Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)

22/01/202220:16(Xem: 3735)
Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)


su ong nhat hanh 4
Thầy Ơi, Con Nhớ

              Paris đêm thứ 6 (ngày 21 tháng 01 năm 2022) dập dìu tài tử giai nhân đổ về trung tâm để lại ngoại ô Evry yên ắng cho con làm buổi lễ cầu nguyện cho Thầy. Nhận được tin Thầy vừa viên tịch, con có bàng hoàng và tiếc thương. Vẫn biết rằng sức khoẻ Thầy đã yếu đi nhiều sau bao năm bệnh nặng, vẫn biết rằng vô thường phải xảy ra, nhưng trái tim con vẫn chết lặng. Con vẫn cảm thấy tiếc thương vô hạn. Tiếc thương cho nhân loại đã mất đi một vỹ nhân dám đứng lên chỉ dạy nhân loại cách sống hoà bình giữa các dân tộc với nhau:

“Người đã băng ngang bao nhiêu lẽ tóc

Ung dung, bi trí trước những đường tơ

Kia buổi thuyết pháp dưới sâu ngục tù

Còn nhớ ngày xưa Người bắc nhịp cầu Palestine-Israel.

              Lặng lẽ gian truân bao đêm biển vắng

              Lênh đênh để vớt sống bao mạng thuyền nhân

              Trong mùa bão tố sóng cao ngập trời

              Bóng Kiều trầm luân trôi về lưới giăng Giác Duyên…”

cũng như trong thời bình chỉ dạy nhân loại phép tu chánh niệm để thoát khỏi sinh tử luân hồi,

Người đã qua bao văn minh rực rỡ

Nơi đâu cũng cất tiếng Bác Ái, Từ Bi

Bao người tỉnh thức giữa Rome thiền hành

Còn nhớ chiều nao Tăng Đoàn quay về núi Thứu...

Người đã qua bao tang thương vực tối

Nơi đâu cũng thắp sáng lý tưởng Địa Tạng Vương..

Thương lắm quê nhà mình có Kiều ca nao nao say đắm

Cho thanh tao tiếng hát dân tộc

Thương lắm nơi đây hồn thiêng nước Việt

Người về đây học tiếng nói con người...

https://tainhac123.com/tai-bai-hat-nguoi-ve-day-hoc-tieng-noi-con-nguoi-tui-hat-mp3/2mn1M2clg34i.html

 

              Ấn tượng đầu tiên đọng lại mãi mãi. Thầy ơi, con nhớ lần đầu tiên gặp Thầy ở chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, đầu năm 2005. Con nghe chú Dựng bảo có vị thiền sư lỗi lạc nước ngoài về giảng Pháp, con đã sắp xếp để đi nghe giảng. Do quá chật chội nên con đã chỉ nhìn được Thầy từ khe cửa hẹp và nghe Thầy giảng chập chờn vì khá ồn. Nhưng chính nét đẹp giải thoát của Thầy và vẻ đoan nghiêm của tăng thân gồm nhiều vị xuất gia nước ngoài đi đứng nhẹ nhàng chánh niệm với nụ cười trên môi đã đánh động tâm thức con thật lớn lao. Con đã cảm thấy Thầy và tăng thân đã là sư phụ của con từ kiếp trước. Ngay lần gặp đầu tiên, con đã cảm thấy con mãi mãi thuộc về tăng thân rồi…




su ong lang mai 5
            
  Tác giả chắp tay trước tượng thiền sư Nhất Hạnh được tạc ở thành phố Oakland, California.


              Bát Nhã, nơi tình yêu tâm linh đầu đời, mãi chấp chới trong con. Con nhớ gần chục ngàn người đã đến tu học với nhiều chư tôn đức chứng minh lễ xuất gia Thầy đặt tên và cạo tóc cho chúng con trong gia đình cây Trầm Hương ngày 3 tháng 3 năm 2007,

“Bao nhiêu là chờ mong

Rồi tin vui cũng đến

Rằm tháng giêng năm này

Chúng con quỳ dưới chân Thầy

Tín thành, dâng lên mái đầu xanh.”

Con nhớ những buổi thiền sương sớm sư huynh Trung Hải dẫn đại chúng 400 vị xuất sĩ đi trên những lối mòn đẫm sương khi trăng vẫn lấp ló cuối trời thật hạnh phúc, an lạc, tỉnh thức, và nuôi dưỡng. Con đã trở thành nhạc sĩ nơi Bát Nhã Thân Yêu này. Bài hát Trường Ca Thầy Về con đã sáng tác để tặng riêng Thầy. Con nhớ bài Pháp cuối Thầy giảng ở thiền đường Cánh Đại Bàng làm nhiều sư cô đã bật khóc. Con nhớ tăng thân đã Ngồi Yên Như Núi trước bao sóng gió thời cuộc. Dẫu đã xa lắm rồi mà Hương Trà Toả Ngát Bát Nhã vẫn còn nồng ấm lắm, Thầy ơi.

              Pak Chong, Thái Lan, là nơi cưu mang con nơi quê người đất khách. Chúng con đã nhận về thật nhiều tình thương của dân Thái, xứ sở của xôi nếp ăn với xoài—bình dị như tấm lòng chân thật Phật Tử Thái. Với cái lạnh rét cắt da những sớm đông 2009, cả trăm huynh đệ vẫn tinh tấn công phu thiền toạ ấm cả thiền đường bằng tre răng rắc mà chúng con gọi là thiền đường Hội Ngàn Đinh. Những trưa hè 2010 nóng như đốt như thiêu, huynh đệ phải kéo giường tre đặt dưới những gốc xoài mà vẫn lạc quan nghe bản Mùa Thu Paris để mơ về cõi “cực lạc tuyết rơi” (ai có ngờ khi viết những dòng này, con lại đang ở Paris). Những tháng ngày vất vả ấy chúng con cũng dần vượt qua nhờ tình thương của Thầy vẫn hay viết thư động viên và Thầy có về Thái Lan với chúng con hai lần 2010 và 2011:

“Con đã từng nhặt đưa Thầy những chiếc lá Ngô Đồng đầu thu đỏ thắm

Thầy đã từng đưa con vượt qua những khu rừng tuyết phủ giá băng.”

Những nhọc nhằn chớm quen! Rồi tăng thân ở Thái thoáng chốc đã xây dựng nên một trung tâm tu học có tầm vóc quốc tế sau một thập kỉ. Bao giờ nước Việt mình có một trung tâm tu học quốc tế nhỉ, 2050? À Thầy ơi, con đang làm một quỹ học bổng cho các em học sinh Thái Lan nhà nghèo học giỏi. 17 em Thái Lan được nhận học bổng năm 2022 này. Coi như đây là món quà con tri ân người Thái đã rộng lượng giúp con và tăng thân với tình thương vô điều kiện trong những tháng ngày hàn vi ấy mãi con không quên…

              Thầy ơi, con đã không còn ở trong tăng thân nhưng tình cảm con dành cho tăng thân vẫn luôn đong đầy. Năm 2011, dòng sông lớn tăng thân lúc đó phải chảy qua một sa mạc già mà con là một giọt nước đã không an trụ vững được, đã bốc hơi rời xa tăng thân theo tiếng gọi American Dream. Tuy thân không ở trong tăng thân mà tâm con vẫn hướng về tăng thân. Những câu chuyện về Thầy và về tăng thân vẫn luôn chấp chới trong chúng con những anh chị em rời chúng. Đã bao lần con sắp xếp Phật Tử cúng dường cho tăng thân lặng lẽ…

              Thầy yên nghỉ, tăng thân sẽ tiếp nối con đường đẹp Thầy đã đi. Hè 2019, con đã có dịp về Làng Mai bên Pháp để dự khoá tu Thần Kinh Não Bộ. Con đã thấy quý sư cha sư mẹ là sự tiếp nối của Thầy:

“Thầy vẫn tìm con trên đường Lạc Trú

Vườn xưa giờ đã thành những cây cao

Cận kề nhau đứng cây cùng vươn lớn

Quàng quàng níu níu trụ vững đại phong

Gọi mời muôn hướng lũ chim xây tổ

Rừng lớn rừng thiêng thơm ngát mùi trầm.”

Tăng thân có thể không có những khoá tu đông đảo hàng ngàn người nữa, nhưng sẽ có nhiều khoá tu vài trăm người hơn. Tăng thân không còn vì sao Bắc Đẩu nữa, nhưng “mình sẽ cùng nhau trăm ngàn đời nữa, thành ngân hà sáng ngời giữa nhân gian…”

             

 Chân Pháp Cẩn
(viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 3798)
Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1927 - 2009) - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa - Huynh Trưởng Môn phong Tổ đình Nghĩa Phương - Viện chủ Chùa Đông Phước, Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
20/10/2019(Xem: 4717)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Song thân của Ngài là Phạm Công Phạm Khánh Lâm và Cụ bà là Trần Thị Thưởng. Cụ Ông và Cụ bà đã hạ sinh được 6 người con, gồm 2 trai 4 gái, Ngài là người con thứ 5 trong gia đình.
20/10/2019(Xem: 2302)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5403)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5063)
Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng, trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.
20/10/2019(Xem: 4385)
Hòa thượng Phước Hậu, pháp húy Trừng Thịnh, pháp tự Như Trung, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42. Ngài thế danh Lê Văn Gia, sinh năm Bính Dần(1866), nhằm Tự Đức thứ 15, tại xã An Tiêm, huyện Đồng Quan, tỉnh Thái Bình.
20/10/2019(Xem: 5607)
Hòa thượng Pháp húy Ngộ Trí, đạo hiệu Thích Huệ Hưng, thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Sư tổ Vạn An (Sa Đéc). Ngài sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Mỹ Thọ, quận Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Năm 62 tuổi, cụ bà xuất gia thọ giới Sa di ni.
20/10/2019(Xem: 4165)
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tửthuần thành. Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất giatại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
20/10/2019(Xem: 4462)
Hòa Thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
26/09/2019(Xem: 22980)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:[email protected]) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]