Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Chúc Mừng HT Thích Như Điển (của Hòa Thượng Seelawansa)

21/11/202109:04(Xem: 5195)
Thư Chúc Mừng HT Thích Như Điển (của Hòa Thượng Seelawansa)
Bhante Seelawansa Thero
pháp đăng SÁNG rạng [*]  
Chúc mừng Hòa Thượng Như Điển nhận
Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất của CHLB Đức
 

 

Lời người dịch:

Hòa Thượng Seelawansa sinh năm 1953 tại Tích Lan, xuất gia từ năm 11 tuổi. Ngài theo học ngành Triết Học tại các đại học ở Tích Lan và Áo quốc, có học vị Tiến sĩ. Hiện nay, Ngài đang sống tại thủ đô Wien của Áo quốc, là Giáo Sư Thỉnh Giảng (Lehrbeauftragter) của Đại học Wien và Học viện Global Academy ở Liechtenstein. Ngoài ra, Ngài còn là Giám đốc của trường Theravada-Schule và Trung tâm Dhammazentrums Nyanaponika ở Wien.

Tuy là một Lời Chúc Mừng nhưng văn cảnh như một lời tâm sự của hai hành giả trên đường hoằng hóa, của hai người bạn đạo cùng một chí hướng độ sanh. Văn phong có khi như thơ. Ý nghĩa nội dung nghe như những lời pháp nhũ cho hàng hậu học. Chúng tôi cố dịch sát theo nguyên văn nhưng có khi phải mượn những đoạn kinh đã được dịch và vài danh từ chuyên môn Phật giáo mới có thể diễn tả hết được.


Nguyên văn: Đức ngữ - Người dịch: Nguyên Đạo

 

---

 

ht nhu dien

Hòa Thượng Thích Như Điển

bhante seelawansaBhante Seelawansa Thero

 

 

 

 Wien, ngày 13 tháng 11 năm 2021


Kính gởi Hòa Thượng Thích Như Điển.

 

“Pujaca pujaniyanam, Etam mangala muttamam”
(Mangala Sutta)

Đảnh lễ người đáng lễ; Là điềm lành tối thượng.

(Kinh Điềm Lành - Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

Tôn kính bậc đáng kính; Là phước đức lớn nhất.

(Kinh Phước Đức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch Việt)

 

Có những con người, trong họ tiềm tàng một giá trị cao quý đích thực mà người đời ít khi nhận biết được, hoặc có chăng thì cũng cần rất lâu. Đó là những người luôn dõi mắt nhìn thế gian bằng cả tình thương yêu và lòng nhân hậu. Họ nhận ra những điều ấy như chính thật tướng của nó. Họ là những người sống an lạc và chuyển hoá thế giới chung quanh trở thành hạnh phúc an lạc. Ngay cả đến khi bước chân về thế giới bên kia, lòng họ cũng sẽ an vui khi nghĩ lại những thiện sự mình làm trong tiền kiếp.

 

Idha modati, pecca modati kata-punno ubhayattha modati,
So modati so pamodati disva kamma-visuddhim attano. 

(Dhammapada 16 – Pháp Cú 16)

Nay vui, đời sau vui; Làm phước, hai đời vui.

Người ấy vui, an vui; Thấy nghiệp tịnh mình làm.

(Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

 

Đời này được vui mừng; Đời sau lại vui mừng;

Đời nào kẻ làm thiện; Chẳng vui mừng, hân hoan;

Những việc thiện mình làm!

(Thi sĩ Trụ Vũ dịch thơ Việt)

 

Thưa Thầy.

Chúng ta gặp nhau dễ chừng đã mấy mươi năm rồi. Ngay từ cuộc hội ngộ đầu tiên, tôi đã cảm nhận rằng, chúng ta từng gặp nhau nhiều lần và giờ đây lại gặp nhau lần nữa. Chúng ta đã cùng nhau đi giáp vòng thế giới. Chúng ta đã đi thuyết giảng Giáo lý Phật Đà, giảng về những điều chúng ta đã học và hiểu được. Chúng ta đã nói về Giá trị Thực tiễn của Đạo Phật và Phương cách Ứng dụng giáo lý ấy trong đời sống thường ngày.

Thầy thường nhắc nhở, rằng hỷ xả và từ bi, rằng tình thương và trí tuệ là những điều tối quan trọng. Với Thầy, đây không phải chỉ là những lời nói suông! Thầy đã áp dụng những giá trị cao quý từ những bài Pháp của Thầy ngay với chính bản thân mình, ứng dụng nó vào chính đời sống thực tế.

Một trong những thành tựu lớn nhất của Thầy, là đã gầy dựng được một tầng lớp kế thừa có kiến thức cao. Thầy đã hỗ trợ, khuyên dạy cho hàng ngàn Tăng Ni sinh đang sinh sống và làm việc trên khắp thế giới. Học trò của Thầy là những vị được tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng và hiện là những người đi đầu trong xã hội.

Tôi chưa hề biết một vị Tăng sĩ Phật Giáo nào có thể so sánh được với Thầy trong địa hạt này. Thầy chưa bao giờ cảm thấy mỏi mệt và cứ kiên trì tiếp tục làm những việc của mình mà không hề đòi hỏi, thậm chí không hề mong đợi, bất kỳ lời ngợi khen hay bất cứ sự công nhận nào.

Cá nhân tôi đặc biệt biết ơn chính phủ Đức đã công nhận và tôn vinh công lao to lớn của một con người tinh tế như vậy. Chính phủ Liên Bang Đức đã nhận ra và đánh giá đúng người đúng lúc. Xin Thầy hoan hỷ nhận nơi đây Lời Chúc Mừng nồng nhiệt nhất của tôi nhân dịp Thầy nhận được giải thưởng cao quý này từ chính phủ Liên Bang Đức.

Hòa Thượng Như Điển kính mến!

Thầy là một hành giả trí tuệ và tinh tấn. Nhưng đó không phải là điều khiến Thầy trở nên nổi bật. Tôi hiếm khi gặp được ai có đầy đủ đức tính cao quý: từ, bi, hỷ, xả như Thầy. Vì vậy, Thầy xứng đáng là pháp đăng sáng rạng, là ngọn đuốc cho pháp đồ tại thế gian.

Xin cầu chúc Thầy pháp thể khinh an, thọ mạng dài lâu!

Trân trọng.

 

Bhante Seelawansa  Wijayarajapura

Dhamma Zentrum Nyanaponika

Penzinger Strasse 16/8

1140 Wien, Österreich


 

 

 

Một vài hình ảnh nhị vị Hòa Thượng Việt Nam & Tích Lan:

Su Seelanwansa (1)
Su Seelanwansa (2)
Thượng Tọa Như Điển và Đại Đức Seelawansa đến thăm một ngôi làng quê ở Tích Lan (1994)

Su Seelanwansa (3)
Hòa Thượng Seelawansa chúc mừng Hòa Thượng Như Điển
nhận Giải thưởng Danh dự của Hội Đồng Tăng-già và Chính phủ Tích Lan (2011)

Su Seelanwansa (4)
Hòa Thượng Minh Tâm, Hòa Thượng Như Điển, Hòa Thượng Seelawansa viếng thăm một Trại Cô Nhi tại Tích Lan (2011)

 

Nguồn hình: Thích Như Điển (2020). Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở. Viên Giác Tùng Thư (Amazon)
NGUYÊN VĂN ĐỨC NGỮ

 

 

 

Wien, 13.11.21

 

Ehrwürdiger Nhu Dien!

“Pujaca pujaniyanam, etam mangala muttamam”

Gute Menschen wertzuschätzen, das bringt Glück” (Mangala sutta)

 

Menschen, die in der Welt wirklich wertvoll sind, werden nur selten und sehr langsam erkannt. Diejenigen, die die Welt mit Liebe und Güte betrachten und sie so erkennen wie sie wirklich ist, leben glücklich, und sie machen auch die Welt glücklich. Außerdem werden sie sich im Jenseits freuen, wenn sie an ihre richtigen und guten Taten in früheren Leben zurückdenken.

 

Idha modati, pecca modati kata-punno ubhayattha modati,

So modati so pamodati disva kamma-visuddhim attano (Dhammapada 16)

“Es freut sich hier und freut sich drüben auch,

Es freut, wer Gutes tut, sich beiderorts.

Es freuet sich und fühlt sich hochbeglückt,

Wenn er die eigne laut’re Tat bedenkt.”

 

Ehrwürdiger, wir haben einander schon vor einigen Jahrzehnten kennengelernt. Vom ersten Tag an fühlte ich, dass wir einander früher auf dieser langen Reise schon oft getroffen hatten und uns nun ein weiteres Mal begegnet waren. Wir sind gemeinsam um die Welt gereist. Gemeinsam haben wir den Menschen den Buddhismus erklärt, soweit wir ihn verstanden haben. Wir haben über den praktischen Wert des Buddhismus gesprochen und darüber, wie man ihn im täglichen Leben anwenden kann.

Sie haben oft betont, dass Freundlichkeit und Güte, dass Liebe und Weisheit dabei sehr wichtig sind. Bei Ihnen waren das keine leeren Worte. Sie haben die Werte, von denen Sie gesprochen haben, immer selbst gelebt und in die Tat umgesetzt.

Eine Ihrer größten Leistungen ist es, eine gebildete Studentenschaft geschaffen zu haben. Tausende aus Vietnam stammende Studenten, die überall der Welt leben und arbeiten, haben Sie mit Tat und Rat unterstützt. Ihre Studenten haben an den besten Universitäten der Welt Abschlüsse erworben und stehen heute an der Spitze der Gesellschaft.

Mir ist kein buddhistischer Mönch bekannt, der auf diesem Gebiet vergleichbares geleistet hätte. Sie sind niemals müde geworden und haben unbeirrt weitergemacht, ohne irgendein Lob oder irgendwelche Anerkennungen einzufordern oder auch nur zu erwarten.

Ich bin der deutschen Regierung besonders dankbar, dass sie die großartige Arbeit eines so feinen Menschen anerkannt und geehrt hat. Sie hat zur richtigen Zeit die richtige Person gefunden und gewürdigt. Bitte nehmen Sie meine herzlichen Glückwünsche zur Verleihung dieser Auszeichnung durch die deutsche Regierung entgegen.

Ehrwürdiger Nhu Dien,

Sie sind ein intelligenter und disziplinierter Mönch. Aber das ist nicht das besondere an Ihnen. Nur selten sind mir Menschen begegnet, die so von Liebe und Mitgefühl, Mitfreude und Gelassenheit erfüllt waren wie Sie es sind. Deswegen sind Sie ein großes Licht für das Buddha Sasana und für die buddhistische Welt! Ich wünsche Ihnen ein langes, gesundes und glückliches Leben!

Mit herzlichen Grüßen,

 

Bhante Seelawansa  Wijayarajapura

Dhamma Zentrum Nyanaponika

Penzinger Strasse 16/8

1140 Wien, Österreich



[*] Nhan đề này do chúng tôi tự đặt, lấy ý từ lời chúc của Bhante (NĐ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8908)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7509)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6987)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7104)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7926)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8069)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10363)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6752)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11507)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6273)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]