phật giáo cao nhất của Sri Lanka, Tăng đoàn Maha Nayaka.

 

Thầy tôi đã mang theo một bản Tuyên ngôn mà Ngài đã soạn thảo để phản đối Chiến tranh Việt Nam, với hy vọng hu thập được chữ ký để ủng hộ. Vì có mối quan hệ mật thiết lâu đời giữa các Phật tử Thái Lan và Sri Lanka, nên Ngài yêu cầu tôi trình bày bản Tuyên bố với Tăng đoàn Phật giáo Maha Nayaka và xin Ngài chứng thực. Nhưng Trưởng lão Hòa thượng người Sinhalese nói với chúng tôi: "Không, tôi sẽ không ký vào bản Tuyên ngôn này. Tôi không muốn giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma và mất nước. Các vị tăng sĩ Phật giáo không nên tham gia vào chính trị".

 

Bất chấp sự thất vọng, cơ hội này đã làm nảy sinh sự tôn trọng lẫn nhau và tình đạo hữu Linh sơn cốt nhục thân thiết giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tình đạo hữu của chúng tôi tiếp tục khi cả hai chúng tôi đều tăng cường hoạt động xã hội - của riêng tôi ở Đông Nam Á và Sư phụ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang làm việc tạo các Hội đồng quyền lực ở Mỹ và Pháp để thúc đẩy hòa bình ở Việt Nam.

 

Năm 1975, tôi thành tâm cung thỉnh Thầy tôi quang lâm tham dự một cuộc hội thảo khoa học kéo dài ba tuần mà tôi đang tổ chức ở miền Bắc Thái Lan, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Thân hữu Tôn giáo (Quakers), những người thuộc về một nhóm Cơ đốc giáo Tin lành. Những thanh niên khác nhau từ các quốc gia Đông Nam Á đã cùng nhau tập trung đến Chiang Mai, Thái Lan để học bất bạo động, khám phá sức mạnh của chữ ký, thiền và cầu nguyện, dành thời gian với các nhà hoạt động cao cấp như tôi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nhà hoạt động xã hội và tôn giáo nổi tiếng Ấn Độ Swami Agnivesh (1939-2020). Trong khi hạt giống tình Linh sơn cốt nhục đạo hữu của chúng tôi đã ươm mầm tại Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka, thì trên một ngọn núi phía trên Chiang Mai, kalyana-mittata, tình đạo hữu thiêng liêng của chúng tôi đâm chồi nảy lộc.

 

Tôi đã xem Thầy tôi giáo dục đào tạo các nhà hoạt động trẻ qua bài thơ hùng hồn và sự hiện diện dịu dàng của Thầy tôi. Ngài đã chia sẻ một số bài viết "Cẩm nang cho các Thiền sinh trẻ" đã được sưu tập thành bản thảo có tựa đề "Sự kỳ diệu của Tỉnh thức". Tôi đã chứng kiến tác động mạnh mẽ của bài viết của Thầy tôi đối với tất cả mọi người, kể cả bản thân tôi và tôi quyết định xuất bản nó lần đầu tiên bằng tiếng Anh ở Thái Lan. Sau đó, tựa sách được đổi thành "Sự kỳ diệu của Chánh niệm", cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới, tác phẩm "Sự kỳ diệu của Chánh niệm" đã dịch ra hơn 30 ngôn ngữ.

 

Sự trình bày của Thầy tôi về hoạt động Phật sự nảy sinh trong bối cảnh chiến tranh. Ngài đặt ra cụm từ tiếng Anh "Phật giáo Dấn thân" (Engaged Buddhism), xuất hiện các bài viết của Ngài bằng tiếng Việt nhấn mạnh "Đạo Phật Cách tân" (Renewing Buddhism) và "Phật giáo cập nhật" (a Buddhism updated) (tựa đề dịch cuốn sách "Đạo phật Hiện đại hóa" Thầy tôi xuất bản năm 1965), những khái niệm mà Ngài kết hợp với cụm từ tiếng Pháp le bouddhisme engagé.  

 

"Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó. Mất đi những đặc tính siêu việt này thì đạo Phật không còn là đạo Phật".

 

Trong khi nhiều học giả và nhiều nhà hoạt động kể từ đó đã cố gắng định nghĩa "Phật giáo Dấn thân" (Engaged Buddhism) là gì, thì Thầy tôi diễn giải rõ ràng rằng, những gì Đức Phật đã dạy cách đây hơn 25 thế kỷ là một lý tưởng để hành động trong xã hội, chứ không phải là quay lưng với cuộc đời, cộng đồng xã hội. Theo định nghĩa con đường "Phật giáo Dấn thân" (Engaged Buddhism), nhằm hỗ tương cho nhau trong cuộc sống, chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, giải quyết những đau thương mà chúng ta gặp phải bởi bản thân và những người khác, ngay tại đây và ngay bây giờ. Tôi có xu hướng sử dụng thuật ngữ "Phật giáo Dấn thân vào xã hội" (Socially engaged Buddhism), một cụm từ đã được phổ biến rộng rãi qua các ấn phẩm bởi Nhà xuất bản, Parallax Press vào những thập niên 1980-1990 và bởi bản tin của Hội đồng hương vì Hòa bình ở Hoa Kỳ (ngay nay đã phát triển thành 'Truyền thông Chuyển luân Môi thể, Turning Wheel Media')

 

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc (30/4/1975), Thầy tôi vẫn chưa được về thăm quê hương. Ngài không được chào đón tại quê nhà Việt Nam bởi Chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam trong những thập niên 1960 và đầu những thập niên 1970 và cả phía hậu thuẫn Bắc Việt của Cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Cuộc chiến Ý thức hệ Tư Bản & Cộng sản của các cường quốc can thiệp để đất nước chia đôi, cả hai chính phủ hai miền Nam, Bắc cai trị đất nước trong xung đột chiến tranh, kể từ đó, cả hai chính phủ đều sợ chủ nghĩa tích cực và lập trường phản chiến của Thầy tôi.

 

Từ khi sống lưu vong ở Pari, Thầy tôi đã làm việc không biết mệt mõi để giúp đỡ đồng bào của mình. Chúng tôi đã hỗ trợ cho Ngài để gây Quỹ thông qua tổ chức Bread for the World (một tổ chức ủng hộ Cơ đốc giáo, phi đảng phái có trụ sở tại Hoa Kỳ, ủng hộ những thay đổi chính sách nhằm chấm dứt nạn đói), Diễn đàn Văn hóa Châu Á về Phát triển (ACFOD) và các tổ chức khác, để vận động chuyển nhu yếu phẩm vào Việt Nam giữa những thập niên 1970, để giúp đỡ những thuyền nhân tỵ nạn và tạo điều kiện cho trẻ mồ côi Việt Nam được nhận làm con nuôi.

 

Vào tháng 10 năm 1976, bản thân tôi bị lưu đày khỏi quê nhà trong cuộc đảo chính đẫm máu ở thủ đô Bangkok. Nhân cơ hội tôi đến tạm trú tại Tịnh thất của Thầy tôi ở Pari và chúng tôi cùng đi thăm một trang trại nhỏ bên ngoài thành phố mà Ngài đặt tên là Cộng đồng Khoai Lang. Sau đó, cộng đồng này chuyển đên Tây nam Pháp quốc và thành lập Làng Mai, một trong những cơ sở tự viện Phật giáo lớn nhất miền Tây Pháp quốc, với hàng trăm tăng thân thường trú và là nơi thường niên có hàng nghìn người từ khắp nơi đến tu học về chánh niệm và thiền với sự hướng dẫn của Thầy tôi. Sau đó, Ngài tiếp tục thành lập các cộng đồng tu học tại các nơi Đức, Hồng Kông, Thái Lan và Hoa Kỳ, cũng như các trung tâm thiền định trên khắp thế giới, thu hút lượng người quan tâm trên toàn cầu ngày càng tăng.

 

Tôi có những kỷ niệm đẹp khi bên cạnh Thầy tôi trong một căn hộ một phòng của Ngài ở Pháp quốc. Khi buổi sáng tôi thức dậy, Thầy tôi đã ngồi thẳng lưng trong thiền định, trước bình minh. Chẳng hạn như Thầy tôi đã chỉ cho tôi nếp sống kỷ luật của một thiền giả. Sau khi bản thân tôi đã ổn định, Ngài dạy tôi thực tập chánh niệm về hơi thở và các kỹ thuật thiền định khác. Mặc dù tôi đã học thiền khi còn là một thầy Sa di, nhưng sau đó tôi đã không tu tập pháp môn này. Những khoảng thời gian yên tĩnh như vậy và những buổi uống trà kéo dài với những buổi pháp thoại ngắn chia sẻ Phật pháp, là điều không bình thường trong cuộc sống thường xuyên hành động của tôi. Những lúc công phu tu tập thiền thất với Ngài thật vui. Khi tôi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, tôi luôn thực hành những gì mà Thầy tôi đã dạy tôi rất nhiều năm trước.

 

Những thập niên 1980-1990, danh tiếng của Thầy tôi vang khắp thế giới với tư cách là một nhà thơ, tác giả và một thiền sư, người sáng lập và điều hành nhiều trung tâm tu học Phật pháp. Đôi khi thầy trò chúng tôi gặp nhau trong những thập niên này cùng chia sẻ với nhau tình Thiện tri thức (Kalyāṇa-mittatā, 善知識), tôi bày tỏ lo ngại rằng tổ chức của Ngài càng ngày thêm mở rộng quy mô và đánh mất tinh thần Phật giáo Dấn thân vào xã hội. Thầy tôi luôn lắng nghe những trăn trở của tôi. Tác phẩm "Roar: Sulak Sivaraksa and the Path of Socially Engaged Buddhism" (Tiếng Gầm thét: Sulak Sivaraksa và cuộc hành trình Phật giáo Dấn thân vào Xã hội) của Matteo Pistono xoáy sâu vào tình đạo hữu thiêng liêng giữa tôi và Thầy tôi.

 

Vào những năm 2005-2007, Thầy tôi đã được phép hồi hương Việt Nam giảng dạy và xuất bản sách, tham quan khắp đất nước và gặp gỡ các thành viên trong Tăng đoàn của Ngài. Những chuyến thăm được công khai rộng rãi của Ngài đã tạo ra tranh cãi giữa một số nhà hoạt động Phật giáo Việt Nam, những người chỉ trích Ngài vì đã không lên tiếng chống lại những cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính quyền hiện tại và thành tích kém về tự do tôn giáo.

 

Năm 2013, Thầy tôi đến Vương quốc Phật giáo Thái Lan để thăm Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan mới thành lập ở ngoại ô Bangkok. Chúng tôi hồi tưởng về tình đạo hữu Linh sơn cốt nhục, bên nhau ấm trà và thiền định 40 năm. Ngài đã tặng cho tôi một bức thư pháp bằng mực mà Ngài đã vẽ một vòng tròn Zen (Thiền) xung quanh cụm từ "Bạn là Tôi". Tôi thường xuyên thiền định về cụm từ lấy cảm hứng từ vị Bồ tát luôn tuôn trào suối nguồn Từ bi tâm tươi mát này.

 

Đây là lần cuối cùng tôi gặp Thầy tôi, khi Ngài bị tai biến nặng vào tháng 11 năm 2014. Thầy tôi không nói được sau cơn đột quỵ nhưng có thể giao tiếp bằng cử chỉ. Thầy tôi được tăng thân Làng Mai chăm sóc và hỗ trợ y tế chuyên nghiệp và cuối cùng Thầy tôi đã hồi hương và tịnh dưỡng cuối đời tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam, Thầy tôi đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở xả báo thân viên tịch tại đây, trụ thế 97 Xuân, Pháp lạp 72 Hạ.

 

Thầy tôi phủ nhận ý niệm về cái chết. Ngài viết trong cuốn sách “Không chết, không sợ hãi”. "Chúng không có thật."

 

Ngài nói thêm: “Đức Phật dạy rằng không sinh; không tử; không đến; không đi; không giống; không khác; không trụ; không diệt. Chúng ta lại chỉ nghĩ đến có”.

 

Ngài viết, sự hiểu biết về “không” đó có thể giải phóng mọi người khỏi nỗi sợ hãi và cho phép họ “tận hưởng cuộc sống và trân trọng cuộc sống theo một cách mới”.

 

Tác giả Cư sĩ Sulak Sivaraksa

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 5002)
Hòa thượng Thích Nhật Khai tự Diệu Trí (thế danh Nguyễn Đức Luân), sinh năm 1931 (Tân Mùi), thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41, xuất gia tại tổ đình Quốc Ân, thuộc phái Nguyên Thiều, trú xứ tại chùa Giác Hoa. Do niên cao, lạp trưởng, Hòa thượng đã thâu thần viên tịch vào lúc 17 giờ ngày 21-11-2021 (17-10-Tân Sửu) tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).; trụ thế 91 năm, 65 Hạ lạp. Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 21 giờ ngày 21-11-2021. Kim quan Trưởng lão Hòa thượng được tôn trí tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
22/11/2021(Xem: 11550)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
15/11/2021(Xem: 4028)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
07/11/2021(Xem: 4091)
Con Đường Chuyển Hoá Thức Tâm, Thầy Đi Vào Cõi, Thanh Âm Nhẹ Nhàng. Phương Thất Trịnh Hoá Y Vàng, Dáng Thầy Vĩnh Biệt, Trần Gian Mất Rồi. Gá Thân Tu Sĩ Tuyệt Vời, Hằng Nương Chốn Cũ, Niệm Lời Tây Phương. Bệnh Duyên Sanh Tử Lẽ Thường, Duyên Xưa Xuống Tóc, Tìm Đường Xuất Gia.
02/11/2021(Xem: 9364)
Kính bạch chư Tôn Đức Giáo Phẩm, Kính thưa quý đồng hương và quý Phật tử, Chúng con/chúng tôi xin mạn phép kính gửi Bản Thông Báo và Chúc Mừng đính kèm đến chư Cao Tăng Thạc Đức và tất cả Chư vị (bản PDF đính kèm). Chúng con/chúng tôi cũng xin cáo lỗi là không thể gửi điện thư riêng cho từng vị được. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachsen vừa gửi thư đề ngày 14.09.21 báo tin, Tổng Thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã ký quyết định trao Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất (Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland) đến Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang đã ủy nhiệm cho Thành Phố Hannover (thủ phủ của tiểu bang) tổ chức Lễ Trao tặng Huân Chương (ngày giờ, địa điểm thông báo sau) Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất là Huân chương Cao quý và là huân chương duy nhất trên phạm vi toàn Liên Bang Đức, được T
22/10/2021(Xem: 4589)
Chấp Đối Dâng Đảnh..! Cung Kính Bái Bạch Giác Linh Đức Tổ- Viên Minh Tịnh Xứ. Đệ Tử Chúng Con, Tk: Minh Thế vọng Bái Giác Linh Đức Trưởng Lão Đệ Tam Pháp Chủ: Cung duy Vọng đối dâng đảnh: Chữ Hán: “普 願 群 迷, 開 心 佛 學, 供 維 桅 第 三 法 主, 祖 祖 將 傳, 界 律 行 密 印 指 花 藏 松 林. 慧 覺 恩 師, 圓 明 繼位, 稱 尊桅 壇 主 和 尚, 處處 清 歸, 脈 法 禪 嘉 敕 行 清 貧 農 增.” Âm: “Phổ Nguyện Quần Mê, Khai Tâm Phật Học,Cung Duy Ngôi Đệ Tam Pháp Chủ, Tổ Tổ Tương Truyền, Giới Luật Hạnh Mật Ấn Chỉ Hoa Tạng Tùng Lâm. Tuệ Giác Ân Sư, Viên Minh Kế Vị, Xưng Tôn Ngôi Đàn Chủ Hoà Thượng, Xứ Xứ Thanh Quy, Mạch Pháp Thiền Gia Sắc Hạnh Thanh Bần Nông Tăng….”
26/09/2021(Xem: 5011)
Hôm 14 tháng 6 năm 2021 tôi và nhà tôi về chùa Bảo Quang đảnh lễ lần cuối đễ tiễn biệt Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm- Viện Chủ chùa Bảo Quang Hamburg vừa viên tịch chiều này 12.6. Kim quan của Sư Bà được đặt tại Giác Linh Đường sau bàn thờ Phật. Sau khi lễ Phật xong, chúng tôi đến đảnh lễ Sư Bà. Hai bên Kim quan có 4 Sư Cô thay phiên từng toán đứng hầu và niệm kinh. Lòng tôi chùng xuống, không muốn trở ra vội, còn nấn ná quỳ lại đưa mắt nhìn lên di ảnh của Sư Bà, với nụ cười hiền từ đôn hậu làm tôi nhớ lại đâu đây còn vang vọng những lời pháp nhủ từ hòa của Sư Bà cho hàng Phật tử vừa tròn 37 năm. Tôi khóc trong uất nghẹn âm thầm tưởng nhớ đến Sư Bà, không dám thốt lên thành lời sợ làm mất thanh tịnh của quý Sư Cô đang trì kinh nguyện cầu… Lúc trở ra, gặp Sư Cô trụ trì Tuệ Đàm Nghiêm với gương mặt xanh gầy u sầu nặng nỗi nhớ thương. Sư Cô đang kết tràng hoa dài toàn màu vàng-trắng-tím thật đẹp để đặt trên Kim quan của Sư phụ. Chúng tôi đứng lại để vấn an và chia sẻ
20/09/2021(Xem: 9875)
Hai mươi ba năm qua nhìn lại di ảnh Thầy Nước mắt trào dâng lòng con thổn thức " Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" Tâm con dâng niệm để lòng con an " Nam Mô từ Phụ Huệ Hưng" Niệm theo hơi thở Thầy về bên con. Thầy ơi, con trẻ mỏi mòn Bao năm xa cách cố hương ngàn trùng! Hàng cây đó năm nào còn mãi
20/09/2021(Xem: 5088)
Ni Trưởng thế danh Hoàng Thị Bút, pháp danh Tâm Quang, tự Đàm Minh, hiệu Minh Đức, sinh ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 1912) tại xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ ông Hoàng Nguyên Hoa-pháp danh Tâm Chánh, thân mẫu là cụ bà Lý Thị Hợp. Gia đình có 5 người con gồm 1 trai 4 gái và Ni trưởng là chị cả. Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, thấm nhuần giáo lý đạo Phật, trong gia tộc có người cô ruột xuất gia tại chùa Điệt, thành phố Vinh là Sư bà Đàm Thanh. Nhờ có nhân duyên quá khứ cùng với thiện duyên hiên tại tạo nên cơ duyên thuận lợi cho Ni trưởng xuất gia, tầm sư học đạo .
19/09/2021(Xem: 7864)
Đầu thập niên sáu mươi tôi rời trường Chu-Văn-An khi Trường vừa mới chuyển xuống đường Minh-Mạng trong Chợ Lớn. Giã từ Thầy học, chia tay bạn bè để đi con đường mới. Dẫu có học chung trên Đại Học cũng không còn thân thiết như xưa. Hồi đó tôi chia các Giáo-Sư trong Trường Chu-Văn-An làm 2 loại: Một loại “khó đăm đăm”, luôn luôn nghiêm khắc, không bao giờ cười dù chỉ mỉm miệng. Điển hình là Giáo-Sư Đào Văn Dương. Loại thứ hai luôn luôn vui cười, hay đùa giỡn với học sinh. Điển hình là Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tôi rất kính trọng cụ Đào Văn Dương ở tính ngay thẳng, chừng mực. Tôi thân mật với cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh dĩ nhiên vì tính vui vẻ, cởi mở, dễ thân mật. Đặc biệt cụ còn là một Cư-Sĩ Phật-Giáo mà tôi thường được nghe cụ thuyết pháp ở chùa Phước-Hòa cuối thập niên năm mươi (Con trai cụ hiện là một vị Hòa-Thượng ở vùng Houston, Texas).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]