Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trưởng Lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên (1926-2021)

23/04/202108:08(Xem: 3375)
Trưởng Lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên (1926-2021)
ht thich thien duyen


Tiểu sử
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên




Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát.
Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành.Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.

Xuất gia tu học

Năm 1941, cơ duyên thuần thục, lòng cảm mến Phật Pháp dâng cao, được sự chấp thuận của song thân, Ngài dõng mãnh phát tâm xuất gia khi vừa 15 tuổi. Ngài rời gia đình đến đầu sư nơi Hòa thượng Giáo thọ Thích Quảng Đức chùa Tịnh An, mong được nương bậc minh sư suốt đời tu học. Nào ngờ, chỉ mới 5 năm, Hòa thượng giáo thọ đã chích lý Tây quy, cao đăng thượng phẩm. Trước sự mất mác to lớn trong buổi đầu hành điệu, Ngài ở lại Tịnh An một thời gian để thù ân báo đáp công ơn khai thị.

Thời gian luống qua, lúc 21 tuổi, xót mình giáo pháp chưa thấm, thầy hướng dẫn lại không, Ngài quyết định lên đường cầu thầy học đạo để được chỉ dạy chỗ đến đi. Được biết, Đại lão Hòa thượng Thượng Giác hạ Tánh, viện chủ tổ đình Hưng Long, xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, là một trong những ngọn Hải đăng của tỉnh thời bấy giờ, Ngài tìm đến đảnh lễ cầu thọ Pháp. Tại đây, Ngài được Đại Lão Hòa thượng Hưng Long nhận làm đệ tử và ban cho pháp danh là Quảng Thành. Sau một năm hầu thầy, học đạo, Ngài được bổn sư cho thọ giới Sadi với pháp tự là Thiện Duyên.

 

Phong trào chấn hưng Phật giáo lúc này đã lan rộng, khí thế học Phật bừng dậy từ Bắc chí Nam, các Phật Học Viện mở ra cùng khắp. Năm 1953, Phật Học Đường Nha Trang thành lập, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho vào theo học tại đây. Năm 1956, Phật Học Đường Báo Quốc – Huế chuyển vào Nha Trang và nhập cùng với Phật Học Đường Nha Trang thành Phật Học Viện Trung Phần đặt tại chùa Hải Đức, do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện. Trong thời gian theo học tại đây, Ngài là một trong những học tăng sáng giá của khóa học đầu tiên này.

Năm 1957, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho thọ đại giới và ban cho Pháp hiệu là Quán Ngôn. Đại giới đàn Hộ Quốc này do Hòa thượng Giám viện tổ chức và Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên (đệ nhị Tăng thống GHPGVNTN) làm Đường đầu Hòa thượng. Giới thể châu viên, Ngài gia tâm nhiều vào hành trì Giới luật và bắt đầu cho sự nghiệp hoằng hóa sau này.

Hoằng pháp lợi sinh

Sau khi tốt nghiệp khóa học tại Phật Học Viện Hải Đức, Ngài được Tổng hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm làm giảng sư trong giảng sư đoàn Trung phần. Trong thời gian này, Ngài đã đi giảng thuyết giáo lý khắp các tỉnh thuộc Trung phần như Nha Trang, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Phú Yên, Quảng Ngãi và nhất là Quảng Nam.

Tại Quảng Nam, Ngài đã không quản gian lao, vượt thác trèo đèo, đến tận các vùng trung du hẻo lánh như Hiệp Đức, Hậu Đức, Trà My, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn, Đại Lộc,…cho đến các vùng đồng bằng ven biển như Tam Hải (Núi Thành), Duy Hải (Duy Xuyên), Bình Minh (Thăng Bình),… Trong thời gian hoằng pháp tại Quảng Nam, Ngài thường dừng chân ở lại tại các trú xứ Pháp Bảo (Hội An), Hòa An (Tam Kỳ),… là những hội quán cơ sở Tổng hội Phật giáo thời bấy giờ.

Với lý tưởng dấn thân, hoằng pháp vi gia vụ, bằng tất cả nhiệt huyết đem giáo pháp vào đời, Ngài luôn tận tụy với sứ mệnh tại đất Quảng như một nhân duyên bổ xứ trong giai đoạn lịch sử xã hội biến động đầy khó khăn này

Phụng sự Giáo hội

Năm 1962, tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 đơn vị là tỉnh Quảng Tín và Quảng Nam. Cuối năm 1962, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Tín được thành lập. Tổng hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm Ngài làm Hội trưởng, trụ sở tạm thời đặt tại Hội quán chùa Hoà An.

Năm 1963, khi pháp nạn bùng nổ, Ngài đã lãnh đạo, kêu gọi và cùng Chư Tăng Ni trong tỉnh chung lưng đấu cật bảo vệ đạo Pháp, đem lại an bình cho Phật giáo địa phương. Ngày 01/11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Pháp nạn tạm qua, sự sinh hoạt tu học của Tăng Ni trong tỉnh dần dần đi vào ổn định.

Xét thấy Giáo hội tỉnh nhà chưa có một cơ sở Tỉnh hội để làm việc, Ngài đã gia tâm thương thuyết với chính quyền thời bấy giờ, xin khu đất tại thôn Mỹ Thạch, xã Kỳ Hương (nay là phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ) để làm trụ sở Tỉnh hội. Ngài chủ trì và vận động khởi công xây dựng ngôi chùa vào ngày 17/11/1963, do Hoà thượng Thích Đôn Hậu chứng minh lễ đặt đá. Năm 1965, công tác xây dựng trụ sở Tỉnh Giáo hội tạm hoàn thành, đặt tên là chùa Đạo Nguyên.

Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được Viện Hoá Đạo cử làm chánh đại diện tỉnh Quảng Tín cho đến ngày thống nhất đất nước (4/1975). Trong thời gian này, ngoài việc chăm lo công tác hành chánh của Giáo hội, Ngài còn chú trọng đến việc thiết lập hoằng pháp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ tu học, hình thành nên hệ thống Niệm Phật đường tự viện tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Bên cạnh đó, Ngài luôn chú tâm đến việc đạo tạo Tăng tài nhân sự, nên thường xuyên mở khóa giảng dạy Kinh Luật Luận cho Tăng Ni trong các khóa An cư kiết hạ.

Năm 1977, tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Đà Nẵng sát nhập làm một, Chư Tăng Ni 3 tỉnh họp lại, thành lập Ban đại diện Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng, Ngài giữ chức vụ phó đại diện Phật giáo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được tổ chức và Ngài được Đại hội cử làm Phó Thường trực Ban Trị Sự mãi cho đến ngày chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Cùng lúc đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam được thiết lập năm 1997, Trung ương Giáo hội đã giao nhiệm vụ cho Ngài làm trưởng ban vận động thành lập Tỉnh hội Phật giáo Quảng Nam. Nhờ nhiệt tâm vì đạo Pháp và đức tính khiêm hạ của mình, Ngài đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất thành tựu tốt đẹp. Tại đại hội này, Ngài được suy cử làm Trưởng Ban Trị Sự. Sau khi thành lập Tỉnh hội, Ngài liền thúc đẩy thành lập Trường cơ bản Phật học Quảng Nam và đảm trách Giáo thọ các môn Luật học. Bên cạnh đó, Ngài tiến hành tổ chức các kỳ Đại Giới đàn vào những năm 2000, 2004 để truyền trao giới cho Tăng Ni sinh đang theo học, ngõ hầu tạo tiền đề phát triển nhân lực cho Giáo hội tỉnh nhà.

Là một trong những vị thạch trụ của Phật giáo Miền Trung, năm 1981, Ngài được Giáo hội tín nhiệm cử vào chức vụ Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN. Năm 1996, Ngài được thỉnh cử làm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TW GHPGVN và phụ trách qua các nhiệm kỳ cho đến nay. Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 – 2017, Ngài được suy cử vào thành viên Hội đồng Chứng minh và chức vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Hoằng truyền giới luật

Về phương diện Giới luật, là một Tăng sĩ tinh thông học giới, Ngài luôn lấy Giới làm trọng, tích cực phát huy vai trò hàng đầu của Giới luật. Vì thế, Ngài thường được các nơi cung thỉnh tham gia công tác truyền giới hoằng luật như: làm Giáo thọ trong các trú xứ an cư kiết hạ của Chư Tăng địa phương, làm dẫn thỉnh sư Đại Giới Đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng, 1970), Ban khảo hoạch Đại Giới đàn Thiện Hoà (Sài Gòn, 1980), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới đàn Phước Huệ (Đà Nẵng, 1996), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới Đàn Tịnh Khiết (Huế – 2000), Đàn đầu Hoà thượng Đại Giới đàn Minh Giác (Quảng Nam, 2000), Giáo thọ A Xà Lê Đại Giới đàn Khánh Anh (Bình Định, 2000), Đàn đầu Hoà thượng Đại giới đàn Ân Triêm (Quảng Nam, 2000), Chứng Minh Đại Giới Đàn Trí Thủ (Đà Nẵng, 2008) và được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Phước Trí (Đà Nẵng, ngày 17,18,19 tháng 6 năm 2013), Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Kế Châu (Bình Định), ngày 21 – 23/09/2013, Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Vĩnh Gia (Quảng Nam), ngày 26 – 28/09/2015. Có thể nói, dù bất cứ lĩnh vực nào, thời kỳ nào Hoà thượng luôn là người hết mình cho công việc. Ngài luôn đặt sự tồn vong của đạo pháp lên hàng đầu, lấy hoằng pháp làm sự nghiệp, xem Giáo dục Tăng Ni là nền tảng của sự phát triển đạo Pháp, xem Giới luật là giềng mối của sự lớn mạnh Tăng già, Ngài là tấm gương về sự tận tuỵ, khiêm hạ, đạm bạc xứng đáng cho hàng hậu tấn noi theo.

Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên - Phó Pháp chủ Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã thu thần viên tịch vào lúc 6 giờ 15 phút sáng ngày 18-4-2021 (nhằm ngày mùng 7-3-Tân Sửu) tại chùa Đạo Nguyên (phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Ca Sa Nhớ Người.

Phù Cát Giả, Thác Sinh Tuệ Dưỡng.
Chốn Bụi Hồng, Quy Ngưỡng Tam Tôn.
Nhân Duyên Thoát Tục Niệm Ơn,
Đình Như - Ban Tặng, Mang Ân Trọn Đời.

Từ Thửa Nhỏ, Ngõ Lời Thông Huệ.
Cảnh Tùng Lâm, Nhất Kệ Trì Danh.
Thuộc Lầu Kinh Phật Tâm Thành.
Phát Nguyện Trì Giới, Hạnh Lành Xuất Gia.

Cần Cầu Thỉnh, Ngôi Nhà Chánh Pháp,
Chốn Thâm Nghiêm, Bửu Tháp Uy Linh,
Nương Ngài Quảng Đức Trì Kinh,
Học Thời Hành Điệu, Lộ Trình Tiến Tu.

Năm Năm Bước, Huấn Từ Ngôn Giáo,
Nào Ngờ Đâu, Khoác Áo Quy Tây.
Thủ Thời Luyện Ngọc Thờ Thầy,
Đến Kỳ Bái Kiến, Tháng Ngày Tịnh Chơn.

Hưng Long Cảnh, Tâm  Hồn Khôn Lớn.
Nếm Tương Chao, Thấm Đượm Tình Chung.
Lời Ngài - Giác Tánh- Đại Hùng,
“Quảng Thành “Trao Nhận, Sáng Bừng “Thiện Duyên”.

Kỳ Thọ Giới, Đắc Thiền An Trú,
Tham Vấn Cầu, Kệ Phú -“Quán Ngôn”.
Thong Dong Tất Dạ Tinh Khôn,
Khởi Lòng Học Đạo, Thâm Ân Luyện Tầm.

Viện Nha Trang, Thanh Âm Hùng Hậu,
Luật Kinh Thư, Gối Đầu Ngày Đêm.
Ba Năm Sáng Chói Cửa Thiền.
Vững Hồng Danh Ngọc, Sóng Êm Biển Gầm.

Chốn Xứ Huế, Hương Thầm Mùi Đạo.
Báo Quốc Thời, Bước Dạo Nấu Kinh.
Trăng Vàng Soi Tận Chính Mình,
Luyện Tâm Bền Chí, Đăng Trình Viễn Du.

Hộ Quốc Đàn, Dáng Từ Trượng Khí,
Ngôi Đàn Đầu, Đệ Nhị -Giác Nhiên.
Học Ngài Trí Thủ Châu Viên,
Hành Thời Thuyết Giảng, Tịnh Thiền Đạt Âm.

Giảng Sư Đoàn, Vui Tầm Sóng Gió,
Niềm Trung Kỳ, Chẳng Khó Gian nguy.
Khởi Lòng Tôn Quý Quy Y,
Thiện Duyên Trao Mạch, Pháp Trì Trọng Tăng.

Dấu Thời Bước, Nhớ Rằng Kính Phật.
Độ Quần Mê, Khỏi Tật Tham Sân.
Ban Trao Đại Diện Xứng Tầm,
Nghìn Xưa Mây Trắng, Cỡi Tâm Hoá Thành.

Bao Chức Vụ, Chẳng Đành Khó Nhọc,
Chí Khiên Trì, Tự Học Kinh Hoa,
Tự Tay Dựng Tháp Bảo Toà,
Đạo Nguyên Viện Chủ, Ngôi Nhà Tỉnh Tu.

Yết Ma Thỉnh, Huấn Từ Trao Giới.
Giáo Thọ Sư, Dự Thời Truyền Bang
Đàn Đầu Hoà Thượng Nghiêm Trang
Kế Châu- Phước Trí, Y Vàng Ngữ Ngôn.

Phó Pháp Chủ, Suy Tôn Cung Thỉnh,
Sáng Mạch Huyền, Thức Tỉnh Linh Sơn.
Trăng Treo Y Bát Cung Đờn,
Phòng Thiền Vắng Dáng, Nhớ Ôn Cõi Này.

An Trú Định, Bậc Thầy Quảy  Dép.
Chốn Liên Trì, Tâm Ghé Thuyền Đi.
Như Nhiên Niệm Phật A Di,
Buông Xả Tự Tại, Chẳng Bì Vướng Ai.

Giác Ngộ Tịch, Chẳng Phai Lời Dạy.
Thất Chúng Từ, Ngộ Thảy Pháp Hoa.
Kim Quan Đỉnh Tuệ Hà Xa
Lưu Danh Bảo Tháp, Ca Sa Nhớ Người.

                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 19-04-2021
                 Ngày Âm Lịch: 08-03- Tân Sửu.
Hàng Hậu Học Chúng Con: Tỳ Kheo Thích Mình Thế Cung từ kính tiễn Trưởng Lão Cao Đăng Bảo Sở, Hội Thuỳ Liên Hoa, Ao Sen Cửu Phẩm, Cánh Hạc Thong Dong.
      Ngài Phó Pháp Chủ thượng Thiện hạ Duyên, là vị cao tăng, học hiểu về giới luật, hành trì niên mật, phụng sự giáo hoá hàng đệ tử thất Chúng vang danh, nên được cung thỉnh vào Đàn Đầu Hoà Thượng tại Các giới đàn, Giáo Thọ Sư, Yết Ma A Xà Lê, Thất Chứng Tôn Sư, Dẫn Thỉnh Giới Sư.
      Trong các đại Giới Đàn từ Các Tỉnh Niềm Trung, và Tham dự các giới đàn chư vị Sơn môn tổ chức qua các thập niên trước.
        Chúng con may mắn phúc duyên hội đủ, năm 2006-2010-2014-2017-2018-2019. Lắng nghe những lời dạy, những kim chỉ nam để chúng con Vân trình lộ hành Du hoá.
        Duyên lành thù thắng năm 2016 chúng con phát Nguyện khắc mộc bản kinh, được sự hướng dẫn chư vị tôn túc, chúng con đã trở về Chùa Đạo Nguyên, Tam kỳ- Quảng Nam, diện kiến Ngài để chúng con thành tâm cung thỉnh Ngài vào Ngôi vị chứng minh khắc mộc bản Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Cú, và Một số bộ kinh do chúng con phát nguyện, Ngài hứa khả và chỉ dạy cho chúng con những lời thâm Thuý, cho chúng con nhiều bài học.
      Chúng con được sự hướng dẫn của Thượng Toạ Trú Trì chùa Đạo Nguyên, dẫn chúng con vào diện kiến trình bạch, Ngài chấp tay lắng nghe và hỏi:
       Thế có Đức Pháp Chủ, Ngài Lương Phương, Ngài Trí Hải, Ngài Đức Chơn...., hôm nay cung thỉnh Ôn vào chứng minh, Ôn hoan hỷ thọ trì, gia chú mật ứng thị nguyện cho con Tùng tâm như ý, gốc rễ Chánh Pháp Hưng Long.
      Lắng nghe lời Ngài Huấn từ, Ngài bảo rằng:
      “Muốn làm học trò Phật, phải quy tâm dưỡng tánh, lấy giới học làm nền tảng thước đo, Người nào có chính là học trò ngoan, mong con lưu lại nhớ lời Ôn..!”
      Ngài dạy tiếp:
       “Chánh pháp tồn tại là Tăng trì niệm, giữ gìn như những gì con khắc chú kinh Lăng Nghiêm, chính thần chú ấy là bảo hộ Tăng già, vì vậy ta khâm khen ngợi tán, như việc làm của chính Tên con...”
       Ngài bảo:
       “Minh Thế là đi giữa thế gian sáng như trăng, trong mộng mà không bận, trong tỉnh mà không say, trong đốn mà không lụy, trong ngộ mà chẳng thang...., con làm được vậy thì lộ trình tiếng từ sáng mãi, đúng là pháp khí ẩn danh..”
       Chúng con chấp tay lắng nghe rồi Ngài dạy tiếp, Ta trao cho con nhớ giữ gìn, rồi Ngài đọc và con đã ghi nhớ:
      “Bản Thể Tâm Nhi Hiện
       Tánh Du Hoá ngàn Du
       Khắc Cầu Chủng Phật Ngộ
       Minh Thế Độ Nhơn Từ...”
Giữa khung gian bao La thành tịnh ấy, đất trời mưa nhẹ, như chứng tri tâm thành cho chúng con.
      Ngài cười rồi nói: “ Kinh phí nhiều không con...? “
      Con chấp tay rồi bạch:
      “Bạch Ôn, chúng con phát nguyện có chư thiên gia trì, nên cái gì cũng đủ.”
      Thế rồi Ngài dạy rằng:
      “ Cho Ta phát Tâm mấy chữ cúng Chư Phật, nhỏ mà to, tâm cung kính mới vĩ đại vô ngần...”
       Rồi Ngài vào phương thất mang cho chúng con một phong bì nhỏ, chúng con đã tác phúc khắc kinh dâng lên Tam Bảo, cầu Nguyện Ngài luôn là bóng đại thụ cho chúng con nương theo.
       Chúng con y giáo phụng hành và cúi đầu cung thủ, lắng nghe và ghi vào tâm tâm thức.
        Hôm nay hay tin Ngài Quẫy Dép Về Tây, chúng con chúc từ cung tán bài Phú thơ dâng lên Ngài, ngưỡng nguyện Ngài chứng giám..!
      Nam mô từ Lâm Tế chánh tông tứ thập ngũ thế, Liễu Quán pháp phái, Đắc Giới Đàn Đầu Hòa Thượng, Đạo Nguyên đường thượng, húy thượng QUẢNG hạ THÀNH, tự THIỆN DUYÊN, hiệu QUÁN NGÔN, Trưởng lão Hoà thượng tân viên tịch.
       Hà Nội ngày nhớ, tâm hướng về Tam Bảo, phủ phục trước di ảnh thiết lập trong phương thất Hỷ Tịnh- Tại Hà Thành Phố thị, giữa những giọt mưa cuối tiết thanh minh.



***

facebook-1


***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 14105)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10733)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8070)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5940)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2562)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5524)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16675)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9125)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4643)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 8826)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567