Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Hồn Ta Rỗng Rang (bài của Ni Trưởng Giới Chấu kính dâng Ôn Thắng Hoan)

21/12/202007:15(Xem: 4865)
Tâm Hồn Ta Rỗng Rang (bài của Ni Trưởng Giới Chấu kính dâng Ôn Thắng Hoan)

TÂM HỒN TA RỖNG RANG

CÙNG CÔ NÀNG ĐI KHẮP PHỐ PHÀNG

 

            Kính bạch Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Thắng hạ Hoan, Chánh Văn Phòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ:
 
            Con là học trò lâu năm của Hòa Thượng tại Trụ Sở Ni Bộ Từ Nghiêm từ năm 1972 đến 1975, Hòa Thượng dạy Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cho lớp Trung Đẳng chúng con học, là môn học khô khan và đôi lúc dính chút chính trị mà bản thân chúng con không mấy để tâm học hỏi.  Để cho lớp học có sinh khí và học sinh đến lớp đông đủ, Hòa Thượng thường kể chuyện khi Hòa Thượng mới xuất gia tu học.  Hòa Thượng kể rằng: “Tui là một chú tiểu không chịu học, tui học Kinh Lăng Nghiêm cả năm không thuộc.  Khi nào Thầy tui cột chân tui vô ghế thì tui thuộc vài hàng, không cột chân tui lại thì tui không học được.”  Cả lớp cười vui vẻ và Hòa Thượng cũng cười thoải mái. 

 

            Thuở ấy Hòa Thượng đã làm thơ và thường đọc cho cả lớp nghe.  Chư huynh đệ chúng con rất thích tâm hồn nghệ sĩ của Hòa Thượng, thơ văn đượm mùi tình cảm mộc mạc của người  dân quê, nhưng tràn đầy sự giác ngộ giải thoát.  

Tâm hồn ta rỗng rang

Cùng cô nàng đi khắp phố phang
                     (thơ của Hoà Thượng Thắng Hoan)

            Không tu tập làm gì có được tâm rỗng rang?  Cô nàng của Hòa Thượng không ai ngoài bản tâm thanh tịnh sẵn có, bởi vậy Hòa Thượng dạo chơi với cô nàng mà tâm luôn thanh tịnh!

 

            Cuộc đời vô thường, đất nước đổi thay, Thầy trò xa cách, Hòa Thượng nghỉ dạy trường Trung Cấp, chúng con là chim non tự tìm tổ để an trú.  Mỗi người mỗi phương, nhưng nhân duyên Thầy trò lại gặp nhau nơi đất khách quê người. Lần đầu tiên con lại gặp Hòa Thượng tại Hoa Kỳ vào năm 1992, năm ấy con đang trông coi Niệm Phật Đường Worcester, Massachusetts.  Trong lúc Hòa Thượng hoằng pháp ở các tỉnh Đông Bắc Hoa Kỳ, nghe Phật tử nói có niệm Phật Đường trong thành phố, Hòa Thượng dạy chú Phật tử chở đến thăm.  Gặp Hòa Thượng, con vui đến muốn khóc.  Hòa Thượng an ủi con vì thấy con sống một mình trong căn gác do Phật tử thuê làm Niệm Phật Đường. Trong 15 phút thăm viếng, Hòa Thượng dạy con nhiều điều quý giá, nhưng con nhớ mãi một điều đã giúp con vững tâm làm Phật sự tại Hoa Kỳ. 


Ni truong Gioi Chau-ht thang hoan
Tác giả Thích Nữ Giới Châu chụp hình lưu niệm 
cùng Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan



 

            Hòa Thượng dạy, “Đừng bỏ đồng bào mình nơi xứ lạ quê người.  Phật tử không bỏ mình đâu, cố gắng tu tập và hành đạo đúng pháp, làm điểm tựa tâm linh cho Phật tử.”  Con nhớ lại lời Phật dạy trong kinh, “Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn, gia chủ rất có lợi ích cho các Thầy, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các Thầy. Này các Tỷ-kheo, các Thầy cũng rất có lợi ích cho các người Bà-la-môn gia chủ, vì các Thầy thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh…”  (Tiểu Bộ Kinh, trang 199).

 

            Kính bạch Hòa Thượng, lần thứ hai, con gặp Hòa Thượng trong mùa An cư tại Chùa Quan Âm, ở Montreal, Canada.  Hòa Thượng dạy Duy Thức cho Tăng Ni.  Một Thầy hỏi: “Bạch Hòa Thượng, tu theo Duy Thức, hành giả chuyển thức thành trí, thấy rõ chơn tâm, nhưng tại sao thể nhập chơn như khó quá? Hòa Thượng dạy:

 

“ Chơn như bất thủ tự tánh

Hốt sanh nhứt niệm vô minh.”

 

            Dù con hiểu được một niệm sanh khởi là vô minh hiện, nhưng trong tiến trình tu tập, niệm niệm sanh diệt như dòng nước chảy xiết, thật khó để tâm rỗng rang như tâm của Hòa Thượng để cùng cô nàng dạo khắp đó đây. 

 

            An cư xong, mỗi người trở về trú xứ, con lại có nhân duyên gặp Hòa Thượng trên cùng chuyến bay về Mỹ.  Hòa Thượng đổi chỗ ngồi để giải thích cho con hiểu nguyên nhân Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập. 

            Trước năm 1963, theo dụ số 10, Phật giáo chỉ là hiệp hội thôi. Như Hòa Thượng Trí Quang trình bày, Phật Giáo “y như các hội tiểu thương, Ái hữu, Văn hóa, Giải trí...gọi chung là “hiệp hội”. Rõ ràng, Dụ số 10 cho… Phật Giáo, chỉ là tín ngưỡng lặt vặt” (Trí Quang Tự Truyện).  Vì là Hiệp hội nên Phật Giáo không được công nhận là tôn giáo chính thống của đất nước Việt Nam, trong khi 75% dân chúng Việt Nam theo Phật Giáo hoặc theo đạo Lương thờ cúng Ông Bà.  Chính quyền từ chối cấp giấy phép hoạt động cho Hiệp hội tôn giáo, những nhân viên trong chính phủ có quyền kiểm soát Hiệp hội tôn giáo, và tài sản của Hiệp hội bị hạn chế.  Chính vì Phật Giáo không được sinh hoạt tự do, quý Hòa Thượng đã tranh đấu thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. 

            Hòa Thượng nói hăng say trên chuyến bay, con cố gắng lắng nghe nhưng chưa tiếp nhận được nhiều.  Sau này, mỗi mùa An cư tại Hoa kỳ, Hòa Thượng thường đem hết tâm huyết để nhắc nhở, kêu gọi Tăng Ni hiểu rõ ý nghĩa của Giáo Hội và luôn nghĩ đến công ơn Quý Hòa Thượng tại quê nhà đã hy sinh tranh đấu, đưa Phật Giáo thành một Tôn Giáo chân chính của dân tộc Việt Nam, và quan trọng hơn hết là Tăng Ni cần phải duy trì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đừng để Giáo Hội bị phai mờ trong tâm Phật tử Việt Nam. 

            Kính bạch Hòa Thượng, công hạnh của Hòa Thượng đối với Phật Giáo Việt Nam, với Tăng Ni tại quê nhà và nơi hải ngoại vô cùng to lớn, chúng con mạo muội viết lên vài kỷ niệm nho nhỏ đáng nhớ trong tình Thầy trò.  Kính mong Hòa Thượng hoan hỷ nhận tấm lòng quý kính

của con. 

            Nhân ngày sinh nhật của Hòa Thượng, chúng con thành tâm kính nguyện Hồng Ân Tam Bảo gia hộ Hòa Thượng pháp thể khinh an, phước thọ tăng long, làm cây đại thọ cho đệ tử chúng con được nương tựa và vươn lên. 

 

            Con thành kính đảnh lễ Hòa Thượng.

            Thích Nữ Giới Châu 

 

 

*Tham khảo tài liệu:
 1/Tiểu Bộ Kinh, https://thuvienhoasen.org 

 2/Trí Quang Tự Truyện. https://quangduc.com/a34758/tri-quang-tu-truyen

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6142)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8056)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6622)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6058)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 6281)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7043)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 7084)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 9180)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 5818)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 10413)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567