- Thông Báo Di Huấn của Thiền Sư Nhất Hạnh về tang lễ
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Điện Thư Phân Ưu kính gởi Ban Tang Lễ và Môn Đồ Pháp Quyến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thăm tịnh thất 'Ngồi yên' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Xem livestream Tang Lễ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Pháp Vũ Triêm Ân (Thành kính tưởng niệm Đại Lão Thiền Sư Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh)
- Đến Đi Tự Tại (Kính ngưỡng vọng về Từ Hiếu Tổ Đình tại Huế, thành tâm đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh)
- Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)
- Một số tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Thư viện Phật học Huyền Không, Chùa Việt Nam (Los Angeles, Hoa Kỳ)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế
- Thành kính tưởng niệm Giác Linh Hoà Thượng Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh
- Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tuệ Đăng Rạng Ngời (Kính tiễn biệt Sư Ông Làng Mai)
- Tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Bông Hồng Cài Áo | Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện thư Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Chương trình Khóa Tu Im Lặng Hùng Tráng " Quay Về Nương Tựa Hải Đảo Tự Thân" tại Lễ Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tân viên tịch và Lễ tất niên Tân Sửu.
- Thành kính tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Nụ Cười Thiền Sư (Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Cẩm nang Lễ Tâm Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Viên Dung Tịch Diệt (thơ)
- Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”
- Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thiền Sư Nhất Hạnh đã về đã tới
- Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân
- Sư Ông Làng Mai kể chuyện về Tổ Đình Từ Hiếu, nơi Ngài xuất gia tu học
- Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.
- Lãnh đạo Phật giáo Won, Hàn Quốc Ai điếu Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ngài Gyalwa Karmapa thứ 17 Chia sẻ Thông điệp về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 30/1/2022
- Vài hình ảnh xa xưa quý báu của Thầy Viện chủ Tu Viện Quảng Đức cùng với Sư Ông Làng Mai.
- Thiền Sư Nhất Hạnh qua bài thơ ghép tên của một số tác phẩm mà ngài đã để lại cho đời sau
- Tâm Linh (Kính dâng Thầy Làng Mai)
- Khắc Ghi Lời Thầy (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi
- Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
- Biên tập viên Tom Fox Nhà xuất bản NCR Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư từ Hội đồng Tăng đoàn PG Bhutan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Điện thư Hiệu trưởng Đại học MCU Thái Lan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thiền Sư Nhất Hạnh: Bậc Thầy Tâm Linh Vĩ Đại
- Điện thư từ Tổ đình Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”
- Điện Thư Phan Ưu - Tịnh Xá Ngọc Hòa và Tịnh Xá Ngọc Minh
- Điện Thư Phân Ưu - Tu Viện Linh Sơn
- Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng
- Union of Catholic Asian News Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Cung Tiễn Sư Ông Làng Mai
- Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương dự lễ tang Sư Ông Làng Mai (1926-2022)
- Chùa Phổ Từ, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Nhất Hạnh Kỳ Công (thơ)
- Tạp chí Lion's Roar Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Đến Đi Thong Dong (Thơ)
- 40 Năm Tìm Lại Một Thâm Tình
- Ân Tình (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Rạng Ngời Sư Ông Thích Nhất Hạnh
- Lễ Trà Tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Cố Đô Huế
- Viên ngọc kinh Pháp Hoa (thơ)
- Thi kệ thực tập chánh niệm
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Tu Viện Quảng Đức. Melbourne, Úc Châu (30/1/2022)
- Đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tản mạn về Sư ông, một nhà văn hóa Việt
- Chùa Hương Sen (Cali, Mỹ Quốc) tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ
- Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"
- Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc (13/2/2022)
- Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc California, Hoa Kỳ tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Chùa Phổ Từ, Hayward, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Chung thất - Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnhh tại Chùa Bát Nhã, California, Hoa Kỳ
- Thành Kính Tưởng Niệm Đại lão Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau 50 Ngày Viên Tịch
- "A Cloud Never Dies" Film World Premiere 2022.04.02 3pm
- Sư Ông đã về đã tới
- Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Thơ: Tuệ Sỹ Vô Ngôn
Thành Kính Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
tân viên tịch vào lúc 0 giờ ngày20 tháng chạp năm Tân Sửu.
Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Sư Ông,
Hai hôm nay không hiểu có phải do “cảm ứng đạo giao” của một người đệ tử dù chưa một lần diện kiến.... nhưng đạo vị từ những bài pháp của Sư Ông theo đúng Chánh Pháp từ cội nguồn uyên nguyên của Đức Thế Tôn đã thấm nhuần trong huyết mạch con, ..... khiến con bâng khuâng tìm đọc lai quyển sách “Về Việt Nam” của Sư Ông được Lá Bối xuất bản năm 1992 tại San Jose mà con cho là đã chứa đựng, gửi gấm chút tâm tư và nỗi niềm của một người đã thật sự về với gốc rễ mình, với bản sắc mình chứ không phải đợi đến 2018 mới quyết định trở về Chùa Từ Hiếu .
Trong tác phẩm này đã ghi lại 6 bài giảng tại Làng Hồng về gốc rễ hạnh phúc và tu tập ...(một hình thức quay về nương tựa, nơi đó mình thấy được mình là mình, mình không còn là một lữ khách) để rồi con quay quắt với danh ngôn của văn hào St Exupery mà từ thuở mới vào đời con đã xem là châm ngôn “Trên đường sứ mạng vạch cho ngươi, ngươi hãy làm xong nhiệm vụ rồi lặng tình mà chết” cũng như một trong 30 danh ngôn mà trước khi đột quỵ 2014 Sư Ông đã nhiều lần chỉ dạy “ Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù” .
Kính bạch Sư Ông,
Dù bao năm bị hiểu lầm nhưng Sư Ông đã làm tròn Sứ Mạng của mình là Hiện Đại Hóa Đạo Phật và đưa Đạo Phật vào cuộc đời.
Con đã đọc hành trạng của Sư Ông trên trang BBC năm nào khi ấy con luôn xuýt xoa tại sao cuộc đời của một hiền nhân phải chịu nhiều thử thách như thế.... nhưng rồi lại thấy hãnh diện vì cuối cùng mình đã hiểu chút hoài bảo mang đầy tinh túy của Sư Ông như Ngài Vakkhali năm xưa được Đức Phật khai thị (an trú nơi pháp thân của Đức Phật) mà kinh Pháp Hoa gọi là Thị Pháp Trụ Pháp Vị...
Con xin trich đoạn một chút tiểu sử Sư Ông Theo bản tin BBC:
Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.
Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.
Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma.[4] Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967.[5]
Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.
Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam[13]. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi vì hoà bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".
Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại Viện Đại học Princeton[14] và Viện Đại học Cornell Ông cũng lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Viện Đại học Columbia vào năm 1963 và sau này về giảng dạy tại đây.[1] Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình[15]. Thích Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (sự lưu tâm đúng đắn - Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa phương Tây [16].
Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tiếng Anh: The Order of Interbeing, tiếng Pháp: L’ordre de l’inteprêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới.
.....
Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị cấm trở về Việt Năm năm 1973, sau đó ông lần đầu tiên được cho phép trở lại quê hương năm 2005. Ông cũng trở lại Việt Nam vào năm 2007 và 2008.
Trong suốt khoảng thời gian còn lại, ông chủ yếu sống ở Pháp và đi thuyết giảng đạo Phật ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế.
Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền[23]. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là Đại trai đàn Bình đẳng Chẩn tế cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tôc.
Trong vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã, các tu sinh của thiền sư tại tu viện đã bị quấy nhiễu và hăm dọa bằng vũ lực, tu viện bị đập phá, cắt điện, nước, điện thoại và cô lập. Tuy nhiên, Thích Nhất Hạnh đã từ chối làm vụ việc thêm rắc rối và dạy các tu sinh nên chế ngự cơn giận nhằm mang lại sự thấu hiểu và tình yêu thương.
"Sau năm 2008, thầy không được về Việt Nam nữa.
Năm 2014 Thầy bị tai biến và được đi chửa trị Ngày 29 tháng 08 năm 2017 Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông trở về Việt Nam kể từ năm 2008.[29]
Ngày 30 tháng 10 năm 2018 Thích Từ Đạo, Giám tự Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên Huế), cho biết trong lần trở về Việt Nam này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu để tịnh dưỡng cho đến khi viên tịch.[30]
Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông cũng xuất bản các bài giảng trong các tạp chí tạp chí Mindfulness Bell của Dòng tu Tiếp Hiện):
Kính bach Sư Ông,
Trong bài giảng Thường,Lạc Ngã Tịnh tại Xóm Thượng,làng Hồng ngày 28/11/1991 Sư Ông đã nhắc đến cái nhìn sâu sắc của Voi Chúa nhưng vẫn không quên 4 câu thơ của Thế Lữ trong bài thơ Hổ Nhớ Rừng dể nói về một cái nhìn đầy định lực của mình :
Trong đêm tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho vạn vật đều im hơi
Ta biết ta là chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi ...
Sau khi đã từng bước thảnh thơi dẫm lên mặt đất của thực tại, đã có những bước đi của giải thoát an lạc ...giờ đây Ngài đã thực sự miên viễn an trú trong cảnh giới thanh tịnh vững chãi nhất.
Kính bạch Sư Ông, với hàng trăm tác phẩm nổi tiếng của Sư Ông nhưng không hiểu sao chỉ có tác phẩm Về Việt Nam của Sư Ông năm 1992 đã đánh thức và chuyển hóa tất cả tâm tư con từ ngày con được đọc và tư duy đến nay để rồi con lại mầy mò trở về từng bài giảng ban đầu với Người Vô Sự, Trái tim của Bụt và Đập Vỡ trái Hồ Đào ....
Thành kính đảnh lễ và bái biệt Sư Ông từ phương trời xa xứ Úc Châu( nơi Sư Ông đã một lần viếng thăm và đã gặp lại quý danh tăng đất Thần Kinh và Quảng Nam đã ngưỡng mộ Ngài) ....nhưng tư tưởng Ngài vẫn còn mãi mãi trong con.
Người về ....quên chuyện tử sinh
Tuệ tri thấu rõ quê mình tựa nương
Ngưỡng nguyện cầu Ngài đã về, đã tới vùng đất thật sự tự do trong thế giới của tịnh lạc.
Ngưỡng nguyện cầu Ngài Cao Đăng Phật Quốc từ lúc 0 giờ ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu.
Nhất tâm đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Nhất Hạnh húy thượng Trừng Quang tự Phùng Xuân, Niên Trưởng Tổ Đình Từ Hiếu, Mai Thôn Đạo tràng Quốc Tế khai sơn và ngưỡng vọng Ngài đã thong dong về đến cõi trời Đao Lợi .
Melbourne 22/1/2022
Hậu bối Huệ Hương ai điếu